Thần Đồng

Moderator
Xu
0
I. Hoạt động học:
Hoạt động 1: Thơ: CÔ VÀ CHÁU.
(TG: Vũ Minh Tâm)
1. Mục tiêu.
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
- Kỹ năng: Rèn trẻ đọc thơ nhẹ nhàng đúng nhịp điệu của bài thơ.
- Thái độ: Chú ý, hứng thú trong hoạt động, giáo dục trẻ vui vẻ khi tới lớp.
2. Chuẩn bị.
- Tranh thơ “Cô và cháu”, nhạc bài hát “Vui đến trường”.
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ hát bài “Vui đến trường” và đàm thoại về chủ đề lớp học của bé.
- Cô dẫn dắt vào bài và giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
2. Hoạt động 2: Nội dung chính: Dạy thơ: “Bé tới trường”.
* Cô đọc mẫu:
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm, rõ ràng toàn bộ bài thơ.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm, rõ ràng toàn bộ bài thơ kết hợp với tranh thơ.
* Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:
- Bài thơ của tác giả nào?
- Bài thơ nói về ai?
- Lúc đầu bạn nhỏ biết nhận màu sắc gì?
- Cô giáo chỉ sang màu gì?
“Bé biết nhận màu xanh
Cô chỉ sang màu đỏ ”​
- Bé lại nhìn theo ngón tay nào của cô?
- Bé biết thêm màu gì?
“Nhìn theo ngón tay trỏ
Bé biết thêm màu vàng”​
- Ngón tay cô thế nào?
- Chuyển sang màu sắc gì?
“Ngón tay cô nhẹ nhàng
Chuyển sang màu tím huế”​
- Cứ như vậy thì bé biết đủ mấy màu?
“Cứ như thế như thế
Bé biết đủ 7 màu”​
- Cô và bé thể hiện tình cảm qua đâu.
- Trong mắt cô và bé có gì?
“Cô và bé nhìn nhau​
Nụ cười trong ánh mắt”
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô dạy trẻ đọc từng câu.
- Cô cho trẻ đọc thơ theo các hình thức:
+ Cả lớp đọc.
+ Tổ đọc.
+ Nhóm đọc.
+ Cá nhân đọc.
+ Cả lớp đọc cùng cô
- Cô động viên, khuyến khích trẻ đọc, chú ý sửa sai cho trẻ.
* GD: Bài thơ Cô và cháu là một bài thơ rất hay nói về một hoạt động của trẻ trên lớp. Các bạn ấy rất vui khi được cô giáo dạy nhận biết màu sắc. Khi đến lớp được các cô dạy các con cũng phải vui vẻ như các bạn ấy nhé.
* Trò chơi: Thi xem ai nhanh.
- Cô giới thiệu trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Cách chơi: Phía trên cô có 3 bức tranh vẽ chân dung cô giáo, cô chia lớp làm 3 tổ, nhiệm vụ của các tổ lên chơi sẽ phải chung sức tô màu bức tranh thật đẹp để tặng cho cô.
- Luật chơi: Trong thời gian 5 phút đội nào xong trước đội đó chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô động viên khuyến khích và chuyển hđ một cách linh hoạt.

- Trẻ hát và đàm thoại cùng cô.

- Trẻ lắng nghe.




- Trẻ lắng nghe.

- Bài thơ “Cô và cháu” ạ.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.


- Của tác giả Vũ Minh Tâm ạ.
- Nói về cô và cháu ạ.
- Biết màu xanh.
- Cô chỉ màu đỏ.


- Ngón trỏ ạ.
- Màu vàng ạ.


- Ngón tay cô nhẹ nhàng
- Màu tím huế ạ.


- Biết đủ 7 màu ạ.


- Qua ánh mắt ạ.
- Có nụ cười ạ.



- Trẻ đọc từng câu.
- Trẻ đọc thơ theo các hình thức:
+ Cả lớp đọc 3 lần.
+ Tổ đọc 3 lần.
+ Nhóm đọc 2 lần.
+ Cá nhân đọc 2 lần.
+ Cả lớp đọc lại 1 lần.


- Trẻ lắng nghe.






- Trẻ lắng nghe.







- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ vận động theo bài Vui đến trường và chuyển hoạt động.


Hoạt động 2: Tạo hình: VẼ CHÙM BÓNG BAY
(Theo ý thích)
1. Mục tiêu.
- Kiến thức: Trẻ biết vẽ chùm bóng bay theo ý thích.
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ biết cầm bút tay phải, kỹ năng vẽ, kỹ năng tô màu.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị.
- Tranh hướng dẫn của cô.
- Vở tạo hình của trẻ.
3. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
  • - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề Lớp học của bé.
- Cô cho trẻ đoán tranh.
2. Hoạt động 2: Nội dung chính: Tô màu chân dung cô giáo.
* Quan sát tranh:
- Con hãy kể về những gì có trong bức tranh?
- Những quả bóng có dạng hình gì?

