DVĐ: LÀM CHÚ BỘ ĐỘI.
NH: Chú bộ đội.
TC: Nghe tiết tấu tìm đồ vật.
1 . Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, thuộc bài hát, hát đúng giai điệu. Biết vận động theo nhịp bài hát
+ Hiểu nội dung bài hát “Làm chú bộ đội ”
- Kỹ năng: Trẻ hát đúng nhịp điệu của bài hát. Có kỹ năng vận động theo nhạc bài hát. Có kỹ năng chơi trò chơi đúng luật
- Thái độ : Trẻ thể hiện được tình cảm của mình khi hát bài hát,trẻ thích hát .
2. Chuẩn bị:
- Đàn, dụng cụ âm nhạc
- Câu hỏi đàm thoại .
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú: - Lắng nghe, lắng nghe! - Các con lắng nghe cô đọc câu đố và đoán xem câu đố này nói về ai ? “ Chú đi hành quân Vai chú mang súng Mũ cài ngôi sao” Đó là ai? - Đúng rồi ! Đây là chú bộ đội. Thế các con có biết các chú bộ đội làm việc ở đâu? - Trang phục của chú màu gì? - Chú thường vác gì trên vai? - Các con rất giỏi đấy có rất nhiều chú bộ đội đóng quân ở các doanh trại khác nhau,chú mặc bộ trang phục màu xanh lá cây mũ có ngôi sao vàng, vai đeo súng,hàng ngày chú thường luyện tập,bắn súng diễn tập,duyệt binh. Ngày đêm canh gác để bảo vệ tổ quốc. Có 1 bài hát rất hay cũng nói về chú bộ đội đấy cô mời các con chúng mình cùng lắng nghe xem đó là giai điệu của bài hát nào nhé ! | - Nghe gì nghe gì? - Chú bộ đội ạ - Doanh trại ạ - Màu xanh ạ - Súng ạ |
2. HĐ2: Nội dung chính: Dạy VĐ: Làm chú bộ đội * Ôn lại bài hát - Cho trẻ đoán xem đó là giai điệu của bài hát nào? - À đúng rồi đấy là bài Làm chú bộ đội do chú Minh chiểu sáng tác đấy. - Cho cả lớp hát theo nhạc.(Hát 2 lần) - Các con đã thuộc bài hát này chưa? - Các con ạ bài hát này sẽ hay hơn nếu như các con biết vận động theo nhịp của bài hát đấy ! | - Trẻ lắng nghe . - Trẻ hát - Rồi ạ |
* Cô vận động mẫu: - Lần 1 : Cô vận động cho trẻ quan sát - Lần 2: Cô vận động kết hợp giải thích + ĐT1: “Em thích làm chú bộ đội….Vác sung trên vai. Hai tay vung tự nhiên, chân giậm đều theo nhịp bài hát. + ĐT2: “ Bước 1,2 ..1,2..,1,2..” Chân giậm đều ,hai tay giả làm động tác bồng sung trên vai. - Lần 3: Cô vận động lại cho trẻ quan sát. - Các con thấy cô vận động thế nào? - Vậy các con có muốn vận động bài hát này hay như cô không? * Dạy trẻ vận động - Cô dạy trẻ vận động theo nhịp bài hát 1-2 lần(cô chú ý sữa sai để trẻ vận động đúng lời , đúng theo nhạc của bài hát) - Bây giờ cô mời các con chúng mình cùng đứng lên vận động theo bài hát nào? - Tổ vận động - Nhóm vận động - Cá nhân vận động - Cả lớp vận động =>GD: Các con ạ muốn làm chú bộ đội điều trước tiên là các con phải luôn yêu quý kính trọng chú như là gặp thì phải biết chào, hát cho chú nghe để các chú luôn vui và hoàn thành công tác là canh giữ, bảo vệ đất nước nhé! | - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát lắng nghe - Trẻ quan sát - Rất hay ạ - Có ạ - Trẻ vận động - Cả lớp vận động - Nhóm - Cá nhân - Trẻ thực hiện |
* Nghe hát: “Chú bộ đội” Cô giới thiêu tên bài hát và tác giả bài hát ‘ Chú bộ đội”. - Hát cho trẻ nghe lần 1: Không đàn. - Hát cho trẻ nghe lần 2: kết hợp múa minh họa. - Lần 3: Cô cho trẻ lên múa vận động cùng cô. - Động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia biểu diễn cùng cô . | - Trẻ trả lời - Trẻ vận động |
*Trò chơi “Nghe tiếng tấu tìm đồ vật” - Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên bảng đầu đội mũ che kín mắt, cho 1 bạn khác đi dấu đồ chơi vào sau lưng 1 bạn nào trong lớp, sau đó bạn đội mũ bỏ mũ ra và đi tìm đồ vật đó. Các bạn trong lớp hát nhỏ, khi bạn đến gần chỗ dấu đồ chơi thì cả lớp hát to để báo hiệu cho bạn biết đã đến gần chỗ dấu đồ chơi. - Luật chơi: Nếu không tìm thấy đồ chơi thì bị loại ra 1 lần chơi. - Cô cho trẻ chơi 2 lần - Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ | -Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Trẻ chơi . |
3. HĐ3: Kết thúc: - Cô cho trẻ chuyển sang hoạt động khác. | Trẻ chuyển hoạt động |
- Hoạt động có chủ đích: Vẽ hình chú bộ đội trên sân
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột.
- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời .
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ vẽ được chú bộ đội trân sân bằng phấn.
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng vẽ khéo léo.
- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.
2. Chuẩn bị:
- Phấn vẽ. Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo, bóng nhựa…
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1:Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ xếp hàng. Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết trong ngày.
- Cô dẫn trẻ ra sân chơi.
- Cho trẻ ngồi thoải mái.
* HĐ2: Vẽ chú bộ đội trên sân trường.
- Hôm trước cô đã cho c/c quan sát và tìm hiểu về các chú bộ đội chưa?( Rồi ạ).
- Các con còn nhớ hình ảnh về chú bộ đội nữa không? ( Có ạ)
- Con nào cho cô biết chú bộ đội như thế nào? (Gọi 4 - 5 trẻ trả lời)
- Chú bộ đội có mặc quần áo màu xanh, chú đội mũ có ngôi sao, chú đeo ba lô ạ ..
- Các con nhớ rất nhiều về các chú bộ đội.
- Bây giờ các con có muốn vẽ các chú bộ độ bằng phấn lên sân trường không? (Có)
- Bây giờ cô sẽ phát cho các con mỗi bạn 1 viên phấn các con hãy vẽ khuân mặt của chú bộ đội lên sân trường nhé. Bạn nào giỏi các con có thể vẽ thêm chi tiết khác mà các con thích (vâng ạ).
- Cô tổ chức cho trẻ vẽ.
- Cô đi đến các khu vực trẻ vẽ có thể gợi ý cho trẻ vẽ.
- Cô thông báo sắp hết thời gian để trẻ hoàn thiện.
* Cô nhận xét trẻ vẽ, động viên khen trẻ.
=> Giáo dục trẻ biết kính trọng, nhớ ơn các chú bộ đội.
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột:
- Cách chơi: Các con hãy xếp thành vòng tròn. Cử ra 2 bạn một bạn làm chuột và một bạn làm mèo đứng vào giữa, khi cô hô chuẩn bị thì 2 bạn đứng dựa lưng vào nhau, khi cô hô chuột chạy thì chuột chạy thật nhanh còn bạn mèo phải đuổi theo bạn chuột, Các bạn xung quanh sẽ có nhiệm vụ đọc bài đồng dao “Mèo đuổi chuột” thật to.
- Luật chơi: Nếu đã hết bài hát mà bạn mèo vẫn không bắt được bạn chuột thì bạn mèo vẫn phải tiếp tục vào vai mèo để tiếp tục chơi trò chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành
- Cách chơi: Các con hãy chọn cho nhóm của mình từ 3-5 bạn cùng chơi . Chọn một bạn xòe tay trái ra làm cái các bạn khác sẽ dùng tay trỏ của mình đặt lên lòng bàn tay của bạn và chúng mình bắt đầu đọc bài đồng dao “ Chi chi chành chành”tới hết bài đồng dao các bạn phải rút tay thật nhanh ra khỏi lòng bàn tay của bạn
- Luật chơi : bạn nào bị giữ tay lại bạn ấy bạn ấy sẽ phải thay bạn của mình làm cái xòe bàn tay ra.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
* Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ .
*HĐ3: Kết thúc: Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Hoạt động chính: Cho trẻ ôn lại DVĐ “Làm chú bộ đội”
IV. Nhận xét cuối ngày:
............................................................................................................................................................................................................................................................................