Giáo án địa lí 8 kì 2

Tài Liệu Mới

Moderator
Điểm
0
Giáo án địa lí 8 học kì 2 là một môn học hay cần được chú trọng bên cạnh đó là cần sự ủng hộ của các em học sinh. Môn Địa lí 8 sẽ giúp các em Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để nhận biết vị trí khu vực Đông Nam A trong Châu Á và trên thế giới, rút ra ý nghĩa lớn lao của vị trí. Đồng thời rèn kỹ năng phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tư nhiên để giải thích 1 số đặc điểm về khí hậu, chế độ nước sông và cảnh quan của khu vực. Mời thầy cô tham khảo giáo án.


Trích một số tiết học Giáo án Địa lí 8 học kì 2, để tải bản đầy đủ nhất, thầy cô kéo xuống phía cuối trang để tải.

Tiết 19. Bài 14:
ĐÔNG NAM Á ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:

Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực Đông Nam Á
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để nhận biết vị trí khu vực Đông Nam A trong Châu Á và trên thế giới, rút ra ý nghĩa lớn lao của vị trí.
- Rèn kỹ năng phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tư nhiên để giải thích 1 số đặc điểm về khí hậu, chế độ nước sông và cảnh quan của khu vực.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực, phẩm chất.
a, Năng lực cốt lõi
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tư duy
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
b, Năng lực chuyên biệt
- Sử dụng bản đồ
- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:

- Lược đồ TN khu vực Đông Nam Á.
- Bản đồ TN Châu Á.
- Bản đồ Đông bán cầu.
2. Học sinh:
Đọc trước nội dung bài học.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số: 8A3:........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:

Vào bài: Dùng bản đồ TN Châu Á khái quát những khu vực đã học và dẫn dắt tìm hiểu khu vực mới.

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1:
GV treo bản đồ Đông bán cầu và giới thiệu vị trí, giới hạn khu vực Đông Nam A.
? Vì sao bài đầu tiên về khu vực Đông Nam A lại có tên: "Đông Nam A - đất liền". . .
HS trả lời -> GV tóm tắt.

? Sử dụng bản đồ BCĐông, kết hợp hình 15.1 cho biết:
- Các điểm cực Bắc, N, T, Đông của khu vực thuộc nước nào ở ĐNA?

+ Điểm cực Nam thuộc Inđônêxia, Vĩ tuyến 1005'N.
+ Điểm cực Đông trên kinh tuyến 1400Đ - Biên giới với Nui Ghi nê.
? Cho biết ĐNA là "cầu nối " giữa hai đại dương và Châu lục nào?
? Giữa các bán đảo và quần đảo của khu vực có hệ thống các biển nào? Đọc tên và xác định vị trí?

GV gọi 2 học sinh lên bảng: - 1 HS đọc tên 1 HS xác định vị trí các đại dương, biển, Châu lục. . .
? Đọc tên xác định 5 đảo lớn của khu vực trên H14.1? Đảo nào lớn nhất?
GV phân tích: tạo nên khí hậu thuộc đới nóng, kiểu nhiệt đới gió mùa của lãnh thổ ảnh hưởng rất sâu sắc tới thiên nhiên khu vực.
Hoạt động 2 (4 nhóm)
? Dựa vào H14.1, nội dung SGK mục 2 và liên hệ kiến thức đã học, giải thích các đặc điểm tự nhiên của khu vực.
Nhóm 1: Địa hình​
- Nét đặc trưng của địa hình ĐNA thể hiện như thế nào?
(Có sự tương phản sâu sắc giữa đất liền và hải đảo)
- Đặc điểm địa hình hai khu vực lục địa và hải đảo.
+ Dạng địa hình chủ yếu, hướng?
+ Nét nổi bật.

