Giáo án 4 tuổi - tuần 1(p2) CĐ nghề nghiệp

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
I. Hoạt động học:

Thơ: BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ.
- Kỹ năng:Trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, đủ câu.
- Thái độ: Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Máy chiếu, máy chiếu.
- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ ‘‘Bé làm bao nhiêu nghề’’
- Câu hỏi đàm thoại.
- Tranh, hình ảnh bài thơ bé làm bao nhiêu nghề cho trẻ chơi trò chơi.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ nghe 1 đoạn bài hát “Ước mơ xanh”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
2. HĐ2: Thơ:cn:é làm bao nhiêu nghề
* Cô đọc mẫu.

- Lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Cô mời các con hướng lên màn hình nghe cô đọc lần 2 kết hợp với tranh minh họa nội dung bài thơ.
* Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về những nghề nào?
- Bé làm thợ gì để xây nhà cửa nhỉ?
Bé chơi làm thợ nề
Xây nên bao nhà cửa
Thợ gì để làm ra than?
Bé chơi làm thợ mỏ
Đào lên thật nhiều than.
- Bé chơi làm thợ hàn với ước mơ làm gì?
- Bé chơi làm thầy thuốc làm gì?
Bé chơi làm thầy thuốc
Chữa bệnh cho mọi người.
- Bé còn chơi gì nữa?
- Để làm gì?
Bé chơi làm cô nuôi
Xúc cơm cho cháu bé.
- Một ngày ở nhà trẻ bé làm được bao nhiêu nghề?
- Bé có vui không?
- Còn các con thì sao, hàng ngày các con đến lớp có vui như em bé không?
* GD: Các con ạ, hàng ngày đến lớp chúng mình được học thơ, múa, chuyện và con đươc chơi bao nhiêu là nghề nữa đấy, chính vì thế mà các con cần phải ngoan, đi lớp đều, luôn nghe lời ông, bà, bố, mẹ nhé.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô dạy trẻ từng câu 2, 3 lần.
- Cả lớp đọc 2, 3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Động viên khuyến khích trẻ đọc và chú ý sữa sai cho trẻ.
* Trò chơi: Thi ai nhanh:
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội đứng thành hàng dọc. Trước mặt các đội cô đã chuẩn bị 1 bức tranh và 1 rổ đựng các hình ảnh có trong bài thơ. “Bé làm bao nhiêu nghề”. Nhiệm vụ của các đội là lần lượt lên lấy 1 hình ảnh và gắn vào bức tranh cho phù hợp nội dung bài thơ rồi về cuối hàng cho bạn tiếp theo lên cho đến hết bản nhạc.
- Luật chơi: Sau khi bản nhạc kết thúc đội nào gắn được bức tranh phù hợp nội dung bài thơ thì đội đó giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của các đội.
3. HĐ3: Kết thúc.
- Mở băng bài hát "Ước mơ xanh" cô và trẻ hưởng ứng vận động theo lời bài hát.


Trẻ trò chuyện cùng cô.


Trẻ chú ý lắng nghe.
Bé làm bao nhiêu nghề.

Trẻ chú ý lên cô.


Bé làm bao nhiêu nghề.
Trẻ trả lời.
Nghề thợ nề ạ.


Thợ mỏ ạ.


Nối nhịp cầu đất nước.
Chữa bệnh cho mọi người.


Chơi làm cô nuôi.
Xúc cơm cho em bé ạ.


Nhiều nghề ạ.

Có ạ.
Có ạ.

Trẻ lắng nghe.





Trẻ đọc.
Cả lớp đọc.
Trẻ đọc.
Cá nhân đọc 4 lần.



Trẻ lắng nghe.








Trẻ lắng nghe.


Trẻ chơi.


 

Đính kèm

Sửa lần cuối:
Thứ 4 ngày 8 tháng 11 năm 2017
I. Hoạt động học:

Thơ: BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ.
- Kỹ năng:Trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, đủ câu.
- Thái độ: Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Máy chiếu, máy chiếu.
- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ ‘‘Bé làm bao nhiêu nghề’’
- Câu hỏi đàm thoại.
- Tranh, hình ảnh bài thơ bé làm bao nhiêu nghề cho trẻ chơi trò chơi.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ nghe 1 đoạn bài hát “Ước mơ xanh”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
2. HĐ2: Thơ:Bé làm bao nhiêu nghề
* Cô đọc mẫu.

- Lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Cô mời các con hướng lên màn hình nghe cô đọc lần 2 kết hợp với tranh minh họa nội dung bài thơ.
* Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về những nghề nào?
- Bé làm thợ gì để xây nhà cửa nhỉ?
Bé chơi làm thợ nề
Xây nên bao nhà cửa
Thợ gì để làm ra than?
Bé chơi làm thợ mỏ
Đào lên thật nhiều than.
- Bé chơi làm thợ hàn với ước mơ làm gì?
- Bé chơi làm thầy thuốc làm gì?
Bé chơi làm thầy thuốc
Chữa bệnh cho mọi người.
- Bé còn chơi gì nữa?
- Để làm gì?
Bé chơi làm cô nuôi
Xúc cơm cho cháu bé.
- Một ngày ở nhà trẻ bé làm được bao nhiêu nghề?
- Bé có vui không?
- Còn các con thì sao, hàng ngày các con đến lớp có vui như em bé không?
* GD: Các con ạ, hàng ngày đến lớp chúng mình được học thơ, múa, chuyện và con đươc chơi bao nhiêu là nghề nữa đấy, chính vì thế mà các con cần phải ngoan, đi lớp đều, luôn nghe lời ông, bà, bố, mẹ nhé.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô dạy trẻ từng câu 2, 3 lần.
- Cả lớp đọc 2, 3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Động viên khuyến khích trẻ đọc và chú ý sữa sai cho trẻ.
* Trò chơi: Thi ai nhanh:
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội đứng thành hàng dọc. Trước mặt các đội cô đã chuẩn bị 1 bức tranh và 1 rổ đựng các hình ảnh có trong bài thơ. “Bé làm bao nhiêu nghề”. Nhiệm vụ của các đội là lần lượt lên lấy 1 hình ảnh và gắn vào bức tranh cho phù hợp nội dung bài thơ rồi về cuối hàng cho bạn tiếp theo lên cho đến hết bản nhạc.
- Luật chơi: Sau khi bản nhạc kết thúc đội nào gắn được bức tranh phù hợp nội dung bài thơ thì đội đó giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của các đội.
3. HĐ3: Kết thúc.
- Mở băng bài hát "Ước mơ xanh" cô và trẻ hưởng ứng vận động theo lời bài hát.


Trẻ trò chuyện cùng cô.


Trẻ chú ý lắng nghe.
Bé làm bao nhiêu nghề.

Trẻ chú ý lên cô.


Bé làm bao nhiêu nghề.
Trẻ trả lời.
Nghề thợ nề ạ.


Thợ mỏ ạ.


Nối nhịp cầu đất nước.
Chữa bệnh cho mọi người.


Chơi làm cô nuôi.
Xúc cơm cho em bé ạ.


Nhiều nghề ạ.

Có ạ.
Có ạ.

Trẻ lắng nghe.





Trẻ đọc.
Cả lớp đọc.
Trẻ đọc.
Cá nhân đọc 4 lần.



Trẻ lắng nghe.








Trẻ lắng nghe.


Trẻ chơi.




Hoạt động 2: TOÁN
GỘP TRONG PHẠM VI 3
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trẻ biết gộp trong phạm vi 3.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng đếm và gộp.
- Giáo dục: Trẻ có ý thức trong giờ học và đoàn kết trong khi chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Rổ đồ dùng: 3 lô tô chú công nhân, 3 lô tô gạch, thẻ số 1,2,3.
- Lô tô cái búa, tai nghe, … cho trẻ chơi trò chơi.
* Đồ dùng của trẻ:
- 28 rổ đồ dùng như của cô nhưng nhỏ hơn.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
DKhoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú+ ôn đếm đến 3.
- Cho trẻ hát : Cháu yêu cô chú công nhân.
- Trò chuyện về bài hát.
- Cho trẻ đếm chú công nhân có số lượng là 3.
2. Hoạt đông 2: Gộp trong phạm vi 3.
Chia rổ cho trẻ.
* Gộp lô tô chú công nhân:
- Cô xếp 2 lô tô chú công nhân lên bảng và yêu cầu trẻ xếp ra giống cô xếp thẳng hàng từ trái sang phải.
- Đếm xem có mấy chú công nhân?
- Tương ứng với thẻ số mấy?
- Cho trẻ tìm và đặt thẻ số tương ứng.
- Vậy trong rổ còn mấy chú công nhân?
- Tương ứng với thẻ số mấy?
- Vậy làm sao để được 3 chú công nhân đứng cạnh nhau.
- Cô con mình cùng gộp nào!
- Cho trẻ đếm lại và đặt thẻ số tương ứng.

