Thần Đồng

Moderator
Xu
0


I. Hoạt động học:


Khám phá khoa học.

TÌM HIỂU ĐỒ DÙNG CẦN SỬ DỤNG ĐIỆN

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết gọi tên và nói được công dụng, chất liệu, cấu tạo, màu sắc của 1 số đồ dùng cần sử dụng điện (Cái quạt điện, cái bàn là, cái ấm điện).

- Kỹ năng: Trẻ nhận ra được điểm giống và khác nhau giữa 2 đồ dùng sử dụng điện: Cái quạt điện và cái bàn là).

- Thái độ: Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng và biết được là nó cũng rất nguy hiểm để không lại gần.

2.Chuẩn bị:

- 1 hộp quà.

- Câu hỏi đàm thoại.

- Một bàn là, 1 ấm điện, 1 quạt điện, bộ tranh lô tô về các loại đồ dùng đó.

- Vở chủ đề.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ mở hộp quà
- Cho trẻ đọc tên những đồ dùng có trong hộp quà đó.
- Đàm thoại với trẻ về những đồ dùng vừa được tặng (Trong đó có quạt điện, bàn là, ấm điện)
=> Hôm nay, cô và các con cùng nhau tìm hiểu về những đồ dùng này nhé!
2. HĐ2: NDC: Đồ dùng cần sử dụng điện.
*Tìm hiểu về cái quạt điện:
- Các con hãy nhìn xem cô có gì đây?
- Các con hãy quan sát cái quạt và cho cô biết cái quạt có đặc điểm gì?

- Các con có biết quạt điện gồm máy bộ phận không?
- Cô chỉ vào các nút bấm số của quạt hỏi đây là cái gì?
- Dây này dùng để làm gì?
- Vỏ bọc chiếc quạt này được làm bằng gì?
- Còn lõi phía trong quạt?
- Quạt điện dùng để làm gì?
- Để quạt được bền khi sử dụng các con phải làm gì?
=> Cô chốt: Các con vừa cùng cô tìm hiểu về cái quạt điện, có cánh quạt, có nút bấm và dùng để quạt mát…Và nó là đồ dùng sử dụng điện rất cần thiết trong gia đình.
* Cái bàn là:
- Các con hãy nhìn xem cô có gì đây?
- Bàn là có đặc điểm gì?

- Vỏ chiếc bàn là này được làm bằng gì?
- Cô chỉ vào quai và hỏi đây là gì?
- Bàn là có dạng hình gì?
- Cô chỉ vào dây điện và hỏi dây điện dùng làm gì?
- Mặt bàn là làm bằng gì đây?
- Các con sờ xem thấy thế nào?
- Cái bàn là dùng để làm gì?
=>Cô chốt: Cái bàn là dùng để là cho phẳng quần áo. Nhưng khi là nó rất nóng và rất dễ truyền điện vào cơ thể chúng ta vì vậy các con phải tránh xa nhé.
*Cái ấm điện:
- Các con có biết đây là cái gì không?
- Ấm dùng để làm gì?
- Ấm này được làm bằng gì?
- Cô chỉ vào quai ấm và hỏi đây là gì?
- Cô chỉ vào dây ấm hỏi đây là cái gì?
- Dùng ấm có tác dụng gì?
=>Cô chốt: Cái ấm điện thường được làm bằng sắt dùng để cắm nước và là đồ dùng sử dụng điện đấy cac con ạ!
*Ngoài những đồ dùng cô con mình vừa tìm hiểu ra các con còn biết những đồ dùng gì còn sử dụng điện nữa nào?
*So sánh cái quạt điện với cái bàn là
- Giống nhau?

- Khác nhau?

*Trò chơi:
+ Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh.
- Cách chơi: Cô nói công dụng, trẻ nói tên đồ vật và ngược lại.
- Cô cho trẻ chơi.
+ Cho trẻ học vở:
- Cô sẽ phát vở cho các con và cô chia lớp làm 3 tổ, các con thi đua nhau xem tổ nào tô bài nhanh nhất, đẹp nhất thì tổ đó thắng cuộc.
- Cả lớp dở vở trang 12.
- Lần lượt từng tổ đứng lên nói tên các đồ dùng có trong vở.
- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ tô màu.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
3. HĐ3. Kết thúc:
- Cô cho trẻ nghe hát bài hát Nhà của tôi và chuyển hoạt động .

Trẻ mở hộp quà.
Trong đó có quạt điện , bàn là , ấm điện



Vâng ạ!



