giáo án Giáo án chủ đề Ngữ Văn 6 kì 2

Tài Liệu Mới

Moderator
Điểm
0
Kính tặng giáo án chủ đề Ngữ Văn 6 kì 2. Chủ đề văn bản truyện hiện đại Việt Nam giúp cho học sinh hiểu về thiên nhiên, đất nước để từ đó luôn tự hào về dất nước, đất nước. Ngoài ra, tài liệu còn có các phiếu bài tập đi kèm rất sinh động, cụ thể.

CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Phẩm chất:


- Biết yêu thiên nhiên, đất nước với những biểu hiện phong phú trong cuộc sống cũng như trong văn học;

- Yêu quý và tự hào về truyền thống của đất nước, kính trọng, biết ơn người có công với đất nước; biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp;

- Giới thiệu và gìn giữ các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, có lý tưởng sống và có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và tương lai dân tộc.

- Chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, siêng năng trong công việc gia đình, nhà trường; yêu lao động; có ý chí vượt khó; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai

2. Năng lực:

+
Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sáng tạo.

+ Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, phân tích chi tiết, hình ảnh, nhận xét nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học

Qua bài học, HS biết:

  • a. Đọc hiểu:
  • - Nêu được ấn tượng chung về văn bản
  • - Nhận biết được câu chuyện và tóm tắt một cách ngắn gọn
  • - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện quan ngôn ngữ văn bản
  • - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động...của nhân vật
- Nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người vùng đất phương Nam.

- Nhận biết được nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.

  • - Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng
- Hiểu biết bước đầu về văn miểu tả

- Nhận biết được điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử cuả cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra

b. Viết :

- Biết viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, muccj đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt, tả quang cảnh

c. Nói và nghe

- Trình bày được ý kiến cá nhân về các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập

- Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận

- Nghe tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

III. Đọc hiểu chi tiết văn bản

1. Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau.

* Khái quát chung


- Trình tự không gian

- Cảnh được miêu tả một cách trực tiếp vì nhân vật "tôi" trực tiếp quan sát cảnh sông nước Cà Mau từ trên con thuyền và trực tiếp miêu tả.

- Tác dụng

+Khiến cảnh sông nước Cà Mau hiện lên một cách chân thực sinh động.

+ Người miêu tả có thể bộc lộ trực tiếp sự: quan sát, so sánh, liên tưởng, cảm xúc.




* Ấn tượng

- Hình ảnh : Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện; Trời, nước, cây toàn một sắc xanh.

- Âm thanh : Tiếng sóng biển rì rào bất tận ru ngủ thính giác con người.

- Nghệ thuật: Biện pháp so sánh, điệp từ, tính từ, liệt kê tả kết hợp với kể.

=> Cảnh thiên nhiên Cà Mau phủ kín màu xanh tươi đẹp, nguyên sơ, có vẻ đẹp rộng lớn, bao la, thoáng đãng, hùng vĩ đầy hấp dẫn và bí ẩn.



2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau

* Dự kiến kết quả

- Tên gọi




Tên gọiÝ nghĩa tên gọiNhận xét về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau
rạch Mái Giầmcó nhiều cây mái giầmPhong phú, đa dạng; hoang sơ; thiên nhiên gắn bó với cuộc sống lao động của con người
kênh Bọ Mắt
có nhiều bọ mắt
kênh Ba Khía
có nhiều con ba khía
Năm Cănnhà năm gian
Nhận xét về cách đặt tên:
Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên, làm nên màu sắc địa phương không thể trộn lẫn



- Dòng sông

+ Dòng sông mênh mông, rộng hơn ngàn thước

+ Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu

sóng trắng.

- Rừng đước

+ Dựng cao ngất như hai dãy trường thành vô tận;

+ Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia

+ Đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu....

+ Lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai

-> Dùng nhiều phép so sánh , nhiều ĐT mạnh, thoát, đổ, xuôi.

=> Khiến cảnh hiện lên cụ thể sinh động

=> Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú

3. Cảnh chợ Năm Căn:

* Dự kiến kết quả


- Cảnh chợ:

+ Quen thuộc: Giống các chợ kề biển vùng Nam Bộ,

+ Lạ lùng, độc đáo: họp trên sông nước

+ Phong phú, đặc sắc: Nhiều bến, nhiều lò than hầm gỗ đước; nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông; bán đủ thứ, nhiều dân tộc.

-> Cảnh tượng đông vui, hấp dẫn, tấp nập, trù phú, độc đáo

- Nghệ thuật: so sánh, liệt kê


® T/g là người am hiểu cuộc sống Cà Mau, có tấm lòng gắn bó với mảnh đất này.

- Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng miêu tả

1. Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau.

Gv hướng dẫn hs tìm hiểu ấn tượng ban đầu về cảnh sông nước CM bằng các câu hỏi gợi mở kết hợp với phiếu học tập số 3

- Cảnh được miêu tả theo trình tự nào?

- Theo em cảnh được cảm nhận và miêu tả trực tiếp hay gián tiếp? Căn cứ vào đâu để xác định được như vậy?

