Giáo án đọc mở rộng "Hoa bìm" (Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 6)

Trần Ngọc

S.Moderator
Đọc mở rộng theo kiểu thể loại được học trong chương trình Ngữ văn 6 bài 3 vẻ đẹp quê hương của bộ sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng tham khảo phần soạn giáo án “Hoa bìm” – tác giả Nguyễn Đức Mậu. Bài thơ "Hoa bìm" được dạy trong 1 tiết. Giáo án đúng cv 5512 chi tiết và đầy đủ nhất.

Giáo án Hoa bìm  (Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 6) -  giaoanchuan.png


ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về năng lực
- Nhận biết được một số yếu tố của thể thơ lục bát (số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp).
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

2. Về phẩm chất
- Yêu nước, trung thực, khiêm tốn;
- Yêu tiếng nói, văn hoá dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ


a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức về thể thơ lục bát vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn (Thể thơ lục bát)
b) Nội dung:
? Kể tên một số thể thơ mà em biết?
? Trong số các bài thơ được học, đọc, em hãy cho biết bài thơ nào được viết theo thể thơ lục bát?
? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?
- HS quan sát, lắng nghe và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS
- Xác nhận được thể loại của các bài thơ.
- Tri thức ngữ văn (thể thơ lục bát).
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Kể tên một số thể thơ mà em biết?
? Trong số các bài thơ được học, đọc, em hãy cho biết bài thơ nào được viết theo thể thơ lục bát?
? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS
lắng nghe và suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
B3: Báo cáo thảo luận
GV
: Chỉ định hai, ba HS trả lời.
HS: Trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét câu trả lời của HS, chuyển dẫn vào hoạt động đọc mở rộng theo thể loại.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a) Mục tiêu
: Giúp HS
- Kết nối kiến thức về thể thơ lục bát vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn (Thể thơ lục bát)

b) Nội dung:
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Nguyễn Đức Mậu và bài thơ “Hoa bìm”
Nội dung:
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà (Giao nhiệm vụ từ tiết trước).
? Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả?
? Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Hoa bìm”?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
quan sát SGK
B3: Báo cáo, thảo luận
HS
trả lời câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu trên màn hình.
1. Tác giả
- Nguyễn Đức Mậu (1948)
- Quê quán: xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

- Từng giữ chức phó chủ tịch hội đồng Thơ - Hội nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm

- Thể thơ: Lục bát.
- Xuất xứ: Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, 2007.
- PTBĐ chính: Biểu cảm.


II. ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT THỂ HIỆN QUA BÀI THƠ “HOA BÌM”
Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài thơ SGK;
- HS làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
? Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên?
? Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ?
? Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân tại nhà và dự kiến kết quả làm việc của bản thân vào giấy note.
GV:Giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà vào cuối tiết hôm trước để HS chuẩn bị.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV
chỉ định một vài HS chia sẻ vài tập đã chuẩn bị ở nhà trước lớp.
- Các HS quan sát, lắng nghe. Nhận xét và bổ sung cho bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét, đánh giá về sản phẩm của HS và hướng dẫn HS chốt kiến thức về thể loại lục bát.
- Chuyển sang nội dung tiếp theo.
1. Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:
- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát:
+ Câu lục: 6 tiếng
+ Câu bát: 8 tiếng.
- Về cách gieo vần:
+ Tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ
+ Tiếng thứ tám câu bát vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy
- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4
- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.
2. Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
3. Nghệ thuật: Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

Hoạt động 3: Luyện tập (NỘI DUNG PHẦN THỰC HÀNH ĐỌC)

a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc đọc mở rộng theo thể loại.
- Nhận biết được thanh điệu, vần, nhịp trong thơ lục bát.
b) Nội dung: HS thực hành đọc cá nhân văn bản “Hoa bìm”.
c) Sản phẩm: Đọc diễn cảm, đúng nhịp điệu thể hiện được tình cảm của người viết thông qua ngôn từ, hình ảnh.

d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
: Giáo viên yêu cầu HS đọc thầm tại chỗ (3’)

B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS: cách đọc và giọng đọc. GV đọc mẫu.
HS đọc thầm theo sự hướng dẫn của GV.

B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS đọc trước lớp.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá bài đọc của bạn.

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc phần thưởng động viên.

4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ
: (GV giao nhiệm vụ)
? Hãy tìm ví dụ về một số bài thơ lục bát về vẻ đẹp quê hương và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại trong văn bản đó? (HS chỉ cần lựa chọn một văn bản để nêu ra đặc trưng).
- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV.

B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet

B3: Báo cáo, thảo luận
GV
hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có)).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau soạn giáo án “Hoa bìm” thuộc phần đọc mở rộng theo thể loại. Hi vọng, bài soạn này sẽ đem lại nhiều giá trị cho quý thầy cô và mong rằng thầy cô thường xuyên ghé thăm giaoanchuan để đọc thêm nhiều tài liệu hay nhé!
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top