Vận động:
CHẠY NHANH 15M.
CHẠY NHANH 15M.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết chạy nhanh 15m, chạy đúng theo hiệu lệnh của cô.
- Kỹ nănghát triển cơ chân và thính giác, rèn sự tập trung chú ý.
- Thái độ: Trẻ biết vâng lời và làm theo sự hướng dẫn của cô.
2.Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát.
- Vạch kẻ sẵn.
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. HĐ1. Gây hứng thú+Khởi động: - Cho trẻ nghe nhạc “Cháu yêu cô chú công nhân” - Trò chuyện với trẻ muốn cho cơ thể khỏe mạnh thì chúng mình phải làm gì? - Cô cho trẻ đi các kiểu đi theo hình vòng tròn, đi kiễn gót...và sau đó đứng thành 2 hàng dọcvà hai tổ quay mặt vào nhaunghe cô hướng dẫn. 2. HĐ2. Trọng động: * BTPTC:T-B- C- B - Trẻ tập theo cô. *Vận động cơ bản: Chạy nhanh 15m. - Lần 1: Cô làm không giải thích. - Lần 2: Cô làm và giải thích:TTCB: Cô đứng chân phải sát vạch xuất phát, chân trái phía sau. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” các con hãy dồn trọng tâm về phía trước, lấy đà chạy thật nhanh về phía đích. - Lần 3: Cô nhấn mạnh yêu cầu của động tác. - Cô mời trẻ khá lên tập. - Cô mời 2 trẻ một lên thực hiện: Mỗi trẻ thực hiện. - Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ tập, sửa sai cho trẻ. - Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động cơ bản. * Trò chơi: Ai nhanh hơn. - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 tổ (tổ nghề may, tổ nghề mộc), cô chuẩn bị các sản phẩm của các nghể đó. Nhiệm vụ của các tổ là lên nhặt sản phẩm đúng nghề của tổ mình và để vào rổ. - Luật chơi: Lần lượt từng bạn lên, đội nào nhặt đúng và nhặt được nhiều là đôi thắng cuộc. - Cô cho trẻ chơi. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. 3. HĐ3: Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng và chuyển hoạt động. | Trẻ lắng nghe. Trẻ trò chuyện cùng cô. Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô. Trẻ tập theo cô. Trẻ quan sát. Trẻ chú ý lắng nghe. Trẻ quan sát. Trẻ khá lên tập. Trẻ tập. Chạy nhanh 15m. Trẻ lắng nghe. Trẻ chơi Trẻ đi lại nhẹ nhàng. |
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết.
- Trò chơi: Cáo và thỏ + Chi chi chành chành.
- Chơi tự do: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời như: đu quay, cầu trượt…
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên và nhận ra được đặc điểm của thời tiết ngày hôm đó.
- Kĩ năng: Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.
- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng, nhắc nhở trẻ không xô đẩy nhau.
- Cô cho trẻ hát bài hát “Ra vườn hoa em chơi ” và đi theo hàng đi ra sân.
* HĐ2: Quan sát thời tiết.
- Bạn nào có nhận xét gì về thời tiết của ngày hôm nay? (Gọi 4-5 trẻ).
+ Con thấy rất rét.
+ Con thấy có gió thổi.
+ Con thấy cây cối đung đưa...
+ Con thấy trời nhiều mây.
+ Con thấy có sương mù.
+ Con thấy không có ánh nắng.
- Thời tiết này là thời tiết của mùa nào? (Mùa đông ạ)
- Các con thấy bầu trời như thế nào? (Bầu trời âm u)
- Trong thời tiết mùa đông khi đến trường chúng mình phải mặc quần áo như thế nào? (Mặc ấm ạ)
=> Cô chốt: Bây giờ đang là thời tiết của mùa đông, trời rất rét nên khi đến trường các con hãy mặc quần áo thật ấm để bảo vệ sức khỏe.
* Trò chơi:
+ Trò chơi động: Cáo và Thỏ.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
* Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
* Chơi tự do:Cô giới thiệu về các đồ chơi ngoài trời: thuyền rồng, cầu trượt.
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ chơi ngoài trời, thường xuyên nhắc nhở trẻ, bao quát trẻ khi chơi.
3. HĐ3: Kết thúc:
- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Vui văn nghệ cuối tuần.
- Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Tập tầm vông, lộn cầu vồng.
- Chơi tự do với các góc.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................