- Cách miêu tả bằng sự quan sát và cảm thụ một cách trực tiếp như vậy có tác dụng gì?

- Hs hoạt động cặp đôi

Phiếu học tập số 3 (phụ lục)


2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau


GV tổ chức thảo luận nhóm thông qua phiếu học tập, chia lớp thành 4 nhóm lần lượt làm các phiếu được giao.



- Tên gọi


Nhóm 1,2: Hoàn thành phiếu học tập số 4 thấy được nét đặc sắc trong cách gọi tên sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau



Tên gọiÝ nghĩa tên gọiNhận xét về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau


Nhận xét về cách đặt tên



Nhóm 3,4: Phiếu học tập số 5 (Phụ lục)


Tìm hiểu về hình ảnh sông ngòi, kênh rạch



3. Cảnh chợ Năm Căn:


- Gv tạo tình huống có vấn đề: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cùng thảo luận tình huống: Em được giao nhiệm vụ làm hướng dẫn viên du lịch dẫn đoàn đi thăm quan Cà Mau. Tuy nhiên có một vị du khách kiên quyết không muốn đi chợ Năm Căn. Với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ thuyết phục vị du khách như thế nào?

- Học sinh sẽ thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện

- Giáo viên chốt ý



- Em cảm nhận chợ Cà Mau là một chợ như thế nào? Nhờ biện pháp nghệ thuật nào mà em cảm nhận được điều đó?



- Qua trích đoạn trích, em cảm nhận được gì về vùng đất Cà Mau nói riêng, tổ quốc VN nói chung? Và em hiểu thêm gì về tác \

giả?



IV. Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của văn bản

* Dự kiến sản phẩm

1. Nội dung:

-
Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ đầy sức sống hoang dã.

- Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập , trù phú, độc đáo.

2. Nghệ thuật:

-
Miêu tả từ bao quát đến cụ thể

- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ.

- Sử dụng từ ngữ địa phương.

- Kết hợp miêu tả, thuyết minh.

* Ý nghĩa văn bản: Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi về thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.



IV. Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của văn bản

* Dự kiến sản phẩm




- Chúng ta vừa tìm hiểu xong về đoạn trích văn bản "Sông nước Cà Mau" qua đó em cảm nhận được gì về vùng đất này?





- Em học tập được gì về nghệ thuật tả cảnh từ văn bản Sông nước Cà Mau?










- Phải là người có tính cách, mối quan hệ như thế nào với sông nước Cà Mau, tác giả mới miêu tả được vẻ đẹp sống động, chân thực đến thế?



V. Hướng dẫn cách đọc hiểu văn bản truyện hiện đại

* Dự kiến kết quả


- Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm (quê hương, sở trường viết, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, chia bố cục văn bản...)

- Chú ý các hình ảnh đặc sắc, các biện pháp nghệ thuật có trong văn bản

- Chú ý cách xây dựng, miêu tả nhân vật (ngoại hình, hành động...)

- Thiết kế các phiếu học tập

Giáo viên hướng dẫn học sinh những lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện hiện đại có sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và thuyết minh

- Khi đọc hiểu một văn bản truyện hiện đại có sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và thuyết minh ta cần phải lưu ý điều gì?

VI. Liên hệ, mở rộng

* Dự kiến kết quả




- Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau sau khi học xong bài Sông nước Cà Mau trong đó có sử dụng ít nhất 2 hình ảnh so sánh

- Cà Mau là vùng đất có thiên nhiên tươi đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng nhưng trước sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, theo dự báo của Nha khí tượng quốc gia , ước tính đến năm 2050, Cà Mau bị nước biển xâm thực 60 % diện tích đất đai.

Trước diễn biễn xấu đó, hãy trao đổi với các bạn xem ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải hành động như thế nào để giảm thiểu những rủi ro đó cho Cà Mau, cho đất nước VN tươi đẹp này.




VII. Thực hành đọc hiểu

1. Hoạt động khởi động

* Dự kiến kết quả


Sông Hồng, Hương, Cửu Long, Đồng Nai, sông Đà, sông Mã, sông Hoàng Long, sông Thái Bình, sông Thu Bồn....



VĂN BẢN VƯỢT THÁC

1. Hoạt động khởi động

a. Khởi động


Giáo viên tổ chức trò chơi "Tinh thần đồng đội", chia lớp thành 2-3 nhóm. Các nhóm sẽ kể tên các dòng sông ở nước ta mà em biết trong thời gian 3 phút. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng

b. Dẫn dắt vào bài

Đất nước ta có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chính vì thế, những con sông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn. Có nhà thơ chọn sông Hương với vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, có nhà thơ lại tìm về dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Riêng Võ Quảng, tuổi thơ của ông gắn liền với dòng sông Thu Bồn xứ Quảng, có lẽ vì điều đó, dòng sông Thu Bồn đã được khắc họa đậm nét trong thơ ông- bài "Vượt thác"- cũng chính là nội dung bài học hôm nay.


1461059745_1 (1).jpg



File giáo án:
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Tài Liệu Mới,
Trả lời
0
Lượt xem
541

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top