TUẦN 3: LỚP MẪU GIÁO CỦA BÉ
I. Thể dục sáng: HH2-T2-B2-C2-B2-ĐH.- Hô hấp 2: Cho trẻ đưa 2 tay khum trước miệng làm động tác thổi bóng bay , thổi nơ.
- Tay 2: Nhịp 1: 2 tay sang ngang , chân rộng bằng vai
Nhịp 2: 2 tay đưa ra phía trước
Nhịp 3: 2 tay sang ngang
Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu 2 tay hạ xuống .
- Bụng 2: Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa cao.
+ Cúi xuống 2 chân thẳng 2 tay chạm đầu ngón chân
+ Đứng thẳng 2 tay xuôi theo người.
- Chân 2: đứng thẳng 2 tay chống hông, chân trái làm trụ chân phải đưa lên phía trước khuỵu gối và đổi chân.
- Bật 2: Bật chụm tách chân theo nhịp hô 1-2.
- Điều hòa.
+ TTCB: Đứng tự nhiên chân rộng bằng vai.
+ TH: Hai tay đưa lên cao rồi hạ thấp kết hợp cúi người xuống.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ múa hát nhẹ nhàng, KTVS, Cho trẻ vào lớp.
II. Hoạt động góc:
* Nội dung chơi:
- Góc phân vai: Chơi “Mẹ-con”; Lớp học.
- Góc xây dựng: Xây lớp học; xếp đường đến trường.
- Góc tạo hình: Tô màu lớp học của bé; nặn tự do.
- Góc sách truyện: Xem tranh ảnh về các hoạt động của các bạn trong lớp; làm sách về lớp mình.
- Góc KPKH: Chọn và phân loại lô tô đồ dùng đồ chơi.
1. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Góc phân vai: Trẻ biết đóng vai “mẹ-con”; biết đóng vai cô giáo đang dạy các bạn học
- Góc xây dựng/ xếp hình: Trẻ biết xây lớp học; xếp đường đến trường.
- Góc tạo hình: Biết tô màu lớp học của bé; nặn tự do.
- Góc sách: Biết xem tranh ảnh về các hoạt động của các bạn trong lớp; Làm sách về lớp học của bé.
- Góc KPKH: Biết phân loại lô tô đồ dùng đồ chơi.
* Kỹ năng:
- Góc phân vai: Rèn cho trẻ kỹ năng nhập vai chơi.
- Góc xây dựng: Rèn kỹ năng lắp ghép, xây dựng.
- Góc tạo hình: Rèn kỹ năng tô màu, nặn.
- Góc sách: Rèn trẻ kỹ năng chú ý, ghi nhớ, sự khéo léo.
- Góc KPKH: Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
* Thái độ: Trẻ chơi hứng thú trong quá trình chơi, không tranh giành đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Các đồ chơi của góc phân vai.
- Góc xây dựng: Gạch, hàng rào, đồ chơi lắp ghép.
- Góc tạo hình: Bút màu, vở tạo hình, đất nặn…
- Góc sách: Tranh ảnh…
- Góc KPKH: Các loại lô tô đồ dùng đồ chơi.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú.
- Gây hứng thú: Cho trẻ hát “Vui đến trường” và đàm thoại với trẻ về chủ đề “Lớp học của bé”
- Cô hướng trẻ về các góc chơi.
* HĐ2: Nội dung chính.
* Giới thiệu góc chơi, thỏa thuận vai chơi.
- Góc phân vai: Chơi “Mẹ-con”; Lớp học.
- Góc xây dựng: Xây lớp học; xếp đường đến trường.
- Góc tạo hình: Tô màu lớp học của bé; nặn tự do.
- Góc sách truyện: Xem tranh ảnh về các hoạt động của các bạn trong lớp; làm sách về lớp mình.
- Góc KPKH: Chọn và phân loại lô tô đồ dùng đồ chơi.
+ Góc phân vai:
- Bạn nào muốn chơi ở góc chơi này? (5-6 trẻ)
- Các con nhìn thấy có đồ chơi gì? (Có sách vở, bút, thước...)
- Những đồ chơi này để chơi trò gì? (Trẻ trả lời) (Cô giới thiệu cho trẻ trẻ là chơi trò Lớp mẫu giáo)
- Góc chơi này cần có ai? (Cô giáo và các bạn học sinh)
- Con muốn chơi với ai?
- Con muốn vào vai nào ở góc đó? (Con muốn đóng vai cô giáo ạ)
- Vào vai đó con phải làm những công việc gì? (Con sẽ dạy các bạn học, dạy múa hát, cho các bạn ăn uống...
