VẬN ĐỘNG
ĐI TRÊN VẠCH KẺ THẲNG
ĐI TRÊN VẠCH KẺ THẲNG
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết đi trên vạch kẻ thẳng.
- Kỹ năng: Rèn sự khéo léo, thăng bằng.
- Thái độ: Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập.
2. Chuẩn bị:
- Phấn vẽ vạch.
- Sân sạch thoáng mát.
- Trang phục gọn gàng.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú, khởi động. - Trò chuyện về chủ đề một số loại cây. - Bây giờ cô sẽ cho các con làm đoàn tàu nhé (Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi). 2. Hoạt động 2: Trọng động. * BTPTC: - Tay: Hai tay đưa ngang gập khuỷ tay. - Chân: Bước khuỵu chân trái sang bên trái, chân phải thẳng. - Bụng: Ngồi duỗi chân, quay người sang 2 bên. - Bật: Bật tách chân, khép chân. * VĐCB: Đi trên vạch kẻ thẳng. - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. - Làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị, khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” thì cô đi trên vạch đã kẻ sẵn không đi ra ngoài. - Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì? - Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem. - Cho từng trẻ lên thực hiện. - Cho trẻ yếu thực hiện 2 lần . => Cô bao quát sửa sai động viên trẻ. - Hỏi lại tên vận động. * Trò chơi : “Bắt bướm”. - Cách chơi: Cô chuẩn bị 1 con bướm bằng bìa và buộc vào một sợi dây, đầu kia của sợi dây buộc vào một cái que. Cô cầm que có con bướm và nói : “Chúng ta có một con bướm đẹp đang bay, khi con bướm đấy bay đến trước mặt ai thì người đấy hãy nhảy lên bắt bướm”. Cô cầm que có con bướm giơ lên, hạ xuống ở nhiều chổ khác nhau để cho trẻ vừa nhảy được cao vừa nhảy được xa. - Luật chơi: Nếu con nào chạm tay vào bướm là coi như đã bắt được bướm và được khen. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô nhận xét, động viên trẻ. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng xung quanh sân trường. | - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Vâng ạ. - Trẻ thực hiện 2x 8 nhịp. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ lắng nghe và quan sát. - Trẻ trả lời. - Trẻ khá lên thực hiện. - Từng trẻ lên thực hiện. - Trẻ yếu lên thực hiện. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ đi nhẹ nhàng |
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời :
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây đa sân trường.
- Trò chơi vận động: Cây cao cỏ thấp.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời .
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ nhận biết được đặc điểm của cây đa.
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.
c.Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo, bóng nhựa…
- Cây đa trên sân trường.
3. Tổ chức hoạt động:
HĐ1: Gây hứng thú.
- Các con hãy nối đuôi nhau làm đoàn tàu ra sân nào, các con nhớ là không được du đẩy nhau nếu không sẽ bị ngã đấy! Vâng ạ.
- Bây giờ các con có muốn nghe cô kể chuyện không? Có ạ
- Cô kể cho trẻ nghe về truyện “Chú cuội cung trăng”. Trẻ lắng nghe.
- Câu chuyện cô kể có hay không? Có ạ.
- Các con thấy câu chuyện này nói về ai? Chú cuội ạ.
- Chú cuội ngồi ở đâu? Ngôi ở gốc cây đa ạ.
HĐ2: Quan sát cây đa.
* Quan sát cây đa.
- Các con ạ! ở trường mình cũng có một cây đa cổ thụ rất đẹp đấy các con hãy quan sát xem cây đa ấy ở đâu? Trẻ quan sá.
- Cô con mình cùng quan sát và trò chuyện về cây đa này nhé! (Vâng ạ)
- Các con thấy cây đa này như thế nào?(Rất to)
- Tán cây đa to hay nhỏ? (To ạ)
- Các con thử đoán xem cây đa này mới trồng hay lâu năm rồi? (Lâu năm rồi ạ)
- Rễ cây đa mọc như thế nào? (Rất dài)
- Lá đa có màu gi? (Màu xanh)
- Thân cây to hay nhỏ? (To ạ)
- Cây đa có cần ai chăm sóc không? (Có ạ)
- Các con có chèo cây không? Có bẻ cành ngắt lá cây không? (Không ạ)
- Các con có vứt rác bừa bãi vào gốc cây không? (Không ạ)
*GD: Cây đa trên sân trường chúng ta là một cây đa cổ thụ có từ rất lâu rồi. Cây mang lại nhiều bóng mát cho các con lấy chỗ vui chơi, thể dục. Các con phải luôn chăm sóc và bảo vệ cây đa này nhé! (Vâng ạ)
* Trò chơi:
+ Trò chơi vận động: Cây cao, cỏ thấp.
- Cô nêu cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 4-5 lần.
- Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ chơi
- Đảm bảo an toàn cho trẻ
+ Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
HĐ3: Kết thúc.
- Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Hoạt động chính: Cho trẻ học vở chủ đề.
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, kéo cưa lừa sẻ.
- Đọc ca dao đồng dao.
- Chơi tự do các góc.
- Nêu gương cuối tuần - kiểm tra vệ sinh - điểm danh.
- Phát bé ngoan - trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………