Giáo án 4 tuổi - Trò chuyện về chú bộ đội + HĐNT

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Phát triển nhận thức:

MTXQ: TRÒ CHUYỆN VỀ CHÚ BỘ ĐỘI.

1. Mục tiêu:


- Kiến thức: Biết tên gọi, trang phục (quân tư trang), đồ dùng dụng cụ, vũ khí chiến đấu của các chú bộ đội.

+ Trẻ biết ngày 22 - 12 hàng năm là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, là ngày hội quốc phòng toàn dân, hay là ngày tết của các chú bộ đội.

- Kỹ năng:

+ Kĩ năng tìm hiểu quan sát khám phá. Kĩ năng nói lưu loát nói rõ ràng mạch lạc.

- Thái độ:

+ Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, tôn trọng các cô chú bộ đội, thể hiện

ước mơ của mình về tương lai sau này.

2. Chuẩn bị:

- Câu hỏi đàm thoại.

- Máy chiếu, máy tính.

- Hình ảnh về các chú bộ đội bộ binh, không quân, hải quân

- Một số hình ảnh về những công việc và dụng cụ của bộ đội.

- bài hát làm chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội, gửi chú hải quân, chúng tôi là chiến sỹ.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài “Cháu thương chú bộ đội”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát vừa rồi nói đến ai?
- Các con biết nhiệm vụ của các chú bộ đội là làm gì không?
- Để biết và hiểu hơn về công việc của các chú hôm nay cô và các con cùng nhau trò chuyện về chú bộ đội nhé!
2. HĐ2: Nội dung chính: Dạy trẻ Trò chuyện về chú bộ đội.
* Chú bộ đội bộ binh:

- Các con nhìn lên màn hình xem đây là hình ảnh của chú bộ đội nào?
- Trang phục của các chú có màu gì?
- Tại sao quần áo của các chú lại là màu xanh?
- Khi chiến đấu, hay làm nhiệm vụ các chu mang theo những vũ khí gì?
( Cho trẻ quan sát trên máy chiếu những loại vũ khí chiến đấu mà các chú bộ đội Bộ binh thường mang theo)
- Để làm tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc thì các chú thường có hoạt động gì?

- Vì sao lại gọi là bộ đội bộ binh?



- Ngoài nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc ra chú còn làm gì giúp người dân?
=> Các con vừa được quan sát hình ảnh chú bộ đội bộ binh đấy.Các chú mặc trang phục màu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vàng, vai đeo súng. Hàng ngày các chú tập luyện diễn tập, duyệt binh.Ngoài ra các chú còn tăng gia sản xuất trồng rau, nuôi lợn để lấy thực phẩm sạch cho các chú bộ đội ăn.Các chú còn canh gác ngày đêm để bảo vệ cho Tổ Quốc nữa đấy.Chúng mình thấy các chú có vất vả không?
*.Quan sát chú bộ đội hải quân:
- Cô đố các con nhé!
“Mặc quần áo trắng
Đứng gác ngoài khơi”
- Là chú bộ đội gì?
- Đây là hình ảnh của các chú bộ đội gì?

