1.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Trẻ biết được đồ dùng của nghề dạy học có sách vở bút thước, bảng phấn. Biết công việc của các cô giáo là dạy học. Biết ngày 20-11 là ngày nhà giáo việt nam. Các hoạt động diễn ra trong ngày nhà giáo việt nam.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Thái độ: Thông qua đó giúp trẻ biết lợi ích các nghề và yêu quý người lao động.
2.Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh về công việc và một số đồ dùng nghề dạy học, tranh các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo việt nam.
- Câu hỏi đàm thoại
3.Tổ chức hoạt động:
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- HĐCCĐ: Lắng nghe các âm thanh trong trường.
- TCVĐ: Quay bánh xe, chơi trò chơi dân gian.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
1.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Trẻ lắng nghe và biết được các âm thanh khác nhau trong sân trường, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót…
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc
- Thái độ:Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, chơi vui vẻ đoàn kết.
2. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, sắc sô. Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
3. Tổ chức hoạt động:
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ xếp 2 hàng đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” ra sân. Trẻ đọc
- Dẫn trẻ đến khu vực quan sát.
2.Hoạt động 2: lắng nghe các âm thanh trong trường.
- Các con hãy lắng nghe xem trong sân trường có âm thanh gì?
- Cô gọi vài trẻ nhận xét? Con nghe thấy có tiếng gió thổi vi vu ạ
- Còn con, con nghe thấy gì? Con nghe thấy có tiếng chim hót ạ
- Cô gọi nhiều trẻ nói lên những gì mà trẻ nghe thấy?
- Động viên khuyến khích trẻ.
* Trò chơi dân gian: “Chi chi chành chành”:
Cách chơi : 4-5 trẻ 1 nhóm, 1 trẻ làm “cái” xoè bàn tay ra. Các trẻ khác đặt ngón tay vào lòng bàn tay trẻ làm “cái”. Trẻ làm “cái” vừa gõ ngón tay vừa đọc: Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương ngũ đế, bắt dế đi tìm, ù à ù ập. Đến chữ “ ập”, trẻ làm “cái” nắm tay vào để bắt các ngón tay của bạn, nếu ai bị cái bắt thì xoè bàn tay cho các bạn chơi tiếp.
* Trò chơi 2: “Quay bánh xe”
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm( trong đó 1 nhóm nhiều hơn, xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm, quay mặt vào trong. Khi nghe cô gõ xắc xô, trẻ cầm tay nhau chạy thành vòng tròn theo hướng ngược nhau, làm bánh xe quay. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ (cô gõ lúc nhanh lúc chậm để các cháu phản ứng theo đúng nhịp).
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Trẻ chơi
- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.
*Chơi tự do: Cô giới thiệu một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi như, nhặt lá xếp hình, chơi đu quay, cầu trượt.
- Cho trẻ chơi các góc theo ý thích.
- Cô bao quát trẻ chơi, chú ý đảm bảo an toàn trong khi chơi.
3.HĐ3: Kết thúc
- Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, nhận xét và cho trẻ đi vs nhẹ nhàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Ôn củng cố hoạt động sáng. Trò truyện về ngày nhà giáo việt nam.
- Rèn kỹ năng rửa tay cho trẻ.
- Chơi trò chơi dân gian.
- Chơi tự do các góc.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nguồn TH
- Kiến thức: Trẻ biết được đồ dùng của nghề dạy học có sách vở bút thước, bảng phấn. Biết công việc của các cô giáo là dạy học. Biết ngày 20-11 là ngày nhà giáo việt nam. Các hoạt động diễn ra trong ngày nhà giáo việt nam.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Thái độ: Thông qua đó giúp trẻ biết lợi ích các nghề và yêu quý người lao động.
2.Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh về công việc và một số đồ dùng nghề dạy học, tranh các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo việt nam.