- Vậy 2 chú công nhân gộp với 1 chú công nhân được mấy?
=> Cô chốt: 2 gộp 1 được 3.
- Cho trẻ nhắc theo tổ, cá nhân, cả lớp. (2 -3 lần)
- Cho trẻ đếm và cất dần lô tô chú công nhân vào rổ.
* Gộp lô tô gạch:
- Thực hiện tương tự như gộp lô tô chú công nhân với cách xếp 1 lô tô viên gạch ra trước.
- Vậy 1 viên gạch gộp với 2 viên gạch được 3 viên gạch.
=> Cô chốt: 1 gộp với 2 được 3.
- Cho trẻ nhắc lại theo các hình thức 2-3 lần.
- Cho trẻ cất và đếm lô tô vien gạch.
* Trò chơi luyện tập:
Ai nhanh hơn.

- Cách chơi: Cô chia các lô tô các dụng cụ của các nghề thành các nhóm nhỏ yêu cầu trẻ gộp các nhóm để có số lượng là 3 dụng cụ giống nhau.
- Luật chơi: Bạn nào gộp sai sẽ phải đọc 1 bài thơ.
- Cho trẻ chơi.
Kết bạn:
- Cách chơi: Cho trẻ tự tìm và kết nhóm với nhau sao cho nhóm có 3 bạn.
- Luật chơi: Nhóm nào kết sai sẽ phải nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
3: HĐ 3: Kết thúc.
- Động viên khen trẻ và chuyển hoạt động.


Trẻ hát và trò chuyện.

Trẻ ôn và đếm.






Trẻ xếp.
1,2 tất cả là 2 chú công nhân.
Thẻ số 2.
Trẻ đặt thẻ số tương ứng.
1 ạ.
Số 1 ạ.

Gộp lại ạ.
Trẻ thực hiện.
1,2,3 tất cả là 3 chú công nhân. Tương ứng thẻ số 3.

3 chú công nhân ạ.
Trẻ lắng nghe.

Trẻ nhắc lại theo các hình thức.

Trẻ thực hiện.


Trẻ thực hiện.

Trẻ lắng nghe và quan sát.


Trẻ nhắc lại.

Trẻ thực hiện.






Trẻ lắng nghe.

Trẻ chơi trò chơi.

Trẻ lắng nghe.



Trẻ chơi.

Ra sân và chuyển hoạt động.

III. Hoạt động chiều:

- Hoạt động chính: Cho trẻ ôn lại bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
- TC: Cho trẻ chơi trò chơi dân gian đọc ca dao đồng dao
- Chơi tự do.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ 5 ngày 9 tháng 11 năm 2017
I. Hoạt động học:
TẠO HÌNH
TÔ MÀU TRANH BÁC SĨ
(Theo mẫu)
1.Mục tiêu:
-
Kiến thức: Trẻ biết tô màu tranh bác sĩ.
- Kỹ năng: Trẻ biết cách cầm bút, tư thế ngồi ngay ngắn, cách sử dụng các nét vẽ để tạo ra một sản phẩm.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm đã tạo ra.
2.Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô :
- Tranh mẫu của cô đã tô.
- Bút màu.
* Đồ dùng của trẻ:
- Bút màu, vở.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” trò chuyện về bài thơ.
2. HĐ2: Tô màu tranh bác sĩ.
*
Cho trẻ quan sát mẫu.
- Đoán xem cô có bức tranh vẽ ai đây?
- Cô đã tô những màu gì trong tranh?
- Bác sĩ áo màu gì?
- Còn bạn nhỏ?
- Ngoài ra còn có những đồ vật gì?
- Tô màu ntn?



- Các con có muốn tô giống như của cô không?
* Cô tô mẫu:
- Bác sĩ áo màu trắng dùng màu trắng để tô, trên mũ bác sĩ tô dấu cộng màu đỏ, bạn nhỏ cô tô bạn mặc bộ quần áo màu đỏ, ống nghe màu xanh, bàn ghế màu nâu,… cô tô kín hình và không chệch ra ngoài.
- Nhắc nhở trẻ về tư thế ngồi, cách cầm bút, cách tô màu…đúng cách.
* Trẻ thực hiện:
- Cô cho cả lớp tô màu.
- Cô hướng dẫn trẻ còn lúng túng.
- Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát động viên, khuyến khích trẻ.
* Trưng bày sản phẩm và nhận xét:
- Con thấy bài tô của con thế nào? Vì sao?
- Con thấy bài của bạn nào đẹp?
- Vì sao con thấy đẹp?
- Cô nhận xét chung
3. HĐ3: Kết thúc.
- Cho trẻ cất dọn bút vở và chuyển HĐG.