- Thế còn đây là đồ chơi gì? (Búp bê...)
- Đồ chơi này để chơi trò chơi nào? (Chơi “mẹ - con”)
- Ai sẽ đóng là mẹ? (Trẻ tự nhận vai)
- Ai muốn đóng là con? (Trẻ tự nhận vai)
+ Góc xây dựng, lắp ghép:
- Bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng? (5-6 trẻ)
- Con hãy kể tên những đồ dùng có trong góc xây dựng? (Gạch, dao xây, cây hoa và đồ chơi lắp ghép).
- Với chủ đề này con sẽ xây gì? (Con xây lớp học, xếp đường đi đến trường).
- Bạn nào sẽ làm bác thợ xây ?
- Con muốn chơi với những bạn nào? (Trẻ trả lời)
+ Góc tạo hình:
- Bạn nào muốn chơi ở góc tạo hình? (5-6 trẻ)
- Các con hãy hể những đồ dùng có trong góc tạo hình? (Tranh, đất nặn...)
- Chúng mình sẽ phải làm gì? (Tô màu tranh về lớp học, và nặn ạ)
+ Góc sách:
- Bạn nào muốn chơi ở góc sách? (5-6 trẻ)
- Con hãy kể những thứ có trong góc sách? (Tranh, ảnh về các hoạt động của các bạn trong lớp)
- Các con sẽ làm gì ở góc này? (Con xem tranh ảnh và đóng lại thành quyển)
+ Góc KPKH:
- Cuối cùng là góc chơi nào đây? (Góc KPKH)
- Tất cả những bạn còn lại sẽ về góc chơi này nhé!
- Cô đã chuẩn bị những gì? (Lô tô đồ dùng đồ chơi)
- Chúng mình sẽ làm gì? (Chúng con sẽ phân loại lô tô ạ)
- Cô cho trẻ được chọn góc chơi theo ý thích của trẻ.
- Cô nhắc trẻ: Trong khi chơi các con phải như thế nào? (Chơi cùng nhau, không tranh giành, không quăng ném đồ chơi, lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định).
* Quá trình chơi.
- Cô bao quát và gợi ý cho từng nhóm chơi.
- Trong quá trình chơi cô bao quát và xử lý tình huống (nếu có), cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ nếu trẻ chưa biết chơi.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, không áp đặt trẻ theo ý thích của cô.
* Nhận xét.
- Cô cho trẻ nhận xét quá trình chơi của mình, thái độ chơi như thế nào?
- Kết quả chơi của quá trình đó ra sao?
- Cô nhận xét chung.
- Động viên, khuyến khích những trẻ còn nhút nhát, lúng túng.
* HĐ3: Kết thúc:
- Cho trẻ hát và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
Hoạt động học
TRÒ CHUYỆN TÌM HIỂU VỀ LỚP 4 TUỔI C CỦA BÉ.
1. Mục tiêu:- Kiến thức: Trẻ biết tên lớp của mình, tên các bạn trong lớp, cô giáo chủ nhiệm; Biết công việc hàng ngày của cô và trẻ khi đến lớp; Biết các góc chơi và gọi tên 1số đồ dùng, đồ chơi mà trẻ thích.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rành mạch.
- Thái độ: GD trẻ thích đến trường, yêu quý cô giáo và đoàn kết với các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về công việc của các cô trong lớp.
