HĐ1: LQVH
Truyện: SỰ TÍCH BÁNH TRƯNG BÁNH DÀY
Truyện: SỰ TÍCH BÁNH TRƯNG BÁNH DÀY
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện, nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu truyện.
- Kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết quý trọng hạt gạo, biết giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp và hứng thú tham gia vào hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Máy tính, hình ảnh minh họa nội dung truyện.
- Hình ảnh về ngày tết.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú: - Cho trẻ quan sát hình ảnh về ngày tết. - Trò chuyện về hình ảnh. - Giới thiệu truyện : Sự tích bánh trưng bánh dày. | - Trẻ quan sát và trò truyện. - Trẻ lắng nghe |
2. HĐ2: Kể chuyện : Sự tích bánh trưng bánh dày. * Cô kể mẫu. - Lần 1: Cô kể diễn cảm. - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Lần 2: Cô kể kết hợp với hình ảnh minh họa nội dung truyện. | - Trẻ lắng nghe. - Sự tích bánh trưng bánh dày ạ. - Trẻ lắng nghe và quan sát. |
* Giúp trẻ hiểu nội dung truyện: - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào? - Vua Hùng đã nói gì với các hoàng tử? - Các hoàng tử đã làm gì? Trích : Từ đầu …được ngai vàng. - Lang Liêu mơ sẽ làm gì để dâng lễ vật lên Vua cha? - Lang liêu lấy gì để làm bánh? Trích : Trong khi đó…đùm bọc con cái. - Vua đã chọn lễ vật của ai? - Cuối cùng vua đã truyền ngôi cho ai? Trích : Đến ngày hẹn…hết. - Nếu con là Vua Hùng con sẽ làm gì? - Nếu con là Lang Liêu con sẽ làm thế nào? =>Giáo dục: Qua câu chuyện, muốn nhắc nhở chúng ta phải luôn biết quý trọng hạt gạo vì hạt gạo đã nuôi sống con người và phải biết kính trọng, yêu mến các bác nông dân và chăm chỉ lao động. Vì thế, khi các con ăn cơm thì phải ăn hết xuất, không được để cơm rơi vãi ra ngoài. - Cho trẻ làm động tác giã gạo. | - Sự tích bánh trưng bánh dày. - Trẻ kể : Vua Hùng, Lang Liêu,... - Hiền lành chăm chỉ. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Bánh hình vuông và bánh hình tròn. - Trẻ kể. - Trẻ lắng nghe. - Của Lang Liêu. - Cho Lang Liêu. - Trẻ trả lời theo khả năng. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ làm động tác giã gạo. |
* Trò chơi: Xếp tranh theo trình tự nội dung truyện. - Cách chơi: Ở phía trên màn hình của cô là những ô trống, phía dưới màn hình của cô là các bức tranh về nội dung câu chuyện, nhiệm vụ của các con là lên xếp các bức tranh vào các ô trống sao cho đúng trình tự nội dung truyện. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. | - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. |
3. HĐ3: Kết thúc. -Cô động viên khen trẻvà chuyển hoạt động. | - Trẻ chuyển hoạt động. |
HĐ2: LQVT
TÁCH 1 NHÓM ĐỐI TƯỢNG THÀNH 2 NHÓMTRONG PHẠM VI 5
1.Mục tiêu:
- Kiến thức:
+Trẻ biết cách tách 1 nhóm đối tượng thành 2 nhóm bằng nhiều cách trong phạm vi 5.
+ Biết đếm theo thứ tự từ 1- 5.
- Kỹ năng: Trẻ đếm thành thạo, có kỹ năng, thao tác tách nhanh theo yêu cầu của cô.
- Thái độ: Trẻ hứng thú trong quá trình học. Giáo dục trẻ biết đoàn kết với bạn bè.
2. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
+ Rổ đồ dùng: thẻ số 1,...5; 5 lô tô hoa đào, 5 lô tô bánh chưng.
Đồ dùng của trẻ:
+ Rổ đồ dùng như của cô nhưng nhỏ hơn.
3. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.HĐ1: Gây hứng thú, ôn tập - Cho trẻ nhận biết hoa đào, bánh chưng và đếm trong phạm vi 5. 2.HĐ2: Tách 1 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm. Chia rổ đồ dùng cho trẻ. - Rổ đồ dùng có những gì? * Tách theo yêu cầu: Cô xếp số hoa đào thành 1 hàng ngang từ trái sang phải và yêu cầu trẻ xếp giống cô. - Đếm số hoa đào cho cô? - Tương ứng với thẻ số mấy? Đặt thẻ số tương ứng. - Tách 1 hoa đào đẩy lên phía trên, các con tách và đếm xem còn lại mấy bông hoa? - Tương ứng với thẻ số mấy? - Cất thẻ số mấy và đặt thẻ số tương ứng. - Nhóm mới có mấy bông? - Tương ứng với số mấy? Đặt thẻ số tương ứng. - Gộp nhóm mới về nhóm cũ các con đếm lại cho cô nào? - Tách 2 bông hoa thực hiện tương tự cách tách 1 bông hoa. Cho trẻ xếp và tách số bánh chưng tương tự hoa đào. - Có mấy cách tách? =>Tách 1 nhóm có 5 đối tượng thành 2 nhóm có 2 cách 1-4, 2-3. * Tách theo ý thích: - Cho trẻ xếp tùy ý hoa đào hoặc bánh chưng và tách theo ý thích. - Hỏi trẻ cách tách của mình. - Cho trẻ đếm và đặt thẻ số. - Bao quát hướng dẫn trẻ còn lúng túng. - Cho trẻ cất dần và đếm số hoa đào, bánh chưng. *Trò chơi luyện tập TC1“Thi xem ai nhanh hơn”. - Cách chơi: Cô đã chuẩn bị 4 bức tranh: 2 bức tranh cây đào chưa có hoa, và 2 bức tranh các đồ bánh kẹo ngày tết nhưng chưa có bánh chưng. Mời 2 đội lên chơi 1 đội sẽ chia đôi số hoa đào trong rổ và gắn lên 2 cây, còn 1 đội sẽ chia đôi số bánh chưng và bày thêm vào mâm bánh kẹo. - Luật chơi: Đội nào gắn đúng và xong trước là đội thắng cuộc. - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ. 3.HĐ3: Kết thúc - Cho trẻ cất dọn đồ dùng cùng cô và ra chơi. | - Trẻ nhận biết và đếm. - Có hoa đào,bánh chưng, thẻ số - Trẻ quan sát và xếp giống cô. - 1..5 tất cả là 5 bông hoa đào. - Thẻ số 5, trẻ đặt thẻ số tương ứng. - Trẻ tách, 1..4 tất cả là 4 bông hoa. - Thẻ số 4. - Cất thẻ số 5 đặt thẻ số 4 ạ. - 1 bông hoa đào ạ. - Thẻ số 1. - 1..5 tất cả là 5 bông hoa đào. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. - 2 cách ạ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ xếp và tách theo ý thích. - Trẻ trả lời. - Trẻ đếm và đặt thẻ số. - Trẻ cất và đếm. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ thực hiện. |
III. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ôn : Sự tích bánh chưng bánh dày, tách 1 nhóm đối tượng trong phạm vi 5.
- Cho trẻ chơi trò chơi dân gian.
- Nêu gương cuối ngày- KTVS- Trả trẻ.
*Nhận xét trẻ cuối ngày :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................