Học Cùng Con
Thành Viên
- Điểm
- 0
Toán
BẢNG NHÂN 3
BẢNG NHÂN 3
I.Mục tiêu: - Hình thành bảng nhân 3và học thuộc lòng bảng nhân 3. áp dụng bảng nhân 3 để giải toán có lời văn.- Rèn trí nhớ cho HS và KN giải toán có lời văn.- HD HS chăm học toán.
II. Đồ dùng dạy học: Đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học :
Các hoạt động | Giáo viên | Học sinh |
1. Ổn định 2. Bài cũ 3.Bài mới a.GT bài b. Hướng dẫn lập bảng nhân 3. c.Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4.Củng cố dặn dò | - Đọc bảng nhân 2? - GV nhận xét - GTB: Hướng dẫn lập bảng nhân 3. - Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng, hỏi: Có mấy chấm tròn? - Ba chấm tròn được lấy mấy lần? - Ba được lấy mấy lần? - 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân : 3 x 1 = 3.( Ghi bảng) - Gắn tiếp 2 tấm bìa và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần? - Vậy 3 được lấy mấy lần? - 3 nhân 2 bằng mấy? - Ghi bảng: 3 x 2 = 6 * Tương tự với các phép nhân còn lại. * Sau khi hình thành xong bảng nhân 3, GV nói: Đây là bảng nhân 3. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 3, các thừa số còn lại lần lượt là: 1, 2, 3......, 10; các tích tăng dần 3 đơn vị - Xoá dần cho HS đọc thuộc lòng. Luyện tập: * Bài 1: - Bt yêu cầu gì? * Bài 2: - Đọc đề? - Mỗi nhóm có mấy HS? - Có tất cả mấy nhóm? - Để biết tất cả có bao nhiêu HS ta làm phép tính gì? - T nhận xét. * Bài 3: - Số đầu tiên trong dãy là số nào? - Tiếp sau số 3 là số nào? - 3 cộng thêm mấy thì bằng 6? - Tiếp sau số 6 là số nào? - 6 cộng thêm mấy thì bằng 9? - Yêu cầu HS nêu NX về dãy số trên- Thi đọc bảng nhân 3 * Dặn dò: Ôn lại bài. | - Hát. - 3- 4 HS đọc - Nhận xét. - có 3 chấm tròn. - lấy 1 lần. - 1 lần. - HS đọc: 3 nhân 1 bằng 3 - Lấy 2 lần. - 2 lần - 3 nhân 2 bằng 6 - HS đọc - HS đọc bảng nhân 3 - Đọc thuộc lòng. - HS thi đọc - Tính nhẩm - HS nhẩm KQ, điền KQ vào phiếu HT - HS đọc đề - 3 học sinh - 10 nhóm - Phép nhân 3 x 10 - Làm bài vào vở. Bài giải Mười nhóm có số học sinh là: 3 x 10 = 30( học sinh) Đáp số: 30 học sinh - số 3 - số 6 - 3 cộng thêm 3 thì bằng 6 - số 9 - 6 cộng thêm 3 bằng 9 - HS đếm xuôi, đếm ngược dãy số vừa tìm được - Dãy số trên chính là tích của bảng nhân 3 - Nhiều HS đọc |
................................................................................................................................................................................................................................................................_____________________
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về thời tiết
- Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm
- Điền đúng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
Các hoạt động | Giáo viên | Học sinh |
1. Ổn định 2. Bài cũ 3. Bài mới a.GT bài b.HD HS làm bài tập 4.Củng cố dặn dò : | - GV nêu đặc điểm hay của mỗi mùa a, Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b. HD làm bài tập * Bài tập 1 ( M ) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm - GV giơ bảng con ghi sẵn từ ngữ cần chọn * Bài tập 2 ( M ) - Đọc yêu cầu bài tập - GV HD HS làm - GV và cả lớp nhận xét * Bài tập 3 ( V ) - Đọc yêu cầu bài tập - GV chốt lại lời giải đúng. - GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn bài | - HS viết tên mùa vào bảng con + Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa - HS cả lớp đồng thanh đọc từ ngữ đó - 2, 3 HS nói lại lời giải của toàn bài + Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng cụm từ khác - HS làm bài ra giấy nháp - Một số HS trình bày kết quả + Chọn dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào ô trống - HS làm bài vào VBT - 1 em lên bảng làm |