- Câu hỏi đàm thoại
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.HĐ1: Gây hứng thú - Trẻ hát bài hát: Cô và mẹ - Phạm Tuyên. - Đàm thoại về nội dung bài hát - Giao dục trẻ yêu quí kính trọng cô giáo 2.HĐ2: Trò truyện về nghề giáo viên * Đồ dùng của cô giáo - Cô đọc câu đố về: Cô giáo "Ai dạy bé hát Chải tóc hàng ngày Ai kể chuyện hay Khuyên bé đừng khóc" - Nghề dạy học (giáo viên) có những đồ dùng gì? - Cô đưa ra tranh đồ dùng nghề giáo viên: Bút, phấn, giáo án, sách vở... - Gọi 2,3 trẻ trả lời (Đồ dùng của cô giáo có gì?) - Những đồ dùng này dùng để làm gì? - Cô chốt lại: Đồ dùng của cô giáo có sách vở bút thước bảng phấn, những đồ dùng này dùng để dạy học. * Công việc của cô giáo - Ở lớp cô giáo thường làm những công việc gì? - Cô gọi nhiều trẻ kể về các hoạt động trong ngày của bé (Đón trẻ, TDS, giờ học, giờ ăn, ngủ, HĐC…) - Đúng rồi: Buổi sáng đến lớp cô đón các con vào lớp, rồi cho các con tập TD, dạy hát múa, đọc thơ, kể truyện, dạy vở… ngoài ra cô còn chăm sóc cho các con từng bữa cơm giấc ngủ, ngoài những cv đó ra cô còn soạn bài và làm rất nhiều sổ sách để dạy các con đấy. * NDKH: Trò truyện về ngày 20-11 - Các con có biết sắp đến ngày gì dồi không? - Ngày 20-11 là ngày gì? - Ngày nhà giáo việt nam các con được tham gia vào những hoạt động gì? - Ngoài nghề dạy học ra các con con biết có những nghề nào? * Trò chơi: TC1 - Thi ai nhanh: Chia lớp thanh 3 đội, yêu cầu trẻ bật qua vòng lấy đồ dùng của nghề dạy học. - Cho trẻ chơi. - Động viên khuyến khích trẻ chơi. Trò chơi 2: - Tô màu tranh cô giáo - Cô phát mỗi trẻ 1 bức tranh về cô giáo cho trẻ tô màu. - Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ. 3.HĐ3. Kết thúc: - Cho cả lớp hát bài “Cô giáo em” ra chơi. | - Trẻ hát - Trẻ đàm thoại cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Cô giáo ạ - Có thước bảng, phấn… - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Để dạy học ạ - Dạy học hát, múa, đọc thơ, kể truyện và cho chúng con ăn a….. - Trẻ kể về cv của cô ở trường - Trẻ lắng nghe - Ngày 20-11 - Ngày tết của các cô giáo ạ - Được múa hát chào mừng ngày nhà giáo vn ạ - Bác sĩ, bôi đội, công nhân xây dựng,…. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ tô - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát ra chơi |
- HĐCCĐ: Lắng nghe các âm thanh trong trường.
- TCVĐ: Quay bánh xe, chơi trò chơi dân gian.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
1.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Trẻ lắng nghe và biết được các âm thanh khác nhau trong sân trường, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót…
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc
- Thái độ:Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, chơi vui vẻ đoàn kết.
2. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, sắc sô. Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
3. Tổ chức hoạt động:
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ xếp 2 hàng đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” ra sân. Trẻ đọc
- Dẫn trẻ đến khu vực quan sát.
2.Hoạt động 2: lắng nghe các âm thanh trong trường.
- Các con hãy lắng nghe xem trong sân trường có âm thanh gì?
- Cô gọi vài trẻ nhận xét? Con nghe thấy có tiếng gió thổi vi vu ạ
- Còn con, con nghe thấy gì? Con nghe thấy có tiếng chim hót ạ
- Cô gọi nhiều trẻ nói lên những gì mà trẻ nghe thấy?
- Động viên khuyến khích trẻ.
* Trò chơi dân gian: “Chi chi chành chành”:
Cách chơi : 4-5 trẻ 1 nhóm, 1 trẻ làm “cái” xoè bàn tay ra. Các trẻ khác đặt ngón tay vào lòng bàn tay trẻ làm “cái”. Trẻ làm “cái” vừa gõ ngón tay vừa đọc: Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương ngũ đế, bắt dế đi tìm, ù à ù ập. Đến chữ “ ập”, trẻ làm “cái” nắm tay vào để bắt các ngón tay của bạn, nếu ai bị cái bắt thì xoè bàn tay cho các bạn chơi tiếp.
* Trò chơi 2: “Quay bánh xe”
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm( trong đó 1 nhóm nhiều hơn, xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm, quay mặt vào trong. Khi nghe cô gõ xắc xô, trẻ cầm tay nhau chạy thành vòng tròn theo hướng ngược nhau, làm bánh xe quay. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ (cô gõ lúc nhanh lúc chậm để các cháu phản ứng theo đúng nhịp).
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Trẻ chơi
- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.
*Chơi tự do: Cô giới thiệu một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi như, nhặt lá xếp hình, chơi đu quay, cầu trượt.
- Cho trẻ chơi các góc theo ý thích.
- Cô bao quát trẻ chơi, chú ý đảm bảo an toàn trong khi chơi.
3.HĐ3: Kết thúc
- Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, nhận xét và cho trẻ đi vs nhẹ nhàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Ôn củng cố hoạt động sáng. Trò truyện về ngày nhà giáo việt nam.
- Rèn kỹ năng rửa tay cho trẻ.
- Chơi trò chơi dân gian.
- Chơi tự do các góc.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nguồn TH