- Một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú: - Cô cho trẻ hát bài “Vui đến trường” của nhạc sĩ Hồ Bắc. - Cô đàm thoại với trẻ và dẫn dắt vào bài 2. HĐ2: Nội Dung chính: Tìm hiểu về lớp 4 tuổi C của bé: - Các con năm nay lên mấy tuổi? - Lớp của các con là lớp 4 tuổi gì? - Cô giáo chủ nhiệm lớp các con là ai? - Bạn nào có thể kể tên các bạn trong lớp mình không nào? - Hàng này đến trường các con được học những gì? - Ngoài việc dạy các con học, cô còn làm gì? - Trong lớp có góc chơi nào? - Các con thích chơi ở những góc chơi nào? - Các con hãy nhìn xung quanh lớp xem có những đồ chơi gì nào? * Mở rộng: - Ngoài lớp chúng mình ra trong trường còn có những lớp học nào nữa? - Có những cô giáo nào? * GD: GD trẻ phải đi học đều, không nghỉ học, đến lớp phải nghe lời cô giáo, đoàn kết với các bạn và phải giữ gìn vệ sinh lớp học không được vẽ bậy lên tường và vứt rác bừa bãi ra lớp học. 3. HĐ3: Trò chơi: * Trò chơi 1: Chi chi chành chành. - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần. * Trò chơi 2: Tìm bạn. - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hình vòng tròn. Khi có hiệu lệnh “tìm bạn,tìm bạn” thì mỗi trẻ tìm cho mình 1 người bạn và nắm tay nhau. - Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ được tìm thêm 1 bạn nếu bạn nào không tìm được bạn là bạn đó thua cuộc phải nhảy lò cò. - Cô cho trẻ chơi TC 2-3 lần. 3. Hoạt động 3: Kết thúc: - Cô động viên khen trẻ và chuyển hoạt động. | - Trẻ hát. - Trẻ đàm thoại cùng cô. - 4 tuổi ạ - Lớp 4 tuổi C ạ. - Cô Huyền ạ. - Trẻ kể: Bạn Anh Thư, bạn Kiên… - Học hát, múa, kể chuyện... - Cô cho chúng con ăn, ngủ ạ. - Có góc PV, góc XD, tạo hình… - Góc phân vai, góc xây dựng... - Có xếp hình, búp bê, đất nặn... - Lớp 2, 3, 5 tuổi ạ! - Trẻ kể: Cô Lan, cô Quy… - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ chuyển hoạt động. |
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- HĐC: Dạo chơi.
- TCVĐ: Tìm bạn, nu na nu nống.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có ở ngoài trời.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết đi dạo theo sự hướng dẫn của cô giáo.
- Kĩ năng: Rèn cho trẻ
- Thái độ: Giáo dục đoàn kết trong khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ xếp hàng
- Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết trong ngày
- Cô dẫn trẻ ra sân chơi vừa đi vừa hát bài “Vui đến trường”.
* HĐ2: Nội dung chính: Dạo chơi.
- Cô dẫn trẻ đi dạo xung quanh sân trường và giới thiệu với trẻ các lớp học trong trường. (Lớp 3TA, 3TB...)
- Giới thiệu với trẻ các bồn hoa cây cảnh, cây bóng mát có trong sân trường.
- Giới thiệu về các đồ chơi có trong sân trường.
- Được đến trường đến lớp các con thấy thế nào? (Thấy rất vui ạ)
- Vì sao vui vậy? (Vì có nhiều bạn, nhiều đồ chơi, được cô dạy hát múa...)
- Vậy khi đến lớp có bạn nào khóc nhè nữa không? (Không ạ)
=> GD: GD trẻ yêu trường yêu lớp, yêu cô giáo và các bạn, khi đến lớp không được khóc nhè. Phải ngoan ngoãn nghe lời cô giáo.
* Trò chơi:
+ Trò chơi 1: Tìm bạn.
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Trường chúng cháu đây là trường MN”. Khi nghe thấy hiệu lệnh “Tìm bạn” thì mỗi người phải tìm cho mình một người bạn và nắm lấy tay bạn đó.
- Luật chơi: Bạn nào không tìm được bạn là bạn ấy thua cuộc và phải nhảy lò cò.
* Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
* Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các đồ chơi ngoài trời, trẻ lựa chọn và chơi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
* HĐ3: Kết thúc:
- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ kiểm tra sĩ số, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III: Hoạt động chiều:
- Ôn bài học sáng: Tìm hiểu về lớp 4TC của bé.
- Chơi tự do ở các góc.
- Vệ sinh lớp học.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh- trả trẻ
I. Hoạt động học:
Phát triển thẩm mỹ
VĐMH: VUI ĐẾN TRƯỜNG (NS: Hồ Bắc)
NH: Cô giáo miền xuôi (NS: Mộn Lân)
TC: Ai nhanh nhất.
1. Mục tiêu:VĐMH: VUI ĐẾN TRƯỜNG (NS: Hồ Bắc)
NH: Cô giáo miền xuôi (NS: Mộn Lân)
TC: Ai nhanh nhất.
- Kiến thức: Trẻ biết vận động minh họa bài hát “Vui đến trường”, biết nội dung bài hát “Cô giáo miền xuôi” nói về điều gì?
- Kỹ năng: Trẻ vận động minh họa đúng các động tác.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia tiết học.
