Làm quen với toán.
ĐO CHIỀU CAO ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH
BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO. (THƯỚC ĐO)
ĐO CHIỀU CAO ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH
BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO. (THƯỚC ĐO)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết dùng thước để đo chiều cao của đồ dùng.
- Kỹ năng: Rèn trẻ kĩ năng đo (biết điểm đặt thước, điểm kết thúc).
-Thái độ: GD trẻ hứng thú học, biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Một cái bàn, một cái ghế, thước.
* Đồ dùng của trẻ:
- Dây, thước đo.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình. - Dẫn dắt trẻ vào bài. 2. HĐ2: NDC: Đo chiều cao đồ dùng gia đình bằng một đơn vị đo (Thước đo). * Ôn so sánh chiều cao của đối tượng. - Cô đặt cái bàn và cái ghế gần với nhau yêu cầu trẻ so sánh chiều cao của cái bàn và của cái ghế xem cái nào cao hơn, cái nào thấp hơn. * Đo chiều cao đồ dùng gia đình. + Đo cái bàn: - Cô có cái gì đây? - Cái thước này dùng để làm gì? - Các con có muốn biết cái bàn này cao bao nhiêu không? - Để biết được các con hãy quan sát cô đo nhé. - Cô sẽ đo cái bàn từ dưới lên trên - Đầu tiên cô dùng thước đặt sát vào chân bàn và dùng phấn đánh dấu lên chân bàn điểm cuối cùng của thước, tiếp đó lại đặt một đầu thước trùng vào dấu cô đã đánh. Cứ như thế cho đến khi hết chiều cao của cái bàn. Chiều cao của cái bàn chính là số khoảng cách cô đã đánh dấu được. (Cô đếm và xác định số khoảng cách chính là chiều cao của cái bàn). - Cô cho từng trẻ lên thực hành đo, vừa đo vừa xác định số khoảng đã đo được. + Đo cái ghế: Cô hướng dẫn tương tự như đo cái bàn. * GD: Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình. * Trò chơi: + Trò chơi 1: Ai cao hơn. - Cách chơi: Cô cho trẻ được đo chiều cao của một vài bạn trong lớp và xác định kết quả đo. - Cô tổ chức cho trẻ đo. + Trò chơi 2: Chung sức. - Cách chơi: Cô chia tổ làm 3 đội, mỗi đội cô phát cho 1 đoạn dây có chiều dài khác nhau, cô yêu cầu trẻ chung sức đo đoạn dây và xác định kết quả đo. - Luật chơi: Đội thắng cuộc là đôi đo và xác định kết quả đo đúng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. 3. HĐ3: Kết thúc. - Cô động viên khen trẻ và chuyển hoạt động. | Trẻ đàm thoại cùng cô. Trẻ lắng nghe. Trẻ quan sát. Cái thước ạ. Để đo ạ. Có ạ. Trẻ lắng nghe và quan sát. Từng trẻ lên đo và xác định kết quả đo. Trẻ làm theo hướng dẫn. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ đo. Trẻ lắng nghe. Trẻ chơi. Trẻ lắng nghe và chuyển hđ. |
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- Hoạt động có chủ đích: Vẽ đồ dùng gia đình trên sân.
- Trò chơi vận động: Tìm đúng số nhà.
- Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống
- Chơi tự do: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời như: đu quay, cầu trượt…
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên và biết vẽ những đồ dùng mình thích trên sân trường.
- Kĩ năng: Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.
- Thái độ: GD trẻ không quăng ném phấn trong hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Rổ phấn.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng, nhắc nhở trẻ không xô đẩy nhau.
- Cô cho trẻ hát bài hát “Nhà của tôi” và đi theo hàng đi ra sân.
* HĐ2: Vẽ đồ dùng trong gia đình trên sân trường.
- Các con hãy kể tên những đồ dùng trong gia đình mình nào? (Trẻ kể: Cái bát, cái đĩa, cái chậu, cái xong, cái tủ, cái giường...)
- Cô hỏi về một số đặc điểm cơ bản và công dụng của những loại đồ dùng đó.
- Các con có muốn vẽ về những đồ dùng đó không? (Có ạ)
- Cô có rổ gì đây? (Rổ phấn ạ)
- Bây giờ cô sẽ cho các con dùng phấn để vẽ những đồ dùng gia đình xuống sân.
* GD: Trong khi vẽ không bạn nào được quăng ném phấn.
* Trò chơi:
+ Trò chơi động: Tìm đúng số nhà.
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà, trên mỗi ngôi nhà có gắn 1 loại đồ dùng gia đình. Cô phát cho mỗi trẻ một lô tô đồ dùng gia đình. Cho trẻ đi xung quanh sân trường, vừa đi vừa hát bài “Nhà của tôi”, khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì trẻ phải chạy về nhà có gắn lô tô đồ dùng giống với lô tô đồ dùng trẻ cầm trên tay.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Động viên khuyến khích.
+ Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống.
+ Chơi tự do: Cô giới thiệu về các đồ chơi ngoài trời: thuyền rồng, khu cầu trượt.
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ chơi ngoài trời, thường xuyên nhắc nhở trẻ, bao quát trẻ khi chơi.
* HĐ3: Kết thúc.
- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Hoạt động chính: Cho trẻ làm quen với chữ cái u.
- Cô cho trẻ đọc cùng cô bài thơ: “Bé yêu bà”.
- Tìm chữ ê trong câu “Bé yêu bà”; Và tô màu bức tranh.
- Khoanh tròn chữ ê trong các câu.
- Tô màu chữ u rỗng.
-TC: Cho trẻ chơi trò chơi dân gian đọc ca dao đồng dao.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
Nhận xét cuối ngày: