PTVĐ
ĐI TRÊN ĐƯỜNG KẺ THẲNG.
ĐI TRÊN ĐƯỜNG KẺ THẲNG.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết phối hợp chân, mắt không dẫm ra ngoài vạch đường đi.
- Kĩ năng: Rèn sự khéo léo khi vận động: bàn chân luôn bước trên đường kẻ và giữ được thăng bằng.
- Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, khéo léo.
- Phát triển tố chất vận động và khả năng định hướng trong không gian.
- Thái độ: Trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể phát triển hài hoà,cân đối.
2. Chuẩn bị:
- Phòng tập, sạch sẽ, thoáng mát, trang phục gọn gàng.
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | DK hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú + Khởi động: - Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi kiễng chân - đi thường - đi gót chân - đi nhanh - đi chậm - về đội hình hàng dọc- chuyển thành hàng ngang. 2. HĐ2: Trọng động. * BTPTC: T-C-L-B- B. Trẻ tập theo cô. * VĐCB: “Đi trên đường kẻ thẳng” - Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích - Cô làm lần 2: kết hợp giải thích: TTCB: - Chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh đi thì hai tay cô chống hông đồng thời chân cô bước về phía trước đi trong vạch kẻ chân không dẫm vạch, cứ như thế cô đi hết vạch kẻ thẳng mà không bị mất thăng bằng.. - Cô gọi 1-2 trẻ lên thực hiện mẫu và nói cách thực hiện. + Lần 1: Gọi 2 trẻ ở 2 hàng lên tập. + Lần 2: Gọi 2- 4 trẻ lên tập - Trẻ tập theo yêu cầu của cô. - Trẻ thực hiện: Mỗi trẻ thực hiện 3 lần. - Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ tập, sửa sai cho trẻ. - Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động cơ bản - Các con vừa tập bài thể dục gì? - Gọi 1-2 lên tập củng cố vận động. - Động viên khuyến khích trẻ tập. * Trò chơi: “Cáo và thỏ”. - Cách chơi: Cô mời một bạn làm Cáo còn tất cả làm Thỏ và làm chuồng. Mỗi chú Thỏ là một cái chuồng. Khi chơi các con đọc bài thơ" trên bãi cỏ …các chú Thỏ". Lúc đó Cáo xuất hiện, các chú Thỏ phải nhanh chân chạy về chuồng nếu không Cáo sẽ ăn thịt đó. - Luật chơi: Nếu bạn nào bị cáo bắt được thì phải đổi lại làm cáo. - Trẻ chơi 2 – 3. 3. HĐ3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng | - Trẻ thực hiện. - Trẻ tập các động tác. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ lên thực hiện mẫu và nói cách TH. - Trẻ tập. - Lần lượt 2 trẻ lên tập. - Trẻ thực hiện. - Đi bằng gót chân. - Trẻ lên tập. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi TC. - Đi nhẹ nhàng và chuyển hoạt động |
- Hoạt động có chủ đích: Vẽ con vật trên sân trường
- Trò chơi vận động: Xỉa cá mè.
- Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức:
+ Trẻ biết dùng phấn vẽ thành hình 1 số con vật mà trẻ biết
+ Biết chơi trò chơi
- Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý, tưởng tượng, kĩ năng vẽ.
- Thái độ: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi, đoàn kết cùng bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Phấn
- Một số câu hỏi đàm thoại cùng trẻ.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô và trẻ hát : Cá vàng bơi.
- Cho trẻ ra sân, trang phục phù hợp.
*HĐ2: Vẽ 1 số con vật trên sân trường.
- Cô có gì đây? Phấn ạ
- Những viên phấn này các con sẽ chơi gì? Vẽ các con vật trên sân ạ.
- Con sẽ vẽ con gì? Con cá, cua, tôm..... ạ
- Con cá con sẽ vẽ như thế nào? Trẻ nói lên ý tưởng của mình.
- Cô chia sỏi cho trẻ.
- Khoanh khu vực cho trẻ xếp.
- Cô cùng chơi với trẻ hướng dẫn trẻ vẽ sao cho đúng và đẹp.
- Chú ý đến trẻ khi chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ các loài động vật.
* Trò chơi vận động:
+ Trò chơi : Xỉa cá mè.
- Cô nêu cách chơi luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
- Trò chơi tĩnh : Nu na nu nống.
- Chơi theo sự hướng dẫn của cô.
+ Chơi tự do: Cô có rất nhiều trò chơi nữa như góc này cô có bóng góc này cô có đu quay bên kia có cầu trượt. Bây giờ ai thích chơi ở đồ chơi nào thì về nơi đó chơi.
- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. HĐ3: Kết thúc: Gần hết giờ chơi ,cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Ôn bài thơ: nàng tiên ốc.
- Học vở chủ đề.
- Chơi tự do ở các góc
- KTVS - Trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................