Cái quạt điện
Quạt màu đen.
Quạt có cánh.
Quạt có lồng.
Trẻ kể: Cánh quạt, đáy quạt…

Các nút bấm số.

Để cắm vào ổ điện.
Bằng nhựa.
Làm bằng đồng là vật dẫn điện. Quạt mát vào mùa hè.
Phải bảo quản và giữ gìn ạ






Cái bàn là.
Bàn là màu trắng.
Có đây điện nối vào.
Bằng nhựa.
Tay cầm.
Hình tam giác.
Cắm vào ổ điện để lấy điện.

Bằng sắt ạ.
Rất nhẵn ạ.
Dùng để là quần áo.
Vâng ạ.




Cái ấm điện.
Cắm nước.
Bằng sắt.
Quai ấm.
Đây là dây điện để dẫn điện.
Dùng để đun nước ạ.
Trẻ lắng nghe.


Ti vi, tủ lạnh , loa , đầu đĩa....



Đều là đồ dùng sử dụng điện có trong gia đình
Quạt điện dùng quạt mát, ấm điện dùng nấu nước …


Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi.




Cả lớp dở vở


Trẻ tô màu.

Trẻ nghe hát


II. Hoạt động vui chơi ngoài trời.


- Hoạt động có chủ đích: Vẽ đồ dùng gia đình trên sân.

- Trò chơi vận động: Tìmđúng số nhà.

- Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống

- Chơi tự do: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời như: đu quay, cầu trượt…

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên và biết vẽ những đồ dùng mình thích trên sân trường.

- Kĩ năng: Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.

- Thái độ: GD trẻ không quăng ném phấn trong hoạt động.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Rổ phấn.

- Câu hỏi đàm thoại.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú.


- Cho trẻ xếp thành 2 hàng, nhắc nhở trẻ không xô đẩy nhau.

- Cô cho trẻ hát bài hát “Nhà của tôi” và đi theo hàng đi ra sân.

* HĐ2: Vẽ đồ dùng trong gia đình trên sân trường.

- Các con hãy kể tên những đồ dùng trong gia đình mình nào? (Trẻ kể: Cái bát, cái đĩa, cái chậu, cái xong, cái tủ, cái giường...)

- Cô hỏi về một số đặc điểm cơ bản và công dụng của những loại đồ dùng đó.

- Các con có muốn vẽ về những đồ dùng đó không? (Có ạ)

- Cô có rổ gì đây? (Rổ phấn ạ)

- Bây giờ cô sẽ cho các con dùng phấn để vẽ những đồ dùng gia đình xuống sân.

* GD: Trong khi vẽ không bạn nào được quăng ném phấn.

* Trò chơi:

+ Trò chơi động: Tìm đúng số nhà.

- Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà, trên mỗi ngôi nhà có gắn 1 loại đồ dùng gia đình. Cô phát cho mỗi trẻ một lô tô đồ dùng gia đình. Cho trẻ đi xung quanh sân trường, vừa đi vừa hát bài “Nhà của tôi”, khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì trẻ phải chạy về nhà có gắn lô tô đồ dùng giống với lô tô đồ dùng trẻ cầm trên tay.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Động viên khuyến khích.

+ Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống.

+ Chơi tự do: Cô giới thiệu về các đồ chơi ngoài trời: thuyền rồng, khu cầu trượt.

- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ chơi ngoài trời, thường xuyên nhắc nhở trẻ, bao quát trẻ khi chơi.

* HĐ3: Kết thúc.

- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ làm quen với bài hát “Múa cho mẹ xem”

- TC: Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Nu na nu nống, lộn cầu vồng.

- Chơi tự do với các góc.

- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.

* Nhận xét trẻ cuối ngày:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • Tìm hiểu và vẽ đồ dùng gia đình.docx
    17.9 KB · Lượt xem: 0

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Khám phá khoa học.

TÌM HIỂU ĐỒ DÙNG CẦN SỬ DỤNG ĐIỆN

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết gọi tên và nói được công dụng, chất liệu, cấu tạo, màu sắc của 1 số đồ dùng cần sử dụng điện (Cái quạt điện, cái bàn là, cái ấm điện).

- Kỹ năng: Trẻ nhận ra được điểm giống và khác nhau giữa 2 đồ dùng sử dụng điện: Cái quạt điện và cái bàn là).

- Thái độ: Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng và biết được là nó cũng rất nguy hiểm để không lại gần.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top