2. Chuẩn bị:
- Nhạc có lời và không lời bài hát “Vui đến trường”, “Cô giáo miền xuôi”.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú: - Trò chuyện về chủ đề lớp học của bé. - Cô dẫn dắt vào bài. 2. HĐ2: Nội dung chính: VĐMH: “Vui đến trường” * Cho trẻ ôn lại bài hát 2 lần. * Cô vận động mẫu: - Lần 1: Cô vận động cho trẻ quan sát. - Lần 2: Cô vận động kết hợp giải thích: + ĐT1: “Con chim…líu lo” Các con đưa 2 tay lên miệng khum lại giả làm con chim hót. + ĐT2: “Kìa…sáng rõ” Tay các con đưa lên cao và vòng tay xuống. + ĐT3: “Em rửa mặt …thật sạch ” 2 tay các con cùng đưa về phía trước mặt giả làm động tác rửa mặt. + ĐT4: “Em…trắng tinh” tay đưa trước miệng giả làm động tác đánh rang. + ĐT5: “Mẹ…trường” Đưa tay ra trước và nhún + ĐT6: “Gặp…cô ” 2 tay các con lần lượt đưa ra rồi đan chéo vào trước ngực. + ĐT7 “Vui vui vui” Các con vỗ tay ba lần. - Lần 3: Cô vận động lại cho trẻ quan sát. * Dạy trẻ vận động: - Cô dạy cả lớp vận động. - Cô cho trẻ vận động theo các hình thức: + Tổ vận động + Nhóm vận động + Cá nhân trẻ vận động + Cả lớp vận động. | - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ ôn lại bài hát 2 lần. - Trẻ quan sát, lắng nghe. - Cả lớp vận động 2 lần. - Trẻ thực hiện - Tổ vận động 3 lần. - Nhóm vận động 2 lần. - Cá nhân trẻ vận động 1 lần. - Cả lớp vận động lại 2 lần. |
* Nghe hát: “Cô giáo miền xuôi” - Cô giới thiêu tên bài hát và tác giả bài hát “Cô giáo miền xuôi”. - Lần 1: Hát cho trẻ nghe lần rõ lời không đàn. - Hỏi trẻ cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? - Lần 2: Cô hát kết hợp với nhạc. - Bài hát do ai sáng tác? - Bài hát nói về điều gì? - Lần 3: Cho trẻ nghe ca sĩ hát. - Lần 4: Cô hát trẻ đứng lên hứơng cùng cô. | - Trẻ lắng nghe. - Cô giáo miền xuôi ạ. - Trẻ lắng nghe. - Mộng Lân ạ - Bài hát nói về tình cảm của các bạn nhỏ trên miền núi đối với cô giáo miền xuôi ạ. - Trẻ nghe ca sĩ hát. - Trẻ hưởng ứng cùng cô. |
* Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất - Cô giới thiệu trò chơi: - Cách chơi: Cho cả lớp nghe hát qua băng đĩa sau đó trẻ sẽ đoán xem đó là bài hát gì. - Luật chơi: Bạn nào trả lời sai sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp. - Cho trẻ chơi 3-4 lần | - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. |
3. Hoạt động 3: Kết thúc: - Cô động viên khuyến khích trẻ và chuyển hoạt động. | - Trẻ chuyển hoạt động. |
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- HĐC: Tham quan sân trường
- TCVĐ: Lộn cầu vồng.
- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có ở ngoài trời.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ được tham quan xung quanh sân trường
- Kỹ năng: Trẻ chơi trò chơi đúng luật, Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.
- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Câu hỏi đàm thoại.
3.Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ xếp hàng.
- Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết trong ngày.
- Cô dẫn trẻ ra sân chơi.
* HĐ2: Nội dung chính: Tham quan sân trường.
- Cô dẫn trẻ đi tham quan sân trường.
- Cho trẻ kể về những gì trẻ quan sát được.
+ Có tranh về các chủ đề.
+ Có nhiều đồ chơi.
+ Có nhiều đồ chơi (Trẻ kể, đu quay, cầu rượt, xích đu)
+ Có bồn hoa, có cây đa làm bóng mát ạ.
- Các con thấy quang cảnh sân trường mình như thế nào? (Rất đẹp ạ)
- Các con phải làm gì? (Không được vứt rác bừa bãi, không hái hoa bẻ cành)
=> GD: GD trẻ không vứt rác bừa bài, không hái hao bẻ cành mà phải biết chăm sóc bảo vệ các loài cây có trong sân trường.
* Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng.
- Cô cho trẻ chơi 4 -5 lần .
* Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
* Chơi tự do: Cô giới thiệu các đồ chơi ở ngoài trời. Trẻ lựa chọn và chơi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Giáo dục trẻ chơi vui vẻ đoàn kết.
* Hoạt động 3: Kết thúc.
- Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, kiểm tra sĩ số, cho trẻ đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều.
- Ôn VĐMH: “Vui đến trường”
- Đọc ca dao đồng dao.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………