Giáo án địa lý 7 bài 12 thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức: thông qua bài tập.

- Đặc điểm của khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.

- Các cảnh quan trong môi trường đới nóng.

2- Kĩ năng: nhận biết các môi trường ở đới nóng qua ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu.

- Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường.

3. Thái độ:

Yêu thiên nhiên quê hương đất nước

Có ý thức bảo vệ thiên nhiên

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ…

+ Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, số liệu thống kê

II. Phương tiện dạy học:

GV: - Ảnh các môi trường địa lí ở đới nóng.

- Các biểu đồ SGK phóng to.

HS: Sgk, tập bản đồ,đọc trước bài

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp trong quá trình thực hành.

3. Bài mới:

- Chúng ta đã tìm hiểu những đặc đặc điểm tự nhiên của môi trường đới nóng, vậy để củng cố lại những kiến thức đã học và các kĩ năng biểu đồ……

Hoạt động của GV và HS
Nội dung​
HĐ 1
(Hoạt động cá nhân)​
? Đới nóng được chia thành mấy kiểu môi trường?
- HS: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc.
? Nhắc lại đặc điểm khí hậu của các kiểu môi trường?
- HS:
+ Môi trường xích đạo ẩm: Năng nóng quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ, lượng mưa lớn, phân bố đồng đều quanh năm.
+ Môi trường nhiệt đới: Năng nóng mưa theo mùa (Có thời kì khô hạn)
? Khí hậu có vai trò như thế nào trong việc hình thành cảnh quan tự nhiên?
- HS: Khí hậu có vai trò quuyết định trong việc hình thành cảnh quan tự nhiên.
- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung yêu cầu bài tập1 và qua sát ảnh A,B,C.
? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp và xác định tên các cảnh quan?
- HS: Ảnh A là hoang mạc, ảnh B là xa van, ảnh C là rừng rậm xanh quanh năm.
? Các cảnh quan trên thuộc môi trường nào. Hãy đưa ra lí do chọn?
- HS:
+ A hoang mạc: Khô hạn, nóng……
+ B Nhiệt đới: Nắng nóng, mưa tập trung theo mùa có thhời kì khô hạn.
+ C xích đạo ẩm: Nắng nóng mưa nhiều và đồng đều quanh năm.




GV hướng dẫn hs không làm bài 2 và bài 3, chuẩn bị làm bài 4


THẢO LUẬN NHÓM​
- HS: Đọc yêu cầu bài tập 4.
? Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất của biểu đồ A,B,C,D,E?
- HS:
A: 12oC – 22oC.
B: 22oC – 30oC ( có hai lần tăng cao).
C: 3oC – 17oC.
D: -13oC – 20oC
E: 13oC – 30oC.
? Theo em biểu đồ nào phù hợp với đới nóng. Lí do chọn?
- HS: Biểu đồ B phù hợp với đới nóng. Vì nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 20oC.

- GV: Yêu cầu học sinh phân tích chế độ mưa của môi trường nhiệt đới gió mùa.
1. Bài tập1.




























- A: Thuộc môi trường hoang mạc.
- B: Thuộc môi trường nhiêt đới.
- C: Thuộc môi trường xích đạo ẩm.
2. Bài tập 2,bài tập 3 (không làm)



4. Bài tập 4.












- Biểu đồ B thuộc đới nóng.
4 Củng cố:

- GV: Nhận xét giờ thực hành của cả lớp.

- Đánh giá và có thể cho điểm đối với cá nhân, hoặc các nhóm làm việc tích cực và hoàn thành tốt bài thực hành.

5 Hướng dẫn họch sinh học và làm bài ở nhà:

- Về nhà ôn tập từ bài 1 đến bài 11.

- Giờ sau ôn tập, chuẩn bị kiểm tra viết 45’.


Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm



 

Đính kèm

  • Giáo án địa lý 7 bài 12 thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng.docx
    16.4 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top