Học Cùng Con
Thành Viên
- Điểm
- 0
TUẦN 1
Ngày soạn : 2 /9/2018. Ngày giảng:.................
Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2018.
Tập đọc
CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM (TIẾT 1+2)
I. Mục tiêu:CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM (TIẾT 1+2)
a,Rèn kĩ năng đọc thành tiếng , đọc đúng các từ khó quyển, nguệch ngoạc, quay
- Đọc đúng các từ có âm, vần dễ viết sai: nắn nót, tảng đá, sắt...
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, phân biệt được lời kể của câu chuyện
b , Giúp hs hiểu được nội dung của bài tập đọc
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ
III. Các kĩ năng sống:
- Xác định giá trị : Câu chuyện khuyên các em phải biết chăm chỉ , kiên chì trong mọi công việc .
- Tự nhận thức về bản thân : Luôn luôn rèn cho mình tính cần cù chăm chỉ .
IV. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động | Giáo viên | Học sinh |
1. Ổn định 2. Bài cũ 3 . Bài mới a. GT bài b. Hướng dẫn HS luyện đọc c. Hướng dẫn tìm hiểu bài d. Luyện đọc lại 4. Củng cố dặn dò : | - Kiểm tra đồ dùng của học sinh TIẾT 1 - GV yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi+ Bức tranh vẽ những ai ? - GV giới thiệu bài ( ghi tên bài lên bảng) - GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt - GV HD đọc từng câu - GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1,2 kết hợp giải nghĩa từ - HD HS đọc đúng các từ ngữ khó SGK - Từ ngữ khó phát âm: làm, lúc, nắn nót.... - GV hd đọc từng đoạn - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới, được chú giải cuối bài TIẾT 2 - GV đọc đoạn 1, 2. - Lúc đầu cậu bé học hành ntn? - Cậu bé thấy cụ già đang làm gì ? + Bà cụ giải thích ntn ? + Đến lúc này cậu bé có tin bà cụ hay không ? +Câu chuyện này khuyên em điều gì ? - GV yêu cầu HS đọc lại toàn bài - Đọc phân vai - GV nhận xét các vai đọc - Nhận xét giờ ,về ôn lại bài | - Hát - Học sinh chuẩn bị đồ dùng - HS mở sách giáo khoa - Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - HS trả lời - Em là HS, bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn - HS theo dõi đọc thầm đoạn 1,2. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp - HS đọc từng đoạn trong nhóm (cặp đôi ) - Thi đọc giữa các nhóm ( đồng thanh) - Cậu rất lười học . -Thấy bà cụ mài thỏi sắt ở ven đường. + Mỗi ngày mài ….thành tài . + Cậu bé tin +Khuyên em làm việc chăm chỉ , cần cù chịu khó thì mới thành tài . + HS đọc bài theo phân vai - HS chuẩn bị bài hôm sau |
____________________________________
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu:Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
- Giúp HS củng cố về :viết các số từ 0 đến 100, thứ tự của các số
- Số có một, hai chữ số. Số liền trước, liền sau của một số
- Rèn kĩ năng học toán cho học sinh
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
Các hoạt động | Giáo viên | Học sinh |
1. Ổn định 2. Bài cũ 3 Bài mới a. GT bài b. Hướng dẫn luyện tập | - Hát - Kiểm tra đồ dùng của học sinh - GV hướng dẫn học sinh giải các bài * Bài 1: (HS thực hành theo cá nhân ) - Củng cố cách đọc , đếm, viết các số có hai chữ số . - GV nhận xét bài của HS . * Bài 2: ( HS làm nhóm) - GV yêu cầu hs nêu lại cách đặt tính cộng và trừ Củng cố về số liền sau, số liền trước - Nhận xét Bài 3 HS làm bảng con ) - Nêu nhanh số liền sau, số liền trước của một số cho trước | - Học sinh chuẩn bị đồ dùng Bài 1 : Học sinh thực hành theo các nhân - HS nêu yêu cầu bài toán - HS đọc lần lượt các số có một chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé - HS thực hiện a. 12,13,14,15,... b. Số bé nhất có 2 chữ số: 10 c. Số lớn nhất có 2 chữ số: 99 - HS viết nhanh vào bảng con a. Số liền sau của 39: 40 b. Số liền trước của 90: 89 c. Số liền trước của 99: 98 d. Số liền sau của 99: 100 |
4. Củng cố dặn dò | - GV nhận xét - Nhận xét giờ dặn HS về ôn lại bài | - Lắng nghe - HS chuẩn bị bài |
_______________________________
Tự nhiên xã hội
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêuTự nhiên xã hội
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
-Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể
- Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được
- Năng vận động để cơ xương phát triển tốt
II. Đồ dùng dạy học
- GV : Tranh vẽ cơ quan vận động
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động | Giáo viên | Học sinh |
1.Ổn định 2. Bài cũ 3 Bài mới a.GT bài b. Bài mới HĐ1: Làm một số cử động HĐ2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động HĐ3 : Trò chơi vật tay 4. Củng cố dặn dò | - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV giới thiệu, ghi đầu bài - GV tiến hành : - GV nêu yêu cầu - cho HS thực hiện - Cho cả lớp cùng thực hiện + Mục tiêu : Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. HS nêu được vai trò của xương và cơ - GV Tiến hành: - Cho HS thực hành - Dưới lớp da của cơ thể có gì? - Cho HS thực hành tiếp - GV cho HS quan sát H 5, 6 ( SGK ) - Em hãy chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể - Tiến hành : - GV gọi 2 HS lên chơi mẫu sau đó cả lớp cùng chơi - Nhận xét giờ – về ôn lại bài | - Hát - HS quan sát hình 1,2,3,4 (SGK) theo cặp - Làm một số động tác như trong hình - HS nối tiếp nhau thực hiện - Lớp trưởng hô cả lớp làm theo - HS trả lời - Tự nắm bàn tay cổ tay, cánh tay của mình - Xương và bắp thịt - Cử động cánh tay, bàn tay, cổ tay - Xương và cơ - HS chơi trò chơi Các nhóm nhận xét cách chơi của nhau . - Học sinh về ôn lại bài |
_____________________________
Đạo dức
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng TGB
- HS có thái độ đồng tình với các bạn, biết học tập sinh hoạt đúng giờ
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học :
Các hoạt động | Giáo viên | Học sinh |
1.Tổ chức 2. Bài cũ 3. Bài mới a.GT bài b. Các hoạt động HĐ1ày tỏ ý kiến HĐ2: Xử lí tìmh huống HĐ3: Giờ nào việc ấy 4. Củng cố dặn dò | - Hát - Kiểm tra đồ dùng của hs - GV giới thiệu bài + Tiến hành : * Tình huống 1 : trong giờ học toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. * Tình huống 2 : Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện - GVKL + Tiến hành : Chia nhóm, giao nhiệm vụ + Tiến hành : GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Dặn dò : Xây dựng thời gian biểu | -Học sinh chuẩn bị đồ dùng - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ xung - HS thực hành lựa chọn cách ứng xử phù hợp và đóng vai - Học sinh đọc kết luận - HS thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - Cả lớp nhận xét bổ xung - Về ôn lại bài va chuẩn bị bài hôm sau |
................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________________________
Ngày soạn: 3 / 9 / 2018 .
Ngày giảng: ....................
Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2018.
Tập đọc
TỰ THUẬT
I Mục tiêu:TỰ THUẬT
a, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ có vần khó: quê quán, quận, trường...
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng
b, Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài
- Bước đầu có khái niệm về bản tự thuật ( lí lịch )
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi ND tự thuật theo các câu hỏi 3,4 SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động | Giáo viên | Học sinh |
1. Ổn định 2. Bài cũ 3. Bài mới a.GT bài b. Hướng dẫn luyện đọc c. Hướng dẫn tìm hiểu bài d. Luyện đọc lại 4.Củng cố dặn dò : | - HS đọc 1 đoạn của bài Có công mài sắt, có ngày nên - GV nhận xét và cho điểm - GV giới thiệu bài - GV đọc mẫu - GV HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ - Gv hd đọc từng câu - Giúp HS đọc đúng từ có vần khó: - Đọc từng đoạn trước lớp - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi - Em biết gì về bạn Thanh Hà ? - Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy ? - Em hãy cho biết họ và tên em ? - Em hãy cho biết tên địa phương em ở - Cho HS thi đọc - Nhận xét tiết học | - Hát - HS nghe và theo dõi SGK . - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - HS nối tiếp nhau đọc các từ khó trên bảng - HS đọc các từ chú giải ở cuối bài + HS đọc từng đoạn theo nhóm cặp đôi + Đại diện nhóm thi đọc + HS trả lời câu hỏi + Họ tên ngày tháng năm sinh ,quê của bạn + Nhờ vào bản tự thuật của bạn . Từng cặp hs giới thiệu tên , ngày tháng năm sinh , quê của mình . - Một số HS thi đọc lại bài - Học sinh về ôn lại bài |
____________________________
Kể chuyện
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu:CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
a, Rèn kĩ năng cho học sinh hiểu được nội dung của câu chuyện
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện: Có công mài sắt có ngày nên kim.
b, Rèn kĩ năng kể lại cho người khác nghe lại toàn bộ được nội dung của câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 4 tranh minh hoạ trong (SGK)
III Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động | Giáo viên | Học sinh |
1. Ổn định 2. Bài cũ 3.Bài mới a.GT bài b.Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh c.Hướng dẫn học sinh thi kể phân vai 4. Củng cố dặn dò : | - Kiểm tra đồ dùng của học sinh . - GV : Giới thiệu câu truyện ngụ ngôn - GV : Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh - GV yêu cầu học sinh nối tiếp nhau kể theo nội dung của tranh - GV nhận xét lời kể của học sinh - Kể toàn bộ câu chuyện - GV cho HS kể theo nhóm cặp đôi - GV nhận xét lời kể của các nhóm - GV tổ chức thi kể giữa cá nhóm - GV HD thi kể theo phân vai - Kể phân vai ( có 3 vai ) - Người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ Giọng cậu bé: - Giọng bà cụ: ôn tồn, hiền hậu - GV nhận xét tiết học. Về kể lại nội dung câu chuyện | - Hát - Học sinh chuẩn bị đồ dùng - Học sinh theo dõi lời kể của GV - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi - HS nối tiếp kể chuyện theo tranh theo nhóm cặp đôi - HS kể từng đoạn theo nhóm trước lớp - HS kể cá nhân theo đoạn - - - Nhận xét - HS đóng vai kể chuyện - HS nhận xét - Học sinh về nhà ôn lại nội dung câu chuyện |