- Đặc điểm phân bố, giá trị các đồng bằng.
Nhóm 2: Khí hậu​
Quan sát H14.1 nêu các hướng gió ở ĐNA vào mùa hạ và mùa đông.
- Nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 2 địa điểm tại H14.2. Cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Vị trí các điểm đó trên H14.1.
Nhóm 3: Sông ngòi​
? Đặc điểm sông ngòi trên bán đảo Trung Ấn và quần đảo.
+ Nơi bắt nguồn, hướng chảy, nguồn cung cấp nước, chế độ nước.
? Giải thích nguyên nhân chế độ nước?
Nhóm 4: Đặc điểm cảnh quan​
? Đặc điểm nổi bật của cảnh quan ĐNA?
? Giải thích về rừng rậm nhiệt đới:
1. Vị trí và giới hạn của khu vực ĐNA

- ĐNA gồm phần đất liền là bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo là quần đảo Mãi lai.
- Điểm cực Bắc thuộc Mi-an-ma (Biên giới với TQuốc tại vĩ tuyến 2805'B)
- Điểm cực tây thuộc Mi-an-ma (Bgiới với Bănglađét kinh tuyến 920Đ)
- Khu vực là "cầu nối" giữa Ấn Độ dương và TBDương.
Giữa Châu Á và Châu Đại Dương.
- Vị trí địa lý ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu, cảnh quan khu vực. Có ý nghĩa lớn về kinh tế và quân sự.






2. Đặc điểm tự nhiên























- Yêu cầu từng nhóm trình bày kết quả.
- HS ghi kết quả theo bảng sau:

Đặc điểm
Bán đảo Trung Ấn
Quần đảo Mã Lai
Địa hình- Chủ yếu là núi cao hướng B-N, TB-ĐN. Cao nguyên thấp
- Các thung lũng sông chia cắt mạch địa hình.
- Đồng bằng phù sa màu mỡ, giá trị về kinh tế lớn, tập trung dân đông.
- Hệ thống núi hướng vòng cung Đ-T, ĐB-TN, núi lửa.
- Đồng bằng rất nhỏ, hẹp ven biển.
Khí hậu- Nhiệt đới gió mùa - Bão về mùa hè - Thu.
(Y - a - gun)
- Xích đạo và nhiệt đới gió mùa (pa - đăng).
- Bão nhiều.
Sông ngòi- 5 sông lớn, bắt nguồn từ núi phía Bắc hướng chảy B-N, nguồn cung cấp nước chính là nước mưa nên chế độ nước theo mùa mưa, hàm lượng phù sa nhiều.- Sông ngắn, dốc, chế độ nước điều hoà, ít giá trị giao thông, có giá trị thuỷ điện.
Cảnh quan- Rừng nhiệt đới
- Rừng thưa, rụng lá vào mùa khô, xa van.
- Rừng rậm bốn mùa xanh tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học bài theo lược đồ.
- Chuẩn bị bài mới.



Tiết 20. Bài 15:

ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:

- Đặc điểm về dân số và sự phân bố dân cư khu vực ĐNA
- Đặc điểm dân cư gắn với đặc điểm nền Ktế nông nghiệp, lúa nước là cây nông nghiệp chính.
- Đặc điểm về văn hoá, tín ngưỡng, những nét chung, riêng trong sản xuất và sinh hoạt của người dân ĐNA.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng kiến thức:

- Củng cố kỹ năng phân tích, sản xuất, sử dụng tư liệu trong bài để hiểu sâu sắc đặc điểm về dân cư, vhoá, tín ngưỡng của các nước ĐNA.
b. Kĩ năng sống:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ các bảng số liệu, lược đồ và bài viết để rút ra một số đặc điểm chính của dân cư, xã hội Đông Nam Á.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc cặp, nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian khi làm việc nhóm.
- Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi trình bày thông tin và trả lời câu hỏi.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập bộ môn, ý thức bảo vệ môi trường sống
4. Năng lực, phẩm chất.
a, Năng lực cốt lõi
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tư duy
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
b, Năng lực chuyên biệt
- Sử dụng bản đồ
- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:t

