Giáo án 4 tuổi - Trò chuyện về nghề dịch vụ + HĐNT

Thần Đồng

Moderator
Xu
0


Khám phá khoa học.

TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ NGHỀ DỊCH VỤ.

(Nghề cắt tóc, nghề bán hàng)

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết đồ dùng của nghề cắt tóc, nghề bán hàng; biết nghề cắt tóc là để làm đẹp cho mọi người, nghề bán hàng để phục vụ nhu cầu của mọi người.

- Kỹ năng: Trả lời câu hỏi to, rõ ràng, nói đủ câu.

- Thái độ: Trẻ biết yêu quý và trân trọng các nghề trong xã hội.

2. Chuẩn bị:

- Hình ảnh trên máy tính liên quan đến các nghề cắt tóc, bán hàng.

- Nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô và trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân.
- Cô và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát.
- Hôm nay cô con mình cùng nhau tìm hiểu các nghề dịch vụ: nghề cắt tóc, nghề bán hàng nhé.
2.HĐ2: Tìm hiểu 1 số nghề dịch vụ (cắt tóc, bán hàng).
*Nghề cắt tóc:
- Các con hãy quan sát lên màn hình xem cô có tranh vẽ gì đây?
- Nghề của bác gọi là nghề gì?
- Đúng rồi nghề cắt tóc còn gọi là nghề dịch vụ đấy các con ạ!
- Công việc của nghề này là gì?
- Các con đã nhìn thấy bác thợ cắt tóc bao giờ chưa?
- Các con đã nhìn thấy ở đâu?
- Các con tới đó làm gì?
- Thế dụng cụ của bác thợ cắt tóc là gì vậy?
- Các con có yêu quý bác thợ cắt tóc không?
* GD: Nghề cắt tóc là một loại nghề dịch vụ, là một nghề rất cao quý, luôn làm đẹp cho mọi người vì vậy chúng mình phải luôn yêu quý và kính trọng những người làm nghề này nhé.
* Nghề bán hàng.
- Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh của nghề bán hàng.
+ Hàng tạp hóa.
- Trong cửa hàng này có những gì?

- Các con biết cửa hàng bán những mặt hàng như vậy gọi là cửa hàng gì không?
- Các con đã được đi đến cửa hàng tạp hóa chưa?
- Chúng mình đến đó làm gì?
- Con thấy bác bán hàng có những đồ dùng gì?

- Khi đến cửa hàng tạp hóa các con thấy thái độ của bác bán hàng như thế nào?
+ Hàng rau, củ, quả.
- Cửa hàng này bán gì vậy?

- Chúng mình đã được đến những cửa hàng bán rau chưa?
- Chúng mình đến đó làm gì nhỉ?
- Mua rau, củ, quả làm gì?
- Đồ dùng của cô bán hàng là gì vậy?
- Các con thấy thái độ của các cô bán hàng như thế nào?
- Những người đi mua thì làm gì?


- Ngoài những cửa hàng đó ra còn rất nhiều những cửa bán những mặt hàng khác nữa. (Cô cho trẻ quan sát thêm tranh ảnh của nghề bán hàng)
* GD: Nghề bán hàng cùng là một nghề dịch vụ, bán hàng để phục vụ nhu cầu về ăn, mặc, ở...cho mọi người nên các con phải biết trân trọng những cô chú bán hàng nhé.
*Trò chơi:
+ Trò chơi 1: Ai nhanh hơn.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có lô tô các dụng cụ của nghề dịch vụ.Lần 1: Cô nói tên nghề, trẻ giơ lô tô dụng cụ của nghề.Lần 2: Cô nói dụng cụ của nghề trẻ nói tên nghề.
- Cho trẻ chơi.
+ Trò chơi 2: Đi siêu thị.
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 tổ, cô chuẩn bị lô tô các mặt hàng của nghề bán hàng. Cô yêu cầu lần lượt từng trẻ ở mỗi đội lên chọn một lô tô các sản phẩm đó và chạy về để vào rổ của đội mình. Thời gian cho mỗi đội là một bài hát.
- Luật chơi: Sau khi bạn lên chọn sản phẩm mang về để vào rổ của đội mình thì bạn khác mới được lên. Đội nào chọn được nhiều hơn là đội thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
3. HĐ3: Kết thúc.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ và chuyển hoạt động.