- Bức tranh này đã được tô màu chưa?
- Cô đã dùng những màu gì để tô?
- Các con có muốn vẽ được chùm bóng không?
* Cô làm mẫu:
- Để vẽ được bức tranh các con hãy nghe cô hướng dẫn nhé: Cô sẽ dùng bút chì để vẽ những quả bóng trước. Cô sử dụng các nét cong tròn khép kín để tạo thành những quả bóng. Phía dưới mỗi quả bóng cô sẽ vẽ một nét xiên để tạo thành một chùm bóng. Sau khi vẽ được cô sẽ chọn màu phù hợp để tô cho chùm bóng. Khi tô cô sẽ không để màu chờm ra ngoài.
* Trao đổi ý tưởng của trẻ:
- Con sẽ vẽ những quả bóng hình gì?

- Con sẽ chọn màu gì để tô cho bức tranh của mình?
* Trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn thật tỷ mỷ đối với những trẻ còn lúng túng.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô động viên khen trẻ và linh hoạt chuyển hoạt động.

- Trẻ trò chuyện cùng cô.

- Trẻ đoán tranh.



- Trẻ kể: Trong tranh có chùm bóng.
- Dạng hình tròn, dạng hình bầu dục, dạng trái tim…
- Tô rồi ạ.
- Trẻ kể: Màu xanh, màu đỏ…
- Có ạ.


- Trẻ lắng nghe và quan sát.









- Con vẽ những quả bóng hình tròn, hình trái tim…
- Con chọn màu vàng, màu đỏ…


- Trẻ thực hiện.



- Trẻ lắng nghe và chuyển hđ.
III. Sinh hoạt chiều.
- Hoạt động chính: Ôn lại bài thơ Cô và cháu.
- Chơi tự do.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
I. Hoạt động học:
Phát triển nhận thức
XẾP TƯƠNG ỨNG 1:1.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết xếp tương ứng 1:1.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1:1; Thao tác đúng hiệu lệnh của cô.
- Thái độ: GD trẻ hứng thú học, lắng nghe lời cô.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Bảng từ, nam châm, rổ đồ dùng có 5 con bướm, 5 bông hoa hướng dương.
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một rổ đồ dùng trong đó có 5 con bướm, 5 bông hoa hướng dương.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Đoán xem, đoán xem.
- Cô có gì đây?

- Các con hãy đếm số hoa hướng dương?

- Các con hãy đếm số con bướm.

2. HĐ2: Nội dung chính: Dạy trẻ xếp tương ứng 1 : 1.

- Cô chia cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng.
- Các con nhìn xem trong rổ có gì nào?
- Các con hãy xếp tất cả những bông hoa hướng dương lên bàn cho cô, các con xếp từ trái sang phải nhé.
- Các con hãy đếm số hoa hướng dương của mình.
- Các con hãy xếp tất cả những con bướm. Mỗi con bướm xếp dưới 1 bông hoa. Các con cũng xếp từ trái qua phải
- Các con hãy đếm số bướm.

- Khi xếp 1 bông hoa ở trên và 1 con bướm ở dưới là xếp tương ứng 1:1 đấy.
- Khi xếp tương ứng 1 :1 các con xếp như thế nào?
=> Cô khái quát lại: Xếp tương ứng 1:1 là cách xếp ứng với 1 bông hoa ở trên thì ta phải xếp 1 con bướm ở dưới?
* Luyện tập, củng cố.
- Các con hãy nhìn xung quanh lớp xem có những đồ dùng nào trong lớp mình được xếp tương ứng 1:1.
* Trò chơi:
+ Trò chơi 1: Bé làm họa sỹ.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 tờ tranh. Trong tranh có vẽ các bông hoa, yêu cầu trẻ phía dưới mỗi bông hoa sẽ vẽ thêm 1 cái lá.
- Cô phát tranh cho trẻ vẽ và tô màu.
- Nhắc trẻ tư thế ngồi và tư thế cầm bút
+ Trò chơi 2: Ai nhanh hơn.
- Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 3 đội, trên bảng cô có 3 bức tranh, mỗi bức tranh đều có rán 5 bông hoa, nhiệm vụ của mỗi đội là trong thời gian 1 phút phải lên dán vào mỗi bông hoa 1 cái lá.
- Luật chơi: Từng bạn lên dán, sau khi bạn dán xong về chỗ thì bạn khác mới được lên. Nếu đội nào xong trước là đội đó thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
3. HĐ3: Kết thúc.
- Cô động viên khen trẻ và chuyển hđ.
- Xem gì, xem gì?
- Có hoa hướng dương và bướm ạ.
- Trẻ đếm: 1, 2, 3, 4, 5. Tất cả là 5 bông hoa ạ.
- Trẻ đếm: 1, 2, 3, 4, 5. Tất cả là 5 con bướm ạ.