- Bản đồ phân bố dân cư Châu á
- Lược đồ các nước Đông NA (phóng to)
- Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông NA
- Tài liệu, tranh ảnh về văn hoá, tín ngưỡng khu vực ĐNA
2. Học sinh:
Đọc trước nội dung bài học.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số: 8A3:........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:

Giới thiệu bài như SGK/51
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
? Dùng số liệu bảng 15.1, hãy so sánh số dân?
Mđộ dân số trung bình, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của khu vực ĐNA so với thế giới và Châu Á
Gv gọi đại diện HS trình bày:
Gv kết luận:
- Chiếm 14,2% dân số C.A, 8,6% dân số t.giới
- Mđộ dân trung bình gấp hơn 2 lần so với thế giới, mđộ dân số trung bình tương đương với Châu á.
- Tỷ lệ gia tăng dân số cao hơn Châu á và t.giới
? Dân số khu vực ĐNA có thuận lợi và khó khăn gì?
- Thuận lợi: Dân số trẻ (50% còn ở tuổi lđộng)
- Khó khăn: Dtích canh tác thấp. . .
Gv đưa ra VD cụ thể
? Dựa vào H15.1 và 15.2 hãy cho biết:
- ĐNA có bao nhiêu nước? Kể tên và Thủ đô từng nước?

Gv gọi 2 HS lên bảng dùng lược đồ "Các nước Đông Nam A"
+ 1 HS đọc tên nước và thủ đô
+ 1HS xác định vị trí, giới hạn nước đó trên lược đồ cả phần đất liền và hđảo
? So sánh diện tích, dsố của nước ta với các nước trong khu vực?
(-Dtích Vnam tương đương Philíppin, Ma-lai-xi-a
- Dân số gấp 3 lần Ma-lai-xia
-Mức gia tăng dsố philíppin cao hơn Việt Nam)
? Những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến trong các quốc gia ĐNA? Điều này có ảnh hưởng gì tới việc giao lưu giữa các nước trong K.V?
? Quan sát H6.1 nhận xét sự phân số dân cư các nước ĐNA? Giải thích sự phân bố?

- Phân bố không đều:
+ Vùng nội địa, đảo dân cư ít
Do ven biển có các đồng bằng màu mỡ thuận tiện sinh hoạt, sản xuất, xây dựng làng xóm, thành phố. . .
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung:
Nhóm 1: Đọc đoạn đầu mục 2 SGK và kết hợp với hiểu biết cho biết: Những nét tương đồng và riêng biệt trong sản xuất và sinh hoạt của các nước ĐNA
Nhóm 2: Cho biết ĐNA có bao nhiêu tôn giáo? Phân bố? Nơi hành lễ của các tôn giáo ntn?
(4 tôn giáo lớn: Phật giáo, hồi giáo, Thiên chúa giáo, ấn độ giáo và các tín ngưỡng địa phương)
Nhóm 3: Vì sao lại có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước ĐNA?
(Do vị trí là cầu nối, nguồn tài nguyên phong phú, cùng nền văn minh lúa nứơc, môi trường nhiệt đới gió mùa. . .)
Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung -> Gv kết luận:
? Vì sao khu vực ĐNA bị nhiều đ/q thực dân xâm chiếm
? Trước chiến tranh thế giới thứ hai ĐNA bị các đế quốc nào xâm chiếm?
Các nước giành độc lập vào thời gian nào?
? Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong XH của các nước ĐNA tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước

Khó khăn: Ngôn ngữ các nước rất khác nhau
1, Đặc điểm dân cư:





- Đông Nam A là khu vực có dân số đông 536 triệu (2002)
- Dân số tăng khá nhanh







- ĐNA có 11 nước:












- Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong khu vực: Tiếng Anh, Hoa, MãLai
(Ngôn ngữ bất đồng, khó khăn trong giao lưu kinh tế, văn hoá)
- Dân cư phân bố ko đều: Tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và đồng bằng Châu thổ
(> 100 người/km2)









2. Đặc điểm xã hội


- Các nước trong khu vực ĐNA có cùng nền văn minh lúa nước trong môi trường nhiệt đới gió mùa, với vị trí cầu nối giữa đất liền và hải đảo nên phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt vừa có nét tương đồng và sự đa dạng trong văn hoá từng dân tộc.






- Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng giành độc lập dtộc.




KL: Tất cả các nước tương đồng trên là những điều kiên thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển đất nước và trong khu vực.


4. Củng cố, dặn dò:
1- Điền vào bảng sau tên nước và thủ đô các nước trong khu vực ĐNA
Tên nước​
Thủ đô​
Tên nước​
Thủ đô​

2- Đánh dấu (x) vào ô đúng với yêu cầu câu hỏi:
Đáp án nào sau đây không phải là đặc điểm chung của hầu hết các nước ĐNA
a, Tầng lúa nước, gạo là nguồn lương thực chính
b, Dân số tăng nhanh
c, Dân cư trong khu vực có cùng ngôn ngữ
d, Các nước lần lượt giành được độc lập dtộc sau chiến tranh thế giới thứ hai


Tiết 21. Bài 16:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:

- Đặc điểm về tốc độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế các nước trong khu vực ĐNA. Nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền ktế nhiều nước công nghiệp là ngành ktế quan trọng ở 1 số nước. Nền ktế phát triển chưa vững chắc.
- Những đặc điểm của nền ktế các nước khu vực ĐNA do sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển ktế, ngành nông nghiệp vẫn đóng góp tỷ lệ đáng kể trong tổng sản phẩm.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng kiến thức:

Củng cố kỹ năng phân tích số liệu, lược đồ để nhận biết mức độ tăng trưởng của nền ktế khu vực ĐNA.
b. Kĩ năng sống:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ các bảng số liệu, lược đồ và bài viết để rút ra một số đặc điểm kinh tế của các nước Đông Nam Á.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc cặp, nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian khi làm việc nhóm.
- Giải quyết vấn đề: Ra quyết định, giải quyết vấn đề khi thực hiện hoạt động theo yêu cầu của GV.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập bộ môn, ý thức bảo vệ môi trường sống.
4. Năng lực, phẩm chất.
a, Năng lực cốt lõi
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tư duy
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
b, Năng lực chuyên biệt
- Sử dụng bản đồ
- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:

- Bản đồ các nước Châu á
- Lược đồ kinh tế các nước ĐNA
- Tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động ktế của các quốc gia trong khu vực
2. Học sinh:
Đọc trước nội dung bài học.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số: 8A3:..............................................
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện TN và dân cư của khu vực ĐNA trong việc phát triển ktế.
3. Bài mới:
Giáo viên vào bài: SGK/54

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
? Dựa vào kiến thức đã học cho biết thực trạng chung của nền ktế - XH các nước Đông N A khi còn là thuộc địa của các nước đquốc, thực dân (nghèo, chậm phát triển. . .)
? Dựa vào nội dung SGK, kết hợp với hiểu biết: Các nước ĐNA có thuận lợi gì cho sự tăng trưởng ktế.

Theo nhóm (3 nhóm 3 nội dung)
? Dựa vào bảng 16.1 cho biết tình hình tăng trưởng ktế của các nước trong các giai đoạn:
1) 1990 - 1996
- Nước nào có mức tăng đều? Tăng bao nhiêu (Ma-lai-xia. Philíppin, VNam)
- Nước nào tăng không đều? Giảm

(In-đô-nê-xia, Thái Lan, Xin-ga-po)
2) Trong 1998
- Nước nào kinh tế phát triển kém năm trước?
(In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Phi-líp-pin)
- Nước nào có mức tăng giảm không lớn?
(VNam, Xin-ga-po)
3) 1999 - 2000
- Những nước nào đạt mức tăng >6%
(Ma-lai-xia, VNam, Xin-ga-po)
? So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (1990: 3% năm)
? Cho biết tại sao mức tăng trưởng KT của các nước ĐNA giảm vào năm 1997 - 1998
(Nguyên nhân cơ bản: của cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997 là do áp lực của gánh nợ nước ngoài quá lớn.