- Chú bộ đội hải quân làm ở đâu?
- Quần áo của chú mặc màu gì?
- Công việc của các chú là gì?
=> Đây là chú bộ đội hải quân làm việc ở ngoài đảo xa, chú mặc quần áo trắng có viền xanh, có mũ và quân hàm nữa.Các chú canh gác ngoài khơi, hải đảo.
* So sánh:
- Bây giờ con nào có thể nói lên được sự giống và khác nhau của bộ đội bộ binh và bộ đội hải quân?
- Đúng rồi! Chú bộ đội bộ binh và chú bộ đội hải quân, khác nhau về nơi làm việc, về quân phục nhưng các chú có chung một điểm giống nhau đó là đều canh giữu và bảo vệ tổ quốc Việt Nam của chúng ta đấy!
* Mở rộng:
- Ngoài hình ảnh 2 chú bộ đội mà cô con mình vừa trò chuyện ra các con còn biết chú bộ đội nào nữa?
- Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì? Vì sao con lại thích làm bộ đội?...Nếu được làm bộ đội con thích làm bộ đội gì?.
=> Các con ạ! Bộ đội là 1 nghề cao quý, hàng năm có 1 ngày kỷ niệm và tôn vinh nghề bộ đội các con có biết đó là ngày gì không?
* Trò chơi.
* Trò chơi 1: “Thi xem ai nhanh”
- Cách chơi: Cho trẻ chơi các lô- tô về chú bộ đội.
- Chơi lần 1: Cô nói đến tên các chú bộ đội thì trẻ giơ hình ảnh và nói tên.
- Lần 2: Cô miêu tả trang phục, trẻ giơ hình ảnh và nói tên hoặc ngược lại.
- Lần 3: Cô nói công việc, trẻ giơ hình ảnh và nói tên.
- Luật chơi: Nếu bạn nào giơ sai thì bị loại ra một lần chơi.
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, khen trẻ.
* Trò chơi 2: “Hãy tìm cho đúng”
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội và cô đã chuẩn bị trên bàn có rất nhiều hình ảnh trang phục: quần, áo, mũ, giày dép, ba lô,... các chú bộ đội. Ở phía trên bảng của cô có 2 bức tranh vẽ chú bộ đội: bộ binh và hải quân.
nhiệm vụ của các con là tìm đúng trang phục quần, áo mũ... về chỗ có hình ảnh chú bộ đội tương ứng với tranh vẽ.
- Luật chơi: Thơi gian cho 2 đội là hết một bản nhạc nếu đội nào dán song trước thì đội đó dành chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần (bật nhạc bài: "Màu áo chú bộ đội")
3.HĐ3: Kết thúc:
-
Cô và trẻ hát bài “Làm chú bộ đội” và ra sân.

- Trẻ hát.
- Cháu thương chú bộ đội.
- Chú bộ đội.

- Bảo vệ tổ quốc.


Vâng ạ!




- Chú bộ đội bộ binh.
- Màu xanh.

- Để ngụy trang.

- Súng, đan, dao, cuốc xẻng

- Trẻ quan sát.


- Tập đội ngũ, thể dục thể thao, tập bắn….
- Vì các chú làm nhiệm vụ chiến đấu trên mặt đất, chủ yếu là đi bộ, sự dụng những vũ khí cá nhân.
- Làm nhà, khám bệnh, giúp dân phòng chống bão lụt.

- Trẻ lắng nghe.







- Có ạ.

- Trẻ lắng nghe.


- Chú bộ đội hải quân.
- Chú bộ đội Hải quân, không quân.
- Ở ngoài biển và hải đảo.
- Màu trắng.
- Canh giữ biển đảo.
- Trẻ lắng nghe.




- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.







- Trẻ kể.

- Trẻ trả lời.




- Ngày thành lập quân đội nhân dân VN, 22-12


- Trẻ lắng nghe.







- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.







- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ chơi.


- Trẻ hát.
II. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về ngày 22/12.

- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột.

- Trò chơi tĩnh: Cắp cua.

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày 22/12 là ngày tết của các chú bộ đội, trẻ biết công việc của các chú bộ đội,

- Kỹ năng: Trẻ chơi trò chơi đúng luật.

- Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ .

- Thái độ: Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, tôn trọng các cô chú bộ đội.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo, bóng nhựa…

- Hình ảnh các hoạt động của các chú bộ đội.

- Câu hỏi đàm thoại.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú


- Cô cho trẻ xếp hàng.

- Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết

trong ngày.

- Cô dẫn trẻ ra sân chơi.

- Cho trẻ xếp thành hình chữ U.

- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.

* HĐ2: Trò chuyện về ngày 22/12

- Hôm nay các con thấy thời tiết như thế nào (Rất là đẹp ạ)

- Các con thấy ra sân có cảm giác như thế nào? (Thoả mái ạ).

- Các con có biết sắp đến ngày gì không? ( Ngày tết của các chú bộ đội ạ).

- Đúng rồi đó chính là ngày 22/12 đấy.

- Trong lớp mình có bố mẹ bạn nào làm nghề bộ đội không? (Có ạ)

- Có có biết công việc bộ đội của bố con là làm những gì không? (Bảo vệ tổ quốc ạ, canh giữ biên giới hải đảo).