Trẻ hát cùng cô.
Trẻ trò chuyện cùng cô.
Vâng ạ.




Vẽ bác đang cắt tóc.

Nghề cắt tóc.
Trẻ lắng nghe.

Cắt tóc cho khách.
Con được nhìn rồi ạ.

Nhìn thấy trong hiệu cắt tóc.
Con tới cắt tóc ạ.
Là kéo, lược, gương...
Có ạ.
Trẻ lắng nghe.






Trẻ quan sát.
Trẻ kể: Bánh, kẹo, rượu, bia, nước nắm, mì chính...
Hàng tạp hóa ạ.

Đến rồi ạ.
Đến mua hàng ạ.
Có cân và máy tính để tính tiền ạ.
Bác bán hàng rất niềm nở.

Trẻ quan sát.
Trẻ kể: Bán rau ngót, rau mồng tơi, rau muống...
Đến rồi ạ.

Đến để mua rau ạ.
Mua về để nấu ăn ạ.
Là cân ạ.
Cô bán hàng rất niềm nở.

Những người đi mua đang mặc cả và mua xong phải trả tiền ạ.
Trẻ quan sát.



Trẻ lắng nghe.





Trẻ lắng nghe.





Trẻ chơi trò chơi.

Trẻ lắng nghe.






Trẻ chơi trò chơi.

Trẻ chuyển hoạt động.






II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:


- HĐCCĐ:Vẽ bằng phấn theo ý thích các dụng cụ của nghề cắt tóc trên sân trường.

- TC: Kéo sợi + Chi chi chành chành.

-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết vẽ bằng phấn theo ý thích các dụng cụ của nghề cắt tóc.

- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các nét vẽ để tạo thành sản phẩm, luyện cử động của đôi bàn tay.

- Thái độ: Trẻ đoàn kết vui vẻ, không quăng ném phấn ra sân trường.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú.


- Cho trẻ xếp thành 2 hàng.

- Cô cho trẻ hát nghe bài hát: “Đi dạo” và đi theo hàng ra sân.

- Cho trẻ ngồi thoải mái.

* HĐ2: Vẽ bằng phấn theo ý thích các dụng cụ của nghề cắt tóc lên sân trường.

Cho trẻ đứng xung quanh cô và hỏi trẻ:

- Các con hãy kể tên một số nghề dịch vụ? (Cắt tóc, bán hàng…

- Dụng cụ của các nghề đó là gì? (Kéo, lược, cân…)

- Một nghề mà chuyên làm cho mái tóc của mình được đẹp hơn là nghề gì nhỉ? (Nghề cắt tóc)

- Nghề cắt tóc có những dụng cụ gì? (Lược, kéo, gương…)

- Các con có muốn dùng phấn vẽ những dụng cụ của nghề cắt tóc mà chúng mình thấy thích lên sân trường không? (Có ạ)

- Cô hỏi một số trẻ xem trẻ thích vẽ dụng cụ gì? (Con vẽ cái lược, con vẽ cái gương, con vẽ cái kéo…)

- Để vẽ được dụng cụ đó thì phải vẽ như thế nào? (Trẻ trả lời theo ý hiểu)

- Cô phát phấn cho trẻ vẽ.

- Nhắc nhở trẻ không được quăng ném phấn ra sân trường.

* Trò chơi:Kéo sợi.

- Cách chơi: Cô chia trẻ thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 trẻ, một trẻ làm “tơ”, 2 trẻ làm “người kéo sợi”. Trẻ làm “tơ” đứng giữa, 2 tay dang ngang, 2 trẻ “kéo sợi” đứng 2 bên nắm vào cổ tay bạn. Hai “người kéo sợi” sẽ đi hoặc chạy chậm bước ngắn theo vòng tròn quanh trẻ làm “tơ”. Trẻ làm “tơ” cũng xoay, chuyển theo bạn, yêu cầu 3 trẻ phải phối hợp nhịp nhàng cùng nhau theo nhịp đọc thơ:

Sợi bông trắng Sợi bông chắc

Tay ta dẻo Mang về mắc

Kéo cho đều Phơi cho khô.