- Có bướm và hoa hướng dương.
- Trẻ xếp.


- Trẻ đếm: 1, 2, 3, 4, 5. Tất cả có 5 lô tô hoa hướng dương.
- Trẻ xếp.


- Trẻ đếm: 1, 2, 3, 4, 5. Tất cả có 5 con bướm.
- Trẻ lắng nghe.

- Xếp 1 bông hoa ở trên thì xếp 1 con bướm ở dưới.
- Trẻ lắng nghe.



- Rổ và bút được xếp tương ứng 1:1.



- Trẻ lắng nghe.





- Trẻ lắng nghe.








- Trẻ chơi TC.

- Trẻ lắng nghe và chuyển hđ.

II. Hoạt động vui chơi ngoài trời :

- Ôn lại hoạt động ngày 22/09/2016
III. Sinh hoạt chiều.
- Hoạt động chính: Ôn xếp tương ứng 1:1.
- Chơi tự do.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………





I. Hoạt động học:

Hoạt động: Phát triển thể chất.
ĐI – CHẠY THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH CỦA CÔ.
1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết đi-chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ biết chú ý linh hoạt.
- Thái độ: Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập.
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch thoáng mát.
- Trang phục gọn gàng.
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của côDự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú, khởi động.
- Trò chuyện về chủ đề Lớp mẫu giáo của bé.
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
2. Hoạt động 2: Trọng động.
* BTPTC.
- Tay: Hai tay đưa ngang gập khuỷ tay.
- Bụng: Ngồi duỗi chân, quay người sang 2 bên.
- Chân: Bước khuỵu chân trái sang bên trái, chân phải thẳng.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
* VĐCB.
- Cô giới thiệu tên vận động: Đi - chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích.
- Hỏi lại tên vận động?
- Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.
- Cho từng trẻ lên thực hiện.
- Cho trẻ yếu thực hiện 2 lần .
=> Cô bao quát sửa sai động viên trẻ.
* Trò chơi : “Nhảy qua suối nhỏ”.
- Cách chơi: Cô kẻ 1 con suối nhỏ và cho lần lượt từng trẻ nhảy qua con suối đó.
- Luật chơi: Nếu trẻ dẵm vào vạch là thua cuộc và phải nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét, động viên trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cô ho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân.

- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ thực hiện.


- Trẻ thực hiện 2x 8 nhịp.






- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ quan sát.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Bật liên tục về phía trước.
- Trẻ khá lên thực hiện.
- Từng trẻ lên thực hiện.
- Trẻ yếu lên thực hiện.


- Trẻ lắng nghe.



- Trẻ chơi trò chơi.


-
Trẻ đi nhẹ nhàng

II. Hoạt động vui chơi ngoài trời :

- Hoạt động có chủ đích: Tham quan các khu vực trong trường.
- Trò chơi vận động: Nhảy qua suối
- Trò chơi tĩnh: Tập tầm vông.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp trẻ biết các khu vực trong trường.
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi lưu loát.
-Thái độ: Trẻ yêu trường, yêu lớp.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú:
- Kiểm tra quân số trước khi ra sân.
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng ra sân.
- Trang phục quần áo phù hợp.
* HĐ2: Nội dung chính: Tham quan các khu vực trong trường.
- Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn nhỏ xung quanh cô:
- Hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau tham quam các khu vực trong trường.
- Dẫn trẻ tham quan các lớp và cô giới thiệu với trẻ về từng khối lớp.
- Cho trẻ tới phòng y tế trò chuyện với trẻ.
+ Cô phụ trách phòng y tế tên là gì? ( Cô Tân ạ)
+ Trong phòng có những gì? Có thưốc và bông băng...
- Cô dẫn trẻ tới nhà bếp và trò chuyện cùng trẻ (Trẻ trò chuyện)
- Sau khi dạo chơi xong cô cho trẻ xếp hàng đi rửa tay.
* Trò chơi :
+ Trò chơi 1: Nhảy qua suối.
- Cách chơi: Cô vẽ 2 đường thẳng song song giả là con suối nhiệm vụ của các con là phải nhảy qua con suối đó
- Luật chơi: Bạn nào không nhảy qua bạn đó phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
+ Trò chơi 2: Tập tầm vông.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
* Chơi tự do.
- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời. Trẻ lựa chọn và chơi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Hoạt động3: Kết thúc.
- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Sinh hoạt chiều.
- Hoạt động chính: Ôn lại vận động Đi - chạy thay đổi tốc độ.
- Chơi tự do.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
 

Đính kèm

  • tuần 3- p2 trường MN.docx
    24 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top