- Đúng rồi công việc của các chú bộ đội rất vất vả và cao cả đấy.

- Ngoài ra các chú bộ độ phải làm rất nhiều công việc khác nữa các con ạ.

- Sắp đến ngày 22/12 rồi đây là ngày tri ân công lao của các chú bộ đội, các con trong gia đình của mình có ai làm bộ đội thì các con sẽ làm tự làm món quà nho nhỏ để tặng cho người nhà của mình những ai đã và đang làm bộ đội nhé! (Vâng ạ).

=> Các con ạ! Các chú bộ đội tuy làm những công việc khác nhau nhưng nhiệm vụ chung của các chú là canh giữ và bảo vệ vùng trời tổ quốc Việt Nam, các con phải luôn kính trọng và biết ơn tất cả các chú bộ đội nhé!

* HĐ3: Trò chơi

* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột:


- Cách chơi: Các con hãy xếp thành vòng tròn. Cử ra 2 bạn một bạn làm chuột và một bạn làm mèo đứng vào giữa, khi cô hô chuẩn bị thì 2 bạn đứng dựa lưng vào nhau, khi cô hô chuột chạy thì chuột chạy thật nhanh còn bạn mèo phải đuổi theo bạn chuột, Các bạn xung quanh sẽ có nhiệm vụ đọc bài đồng dao “Mèo đuổi chuột” thật to.

- Luật chơi: Nếu đã hết bài hát mà bạn mèo vẫn không bắt được bạn chuột thì bạn mèo vẫn phải tiếp tục vào vai mèo để tiếp tục chơi trò chơi.

- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần.

*Trò chơi tĩnh: Cặp cua

+
Cách chơi: Mỗi cháu góp 10 hòn sỏi (sỏi là cua), số cua của mỗi người bằng nhau, để ở giữa chỗ các cháu ngồi chơi. Chơi Oẳn tù tì để xem ai được bắt cua trước. Người bắt cua: Hai tay úp cong vào nhau cho khít làm giỏ, hai ngón trỏ duỗi thẳng dùng để “cắp cua”, khẽ cắp từng “con cua” sao không bị rơi. Cắp được cua rồi thì bỏ vào giỏ (hơi nâng hai tay lên, ngón trỏ hướng lên trời thả cua vào lòng hai bàn tay khép kín (làm giỏ). Cháu cứ cắp đều và thả từng con vào giỏ. Bắt hết cua thì đếm xem được bao nhiêu con, ai thua thì phải nhảy lò cò. Khi cắp cua bỏ vào giỏ mà bị rơi ra ngoài là thua.

- Cho trẻ chơi 4-5 lần.

* Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi.

- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ .

* HĐ3: Kết thúc: Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- HĐCCĐ: Học vở chủ đề giao thông tuần 1 “Gọi tên các phương tiện giao thông và nối”.

IV. Nhận xét cuối ngày.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

............................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • Trò chuyện về chú độ đội + HĐNT.docx
    23.7 KB · Lượt xem: 0

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
. Mục tiêu:

- Kiến thức: Biết tên gọi, trang phục (quân tư trang), đồ dùng dụng cụ, vũ khí chiến đấu của các chú bộ đội.

+ Trẻ biết ngày 22 - 12 hàng năm là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, là ngày hội quốc phòng toàn dân, hay là ngày tết của các chú bộ đội.

- Kỹ năng:

+ Kĩ năng tìm hiểu quan sát khám phá. Kĩ năng nói lưu loát nói rõ ràng mạch lạc.

- Thái độ:

+ Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, tôn trọng các cô chú bộ đội, thể hiện

ước mơ của mình về tương lai sau này.

2. Chuẩn bị:

- Câu hỏi đàm thoại.

- Máy chiếu, máy tính.

- Hình ảnh về các chú bộ đội bộ binh, không quân, hải quân

- Một số hình ảnh về những công việc và dụng cụ của bộ đội.

- bài hát làm chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội, gửi chú hải quân, chúng tôi là chiến sỹ.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top