- Hết một lượt, trẻ đổi chỗ cho nhau và trò chơi tiếp tục.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Cô nhận xét trẻ chơi.

*Chơi tự do:Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi.

- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc.

- Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho trẻđi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ học vở chủ đề nghề nghiệp.

- Chơi tự do.

- Vệ sinh –Điểm danh - Trả trẻ.

* Nhận xét trẻ cuối ngày:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 

Đính kèm

  • trò chuyện về nghề dịch vụ + HĐNT.docx
    18.2 KB · Lượt xem: 0

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Hoạt động vui chơi ngoài trời:

- HĐCCĐ:Vẽ bằng phấn theo ý thích các dụng cụ của nghề cắt tóc trên sân trường.

- TC: Kéo sợi + Chi chi chành chành.

-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết vẽ bằng phấn theo ý thích các dụng cụ của nghề cắt tóc.

- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các nét vẽ để tạo thành sản phẩm, luyện cử động của đôi bàn tay.

- Thái độ: Trẻ đoàn kết vui vẻ, không quăng ném phấn ra sân trường.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú.

- Cho trẻ xếp thành 2 hàng.

- Cô cho trẻ hát nghe bài hát: “Đi dạo” và đi theo hàng ra sân.

- Cho trẻ ngồi thoải mái.

* HĐ2: Vẽ bằng phấn theo ý thích các dụng cụ của nghề cắt tóc lên sân trường.

Cho trẻ đứng xung quanh cô và hỏi trẻ:

- Các con hãy kể tên một số nghề dịch vụ? (Cắt tóc, bán hàng…

- Dụng cụ của các nghề đó là gì? (Kéo, lược, cân…)

- Một nghề mà chuyên làm cho mái tóc của mình được đẹp hơn là nghề gì nhỉ? (Nghề cắt tóc)

- Nghề cắt tóc có những dụng cụ gì? (Lược, kéo, gương…)

- Các con có muốn dùng phấn vẽ những dụng cụ của nghề cắt tóc mà chúng mình thấy thích lên sân trường không? (Có ạ)

- Cô hỏi một số trẻ xem trẻ thích vẽ dụng cụ gì? (Con vẽ cái lược, con vẽ cái gương, con vẽ cái kéo…)

- Để vẽ được dụng cụ đó thì phải vẽ như thế nào? (Trẻ trả lời theo ý hiểu)

- Cô phát phấn cho trẻ vẽ.

- Nhắc nhở trẻ không được quăng ném phấn ra sân trường.

* Trò chơi:Kéo sợi.

- Cách chơi: Cô chia trẻ thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 trẻ, một trẻ làm “tơ”, 2 trẻ làm “người kéo sợi”. Trẻ làm “tơ” đứng giữa, 2 tay dang ngang, 2 trẻ “kéo sợi” đứng 2 bên nắm vào cổ tay bạn. Hai “người kéo sợi” sẽ đi hoặc chạy chậm bước ngắn theo vòng tròn quanh trẻ làm “tơ”. Trẻ làm “tơ” cũng xoay, chuyển theo bạn, yêu cầu 3 trẻ phải phối hợp nhịp nhàng cùng nhau theo nhịp đọc thơ:

Sợi bông trắng Sợi bông chắc

Tay ta dẻo Mang về mắc

Kéo cho đều Phơi cho khô.

- Hết một lượt, trẻ đổi chỗ cho nhau và trò chơi tiếp tục.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Cô nhận xét trẻ chơi.

*Chơi tự do:Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi.

- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc.

- Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho trẻđi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ học vở chủ đề nghề nghiệp.

- Chơi tự do.

- Vệ sinh –Điểm danh - Trả trẻ.

* Nhận xét trẻ cuối ngày:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

…………………………………………………………………………………………
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top