Trẻ đọc thơ và trò chuyện.



Tranh về bác sĩ khám bệnh.
Trẻ kể.
Màu trắng ạ.
Màu đỏ ạ
Trẻ kể.
Tai nghe màu xanh, bàn ghế màu nâu,...



Có ạ.

Trẻ quan sát







Trẻ thực hiện.




Trẻ nhận xét.


Trẻ lắng nghe.

Trẻ cất dọn đồ dùng và chuyển HĐ

II. Hoạt động vui chơi ngoài trời: (Đã soạn thứ 3 ngày 7/11)

- Hoạt động có chủ đích: Tham quan phòng y tế.
- Trò chơi vận động: Dệt vải.
- Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có ở ngoài trời.
III. Hoạt động chiều:
- Hoạt động chính: Làm quen với chữ cái.
- Chơi tự do về các góc.
- Vệ sinh trả trẻ.
*Nhận xét cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ 6 ngày 10 tháng 11 năm 2017
I. Hoạt động học:
Vận động.
ĐẬP VÀ BẮT BÓNG.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết dùng lực của cánh tay đập cho bóng lên cao và bắt.
- Kỹ năng:Rèn luyện kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ động tác; kĩ năng bắt bóng để không làm rơi bóng.
- Thái độ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát.
- 3 quả bóng.
- Hai lọ để cờ xanh, đỏ.
- Các rổ có dán thẻ số từ 1 đến 4.
- Đàn nhạc bài “Thể dục buổi sáng”Trẻ
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú - Khởi động:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề Nghề nghiệp.
- Cô cho trẻ đi các kiểu đi theo hình vòng tròn, đi kiễn gót...và sau đó đứng thành 2 hàng dọc và hai tổ quay mặt vào nhau nghe cô hướng dẫn.
2. HĐ2: Vân động: Đập và bắt bong.
* BTPTC: T1- B1- C1- B1.
- Trẻ tập theo cô
* Vận động cơ bản: Đập và bắt bong.
- Lần 1: Cô làm không giải thích.
- Lần 2: Cô làm và giải thích: Cô đứng chân rộng bằng vai, 2 tay cô cầm bóng đưa thẳng lên cao. Khi có hiệu lệnh đập cô đập mạnh bóng lên xuống đất đồng thời 2 tay giơ ra đón bóng. Sau đó cô chạy đi về cuối hàng.
-Lần 3: Cô nhấn mạnh yêu cầu của động tác.
- Cô mời trẻ khá lên tập.
- Từng trẻ thực hiện: Mỗi trẻ thực hiện 2 lần.
- Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ tập, sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ ném đúng hướng.
- Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động cơ bản.
- Gọi 1-2 lên tập củng cố vận động.
* Trò chơi: Chuyền bóng.
- Cách chơi: Cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc. Mỗi hàng cô phát cho một quả bóng. Lần lượt từ bạn đầu hàng đưa bóng lên đầu rồi chuyền cho bạn đứng sau mình, cứ như thế cho đến bạn cuối cùng và bạn cuối cùng lại chuyền lên.
- Luật chơi: Không để bóng rơi xuống đất.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
3. HĐ3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng và chuyển hoạt động.

Trẻ trò chuyện cùng cô.

Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô.




Trẻ tập theo cô.

Trẻ quan sát.
Trẻ quan sát và lắng nghe.






Trẻ lên tập.
Trẻ lên tập.

Trẻ thực hiện.


Đập và bắt bóng.
1-2 trẻ lên tập.

Trẻ lắng nghe.






Trẻ chơi.


Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô.

II. Hoạt động vui chơi ngoài trời: (Đã soạn thứ 2 ngày 6/11)

- Hoạt động có chủ đích: Lắng nghe âm thanh trên sân trường.
- Trò chơi vận động: Ai ném xa nhất.
- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có ở ngoài trời.
III. Hoạt động chiều:
- Hoạt động chính: Liên hoan văn nghệ cuối tuần.
- Nêu gương cuối tuần - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét cuối ngày.
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
1
Lượt xem
608

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top