LQVH
Truyện: HẠT ĐỖ SÓT
Truyện: HẠT ĐỖ SÓT
1. Mục tiêu.
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung câu truyện.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng ngôn ngữ, trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Thái độ: Trẻ vui vẻ hứng thú, biết yêu quý và bảo vệ cây xanh.
2. Chuẩn bị.
- Hình ảnh minh hoạ truyện trên máy tính, máy chiếu.
- Nhạc bài Em yêu cây xanh.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ hát bài Em yêu cây xanh. - Trò chuyện về bài hát. - Giới thiệu truyện : Hạt đỗ sót. | - Trẻ hát cùng cô bài hát Em yêu cây xanh và trò chuyện. - Trẻ lắng nghe. - Vâng ạ. |
2. HĐ2: Truyện : Hạt đỗ sót. * Cô kể. - Lần 1: Cô kể diễn cảm toàn bộ câu truyện không sử dụng tranh minh họa. - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? - Lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh họa. | - Trẻ lắng nghe. - Truyện Hạt đỗ sót ạ. - Trẻ lắng nghe và quan sát. |
* Giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện. - Tại sao hạt đỗ lại có tên là “ hạt đỗ sót” ? - Khi sót lại một mình hạt đỗ đã làm gì? - Bà có nghe thấy không và vì sao? - Hạt đỗ cảm thấy như thế nào? Trích dẫn: Mùa thu…rất buồn. - Ai đã đưa đỗ sót ra ngoài? - Chúng mình cùng làm những chú kiến khiêng hạt đỗ ra ngoài nào? - Điều gì đã sảy ra với những chú kiến khi đưa đỗ sót ra ngoài? - Đàn kiến đã làm gì? Và nói gì với đỗ sót? Cô trích dẫn: Một hôm…các bạn của cô. - Chia tay với đàn kiến, mưa mỗi lúc một to và có những gì theo mưa phủ lên mình đỗ sót? - Mấy ngày sau chiếc áo khoác ngoài của đỗ sót như thế nào? - Khi các chú kiến trở lại nhìn thấy đỗ sót các chú ấy nói gì? - Cô trích dẫn: Đỗ sót chia tay…hết. - Qua câu truyện cô vừa kể các con có biết hạt đỗ muốn nảy mầm được nhờ những gì không? Không chỉ hạt đỗ đâu mà tất cả các vạn vật thiên nhiên như: Cỏ, cây, hoa, lá đều cần đến ánh sáng, không khí, nước… để tồn tại và phát triển đấy *Vừa rồi chúng mình đã được nghe cô kể truyện và xem phim về câu truyện “ hạt đỗ sót” rồi, chúng mình cùng kể câu truyện “ hạt đỗ sót” cùng cô thật hay nào Cho trẻ kể truyện cùng cô - Chúng mình vừa cùng cô kể câu truyện gì? - Vậy để cây mau lớn thì chúng mình cần làm gì? GD: Chúng ta cần bảo vệ, chăm sóc cây thì cây sẽ mau lớn, ra hoa và rất nhiều quả đấy * Trò chơi: Cho trẻ chơi trò chơi “gieo hạt” Xới đất- gieo hạt- lấp đất- lớp áo tách ra- nảy mầm- ra 1 lá- ra 2 lá- ra 1 nụ- ra 2 nụ- nở 1 hoa- nở 2 hoa- ra 1 quả- ra 2 quả- gió thổi- cây nghiêng- lá rụng nhiều- nhặt lá - Cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. HĐ3: Kết thúc: Cho trẻ hát « Cho tôi đi làm mưa với » chuyển hoạt động. | - Vì hạt đỗ bị mắc lại. - Trẻ trả lời. - Không ạ, vì bà không hiểu. - Rất buồn ạ. - Trẻ lắng nghe. - Đàn kiến. - Trẻ thực hiện. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Đất,… - Tách ra ạ. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Hạt đỗ sót. - Chăm sóc, tưới cây,…. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ hát và chuyển hoạt động. |
TẠO HÌNH
VẼ CÂY DỪA ( Theo mẫu).
1. Mục tiêu.
- Kiến thức: Trẻ biết vẽ cây dừa theo mẫu.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng vẽ, cầm bút.
- Thái độ: Trẻ hứng thú học.
2. Chuẩn bị.
- Tranh mẫu của cô.
- Vở chủ đề của trẻ, bút chì màu.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động cô | Hoạt động trẻ |
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề thực vật. 2. Hoạt động 2: Vẽ cây dừa: * Quan sát tranh mẫu. - Đoán tranh, đoán tranh. - Cô có bức tranh gì đây? - Thân cây, lá cây màu gì? - Các con thấy cô vẽ ntn? * Cô vẽ mẫu. - Cô dùng bút chì vẽ 2 đường thẳng cạnh nhau và vẽ những vạch ngang tạo thành thân cây, vẽ ngọn, vẽ tán lá,quả tô màu nâu cho thân cây, màu xanh cho lá, quả và ngọn cây. * Trẻ thực hiện. - Trong lúc trẻ thực hiện cô quan sát và hướng dẫn thật tỉ mỷ đối với những trẻ còn lung túng. * Triển lãm tranh của bé. - Cô khen động viên trẻ. - Gọi 2-3 bạn lên chọn bài đẹp và nhận xét. - Cho trẻ có bài được chọn lên giới thiệu bài của mình. VD: + Vì sao con thích bài của bạn? + Bạn vẽ như thế nào? - Cô nhận xét 1 số bài đẹp, sáng tạo và 1 số bài chưa hoàn thành, nhắc nhở trẻ lần sau cố gắng. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Động viên khen trẻ và chuyển hoạt động. | - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Có ạ. - Trẻ đoán tranh(Cây dừa) - Thân cây màu nâu, lá cây màu xanh ạ. - Thân cây màu nâu ạ. - Trẻ lắng nghe, quan sát. - Trẻ thực hiện. - Trẻ lên nhận xét. - Trẻ lên giới thiệu. - Trẻ chuyển hoạt động. |
II. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ôn lại truyện “Hạt đỗ sót”.
- Trẻ chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày.
.................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................