- Việt nam do nền kinh tế chưa có quan hệ rộng với nước ngoài, nên ít bị ảnh hưởng?
? Em hãy nói thực trạng về sự ô nhiễm ở địa phương em, ở VNam và các quốc gia láng giềng?
- Gv gợi ý để hs trình bày
- Gv kết luận
Hoạt động 2: nhóm
? Dựa vào bảng 16.2 cho biết tỷ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng, giảm ntn?
- Mỗi nhóm tính tỷ trọng các ngành của 1 quốc gia rồi điền kết quả vào bảng sau:
1, Nền kinh tế của các nước ĐNA phát triển khá nhanh song chưa vững chắc:
- Đông N.A có nguồn tài nguyên, TN phong phú, đa dạng, nhiều nông phẩm vùng nhiệt đới, là khu vực Đông dân, nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền, thị trường tiêu thụ lớn. . .Đó là những điều kiện TN và XH thuận lợi cho sự tăng trưởng KT.












- Trong thời gian qua ĐNA đã có tốc độ tăng trưởng ktế khá cao. Điển hình là Xin-ga-po, Ma-lai-xia





- 1997 - 1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan -> lan ra các nước trong khu vực -> sản xuất bị đình trệ. . .


- Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi




Quốc gia

Tỷtrọng ngành
Campuchia
Lào
Philíppin
Thái Lan
Nông nghiệpgiảm 18,5%giảm 8,3%Giảm 9,1 %Giảm 12,7%
Công nghiệpTăng 9,3%Tăng 8,3%Giảm 7,7%Tăng 11,3%

Dịch vụ

Tăng 9,2%

Không tăng, giảm​
Tăng 16,8%
Tăng 1,4%
? Qua bảng so sánh số liệu các khu vực Ktế của 4 nước trong các năm 1980 và 2000 hãy cho sự nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu ktế của các quốc gia?

? Dựa vào hình 16.1 và kiến thức đã học em hãy:
- Nhận xét sự phân bố của cây công nghiệp, cây lương thực
- Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy móc, hoá chất. .

HS điền vào bảng sau:
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự thay đổi rõ rệt, phản ánh quá trình công nghiệp hoá các nước, phần đóng góp của nông nghiệp vào GDP giảm, của công nghiệp và dịch vụ tăng.


Ngành
Phân bố​
Điều kiện phát triển​
Nông nghiệp+ Cây lương thực: lúa gạo tập trung ở đồng bằng Châu thổ, ven biển.
+ Cây công nghiệp: Cà phê, cao su, mía trồng trên cao nguyên.
- Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước tưới tiêu chủ động.
- Đất đai và kỹ thuật canh tác lâu đời, khí hậu nóng, khô hơn.
Công nghiệp+ Luyện kim: ở VNam, Thái Lan, Mianma, Philíppin, Inđônêxia xây dựng gần biển- Tập trung các mỏ kim loại
- Gần biển thuận tiện việc xuất nhập khẩu nguyên liệu
+ Chế tạo máy móc: Có ở hầu hết các nước, chủ yếu các trung tâm công nghiệp gần biển.- Gần cảng thuận tiện việc nhập nguyên liệu, xuất sản phẩm.
+ Hoá chất, lọc dầu tập trung ở bán đảo MãLai, Brunây, In đô nê xia- Nơi có nhiều mỏ dầu lớn
- Khai thác, vận ch, xuất khẩu thuận tiện
? Qua bảng trên cho nhận xét về sự phân bố nông - công nghiệp khu vực ĐNA.
(Mới phát triển các vùng biển đồng bằng châu thổ, chưa khai thác tiềm năng ktế trong nội địa)
4. Củng cố, dặn dò:
- Đánh dấu x vào ô trống ý đúng
Đông N.A có điều kiện TN thuận lợi để trồng lúa nước
a, Khí hậu gió mùa, sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ
b, Đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu gió mùa, sông ngòi nhiều nước
c, Đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào
- Tìm hiểu hiệp hội các nước ĐNA ASEAN
- Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước ĐNA



