Giáo án 5 tuổi: Đo độ dài của các vật bằng 1 đơn vị đo

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
1. Mục tiêu:

- Kiến thức
: Trẻ biết đo độ dài của các vât bằng 1 đơn vị đo, biết đặt trùng khít 2 đầu của vật cần đo và đơn vị đo, nói được kết quả đo.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đo trùng khít 2 đầu của vật cần đo và đơn vị đo, kĩ năng trả lời rõ rang mạch lạc.

- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

2. Chuẩn bị:

- Đồ dùng trong gia đình, cái tủ, cái bàn, cái giường, thước cho trẻ đo. Thẻ số 1, 2, 3.

- Mô hình gia đình có đồ dùng giường tủ, bàn ….

- Vòng thể dục, bảng cho trẻ chơi trò chơi.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt đông của cô
Hoat đông của trẻ
1.HĐ1: Gây hứng thú + Ôn nhận biết dài ngắn
- Cô cho trẻ đi thăm quan gia đình bạn khánh
- Gia đình ban có những đồ dùng gì?
- Cái bàn và cái giường có chiều dài như thế nào?

- Cô cho cả lớp nhắc lại
2.HĐ2: Đo độ dài của các vât bằng 1 đơn vị đo
-
Trong rổ của các con có gì?

-
Xếp bàn, tủ, giường, ra trước mặt
- Các đồ dùng này như thế nào?
* Cô hướng dẫn trẻ đo:
- Để đo chiều dài của cái bàn cần phải có gì?
- Đặt 1 đầu thước đo trùng khít với 1 đàu của vật cần đo, rồi dùng bút chì đánh dấu đầu còn lại.
- Cái bàn bằng mấy lần thước đo gắn thẻ số tương ứng.
- Đo cái tủ và gắn thẻ số tương ứng?
- Caí tủ bằng mấy lần thước đo?
- Cái bàn và cái tủ như thế nào với nhau?
- Đo cái giường và đặt thẻ số tương ứng?
- Cái giường bằng mấy lần thước đo?
- Caí tủ bằng mấy lần thước đo?
- Như vậy cái tủ và cái giường ntn?
- Cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn.
- Vậy cái bàn, cái tủ, cái giường ntn?


*TC: Ai nhanh nhất
- Cô nói dài nhất thì trẻ giang 2 tay ra, cô nói ngắn hơn trẻ thu tay lại, và cô nói ngắn nhất trẻ thu 2 tay về.
- Cho trẻ chơi
* TC2: Chung sức
- các bạn bật qua vòng lên gắn đồ dùng trong gia đình lên bảng
- Bạn đầu tiên lên gắn đồ dùng ngắn nhất.
- Ban thứ 2 gắn đồ dùng ngắn hơn, và bạn thứ 3 lên gắn đồ dùng dài nhất
- Luật chơi: Ban nào gắn nhầm không đươc tính
- Cho trẻ chơi
- Trẻ gắn song cô cùng trẻ kiểm tra kết quả.
3.HĐ3: Kết thúc
- Cô cùng trẻ cất don đồ dùng chuyển hoạt động.



- Trẻ đi
- Có bàn ghế, tủ, giường…

- Không bằng nhau cái bàn ngắn hơn cái tủ dài hơn.
- Trẻ nhắc lại


- Có bàn, tủ, giường, thước đo và thẻ sô.
- Trẻ xếp
- Không bằng nhau


- Có thước đo


- Trẻ lắng nghe

- Bằng 1 làn thước đo
- Trẻ đo và gắn thẻ số
- Bằng 2 lần thước đo
- Không bằng nhau
- Trẻ đo và đặt thẻ số tương ứng
- Bằng 3 làn thước đo
- Bằng 2
- Không bằng nhau
- Cái tủ ngắn hơn cái giường dài hơn
- Không bằng nhau cái bàn ngắn nhất, cái tủ ngắn hơn và cái giường dài nhất.



- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi


- Trẻ lắng nghe





- Trẻ chơi
- Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô

- Trẻ cất don đô dùng ra chơi
II. Hoạt động ngoài trời:

-
HĐCCĐ: Dạo quanh sân trường quan sát thời tiết cây cối trong trường.

- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê, chơi trò chơi dân gian.

- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

1.Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức
: Trẻ biết quan sát các hiện tượng thời tiết, cây cối trong trường nói được đặc điểm thời tiết.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

- Thái độ:Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, có ý thức giữ gìn đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ khi hoạt động ngoài trời.

2. Chuẩn bị:

- Sân chơi sạch sẽ, vòng, phấn, chóng chóng, lá cây…. Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

3. Tổ chức hoạt động:

1.HĐ1: Gây hứng thú


- Trước khi ra sân, cô điểm danh trẻ, kiểm tra sĩ số, dặn dò trẻ trước khi ra sân, cho trẻ xếp 2 hàng và hát bài “Cả nhà đều yêu”. Trẻ hát

2.HĐ2: Dạo quanh sân trường quan sát thời tiết, cây cối, trong sân trường.

- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Rất mát mẻ ạ

- Còn con con thấy thời tiết hôm nay tn? Con thấy trời rất mát và có gió ạ.

- Thế còn con con thấy sao? Con thấy trời nhiều mây ạ

- Cây cối trong trường thế nào? Cây cối xanh tốt ạ

- Bạn nào biết nữa? Con thấy cây cối rất xanh và đẹp ạ

- Cô gọi nhiều trẻ nhận xét? Trẻ nhận xét

- Để cây tươi tốt chúng mình phải làm gì? Phải tưới cây ạ.

- Giaó dục: Giaos dục trẻ ăn uống đủ chất để phòng ốm đâu khi thời tiết giao mùa.

* Trò chơi dân gian

- Cô giới thiệu và cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Chi chi chành chành”. Trẻ chơi.

* Trò chơi 2: “Bịt mắt bắt dê”

- Cô giới thiệu cách chơi cho trẻ chơi. Trẻ chơi

- Động viên khuyến khích trẻ chơi.

* Chơi tự do: Cô giới thiệu một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi như Chong chóng, nhặt lá xếp hình, chơi đu quay, cầu trượt.

- Cho trẻ chơi các góc theo ý thích.

- Cô bao quát trẻ chơi, chú ý đảm bảo an toàn trong khi chơi.

3.HĐ3: Kết thúc

-
Cô tập trung trẻ, kiễm tra sĩ số, nhận xét và cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.

II. Hoạt động chiều:

- Ôn củng cố hoạt động sáng.

- Vui múa hát theo chủ đề.

- Chơi trò chơi dân gian, đọc ca dao đồng dao.

- Nêu gương cuối ngày - Kiểm tra vệ sinh - Điểm danh - Trả trẻ

* Nhận xét cuối ngày:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
Nguồn TH
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Dạy trẻ kĩ năng đo là khá khó vì vậy cần kiên trì dạy trẻ và tích cực ôn lại mọi lúc mọi nơi
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top