Tiết 22. Bài 17:

HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
( Association of South - East Asian Nations)​

I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:

- Phân tích tư liệu, số liệu, ảnh để biết được: sự ra đời và phát triển về số lượng các thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, mục tiêu hoạt động của Hiệp hội.
- Các nước đạt được những thành tích đáng kể trong kinh tế một phần có sự hợp tác.
- Thuận lợi và một số thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập Hiệp hội.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát hình, phân tích thông tin.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập bộ môn, ý thức bảo vệ môi trường sống.
4. Năng lực, phẩm chất.
a, Năng lực cốt lõi
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tư duy
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
b, Năng lực chuyên biệt
- Sử dụng bản đồ
- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:

- Lược đồ các nước thành viên ASEAN
- Lược đồ vị trí địa lý Châu Á trên địa cầu
- Tam giác tăng trưởng kinh tế Xi - Giô - Ri.
- Tranh ảnh các nước trong khu vực
2. Học sinh:
Đọc trước nội dung bài học.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số: 8A3:......................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:


Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
? Biểu tượng của hiệp hội các nước Đông Nam Á?
- HS trả lời: Bó lúa với 10 rẻ lúa
? Em hãy nêu ý nghĩa của biểu tượng này.
- Bó lúa gần gũi với người dân trong khu vực, mỗi rẻ lúa tượng trưng cho 1 quốc gia.
GV: Bài học này giúp các em hiểu một tổ chức liên kết hợp tác cùng phát triển KT - XH mà Việt Nam là một thành viên.
GV: Ghi bảng
GV: Để biết rõ sự ra đời, mục tiêu và hoạt động của hiệp hội chúng ta tìm hiểu PhầnI
GV: treo lược đồ H17.1
"Lược đồ các nước thành viên ASEAN"
Sau đó đẩy sâu lược đồ là hình ảnh quả địa cầu để Học sinh quan sát cả Châu Á và tiếp giáp với các Châu lục và Đại dương nào.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 17.1/ SGK
- Các em hãy quan sát lược đồ kết hợp với bảng chú giải
- Các màu tương ứng với thời gian các nước gia nhập khối ASEAN
? Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào năm nào, ở đâu?
HS chỉ lần lượt các quốc gia theo thang màu.
? Cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á
HS: - Những nước tham gia trước và sau Việt Nam.

- Nước nào chưa tham gia.
+ 1967: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Inđônêxia, Xin-ga-po, Phi-líp-pin (màu vàng)
+ 1984: Brunây(màu xanh lá cây)
+ 1995: Việt Nam (màu xanh lý)
+ 1997: Mi-an-ma, Lào (màu đỏ gạch)
+ 1999: Cam-pu-chia (màu tím)
+ ĐôngTi - mo: chưa gia nhập (Đông Timor tách khỏi Indonesia vào năm 2002 và tháng 3 năm 2011 nộp đơn xin gia nhập ASEAN)
? Qua tìm hiểu em thấy hiện nay khối ASEAN gồm mấy nước
GV:
- Duy nhất Đông-Ti-mo chưa gia nhập
? Vì sao Đông-Ti-mo lại chưa gia nhập?
- Vì Đông-Ti-mo mới thành lập quốc gia độc lập và chưa có điều kiện tham gia Hiệp hội.
GV diễn giảng:
- Vào ngày 8/8/1967 Bộ trưởng ngoại giao của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a đã kí bản tuyên bố ASEAN thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Đến nay ASEAN gồm 11 nước với.
Tổng S : 4,4.106 km2.
Tổng DS: 469.106 người
Tổng GDP: 8,800 tỉ đô la Mĩ
? Qua kênh chữ + kết hợp với kiến thức lịch sử và hiểu biết của bản thân
Câu hỏi thảo luận
? Mục tiêu hợp tác của hiệp hội các nước Đông Nam Á thay đổi qua thời gian như thế nào?
(1967, cuối 70, 80, 1990, 12/1998)
- Thời gian thảo luận 3 phút
- Chia 3 nhóm
- Trình bày vào giấy trong
- Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét
GV gợi ý:
Để trả lời các em trình bày làm 3 cột
Cột 1: Thời gian
Cột 2: Hoàn cảnh lịch sử khu vực
Cột 3: Mục tiêu của Hiệp hội
- Thời gian cho 3' thảo luận bắt đầu
- Gọi đại diện nhóm 1 trình bày
Nhóm 2 nhận xét
- GV đưa ra bản chuẩn kiến thức.
1, Hiệp hội các nước Đông Nam Á































- Thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc, Thái Lan.
- 25 năm đầu hợp tác về quân sự






































+ Khối ASEAN gồm 10 nước
+ Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền hợp tác, toàn diện
+ Mục tiêu:
- Từ thập niên 90 trở đi cùng nhau phát triển KT - XH.
Thời gianHoàn cảnh lịch sử khu vựcMục tiêu của Hiệp hội
25 năm đầu - Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
1967Ba nước Đông Dương đang đấu tranh chống đế quốc Mỹ giành độc lập dân tộc và có hướng phát triển theo con đường XHCN.- Liên kết về quân sự là chính (Một số nước trong khu vực thành lập Hiệp hội nhằm hạn chế ảnh hưởng xu thế xây dựng XHCN trong khu vực).
Cuối 1970- đầu 1980Khi chiến tranh đã kết thúc ở Đông Dương, Việt Nam, Lào, Cămpuchia xây dựng kinh tế.- Xu hướng hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng phát triển.
1990


Xu thế toàn cầu hoá, giao lưu mở rộng hợp tác, quan hệ trong khu vực được cải thiện giữa các nước Đông Nam Á.

Giữ vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hoà hợp,cùng phát triển kinh tế.
12/1998

Các nước trong khu vực cùng mong muốn hợp tác để phát triển kinh tế, xã hội.

"Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều".
- Đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12/1998 ở Hà Nội.


Những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mâu dịch và hợp tác với các nước ASEAN
a.Về quan hệ mậu dịch
+ Tốc độ mậu dịch tăng rõ từ 1990 -> nay 26,8%
+ Tỷ trọng giá trị hàng hoá buôn bán với các nước này chiếm 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam
+ Xuất khẩu gạo (bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a)
+ Nhập xăng dầu, phân bón, thuốc trừ, hàng điện tử, hạt nhựa.
b.Về hợp tác phát triển kinh tế+ Dự án hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông MêCông tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân lực tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực giúp những vùng này phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói, giảm nghèo.

GV: Lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác phát triển kinh tế với các nước ASEAN là:
GV: Qua các kênh thông tin (đài, báo, tivi. . .) cho biết
? Sự kiện văn hoá thể thao nào thể hiện quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN trong những năm gần đây?
- Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ hai trong năm 2003 tại Việt Nam
? Nêu những khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên ASEAN
+ Do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động của ta còn thấp, chất lượng sản xuất hàng hoá chưa cao, giá bán hàng cao khó cạnh tranh với hàng các nước khác sản xuất.
+ Sự khác biệt trong thể chế chính trị dẫn đến cách giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nhiều khi gây khó khăn như còn nhiều thủ tục hành chính khi giải quyết các hợp đồng, các giấy phép hoạt động
+ Không cùng ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi Việt Nam mở rộng giao lưu với các nước.
+ Tàn dư của chế độ cũ, sự thiếu trình độ và kinh nghiệm trong quản lý kinh tế thiếu các chiến lược phát triển khiến mức độ đón nhận các chiến lược hoạt động của ASEAN chưa cao.
? Để giảm bớt những khó khăn đó nhà nước ta có những giải pháp gì?
(với câu hỏi này các em trao đổi thảo luận theo đơn vị bàn)
- Giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ưu tiên đầu tư chất xám, không để chảy máu chất xám, khuyến khích các hình thức du học, HS Việt Nam du học Thái Lan, Xin-ga-po. . .
- Các nhà sản xuất phải luôn nghĩ đến đầu tư công nghệ sản xuất mới để cải thiện chất lượng, mẫu mã hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm vì các mặt hàng ở Đông Nam Á giống nhau dễ xảy ra cạnh tranh:
- Ví dụ: Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải cạnh tranh với Thái Lan, về hạt gạo phải nhỏ và trắng, thơm, không còn % của thuốc trừ sâu.
- Hiện nay chúng ta đáng tiến hành cải cách hành chính để có thể giảm bớt các thủ tục không cần thiết.
- Khuyến khích học ngoại ngữ thứ 2,3
? Hãy liên hệ với thực tế đất nước nêu thêm một vài ví dụ về sự hợp tác này?
- Việt Nam gia nhập WTO và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế nước nhà rất mạnh
- Năm APEC 2006 tại Việt Nam, tuần lễ cấp cao APEC vừa diễn ra.
- Tham gia AFTA
GV: => Tất cả các hoạt động em vừa nói, Việt Nam còn tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 2 năm 2003 . . . để các nước hiểu biết về đất nước con người Việt Nam hơn, tăng tình hữu nghị Việt Nam với các nước.
GV: Tham gia AFTA giúp cho Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Việc gia nhập ASEAN và thực hiện AFTA giúp VIệt Nam tăng tốc độ chuyển đổi nền kinh tế từ phi thị trường sang thị trường thực hiện chính sách CNH-HĐH hướng về xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Trước 1989 hầu như Việt Nam - ASEAN không có quan hệ buôn bán với nhau. Nhưng những năm gần đây quan hệ thương mại - dịch vụ giữa Việt Nam - ASEAN tăng nhanh.
- 1995: tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN: 1121,1.106 USD
- 2002: 2214,7.106 USD.
(Nguồn: báo cáo tổng kết Bộ thương mại 2002)
+ Trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ 1988 - 2002 các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam 9828,38.106 USD.
(Nguồn báo cáo tổng kết của Bộ kế hoạch đầu tư)
- ASEAN đã và đang tiến hành xây dựng một kế hoạch nhằm biến khu vực trở thành một trung tâm kinh tế - chính trị phát triển của thế giới trong thế cân bằng với các trung tâm khác là Bắc Mĩ, châu Âu trong thế kỷ 21. Kế hoạch đó được lấy tên là "Tầm nhìn ASEAN năm 2020 - cộng tác chặt chẽ trong sự phát triển năng động".
- 15-12-1995 Việt Nam chính thức tham gia thực hiện AFTA bằng việc kí Nghị định thư gia nhập Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN. Thời gian thực hiện chương trình CEPT từ 1996 - 2006. Sau 2 năm thực hiện, Việt Nam đã công bố 1717 mặt hàng đưa vào danh mục cắt giảm thuế, cấp 455 bộ chứng từ mẫu D cho sản phẩm tham gia CEPT với tổng trị giá 16 triệu đôla Mĩ.
GV: Bài học hôm nay giúp các em hiểu được lí do ra đời, mục tiêu hoạt động, sự hợp tác phát triển của khối ASEAN; thấy được Việt Nam trong ASEAN đã đạt được kết quả tốt trong hợp tác phát triển KT - VH - XH .
+ Lợi ích:
- Quan hệ mậu dịch phát triển mạnh
- Hợp tác phát triển kinh tế đạt kết quả cao.
4. Củng cố, dặn dò:
? Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành nội dung phù hợp với bài học hôm nay?
Cho các từ ngữ sau: (mười một, hợp tác, thách thức, cơ hộ, chín, nguyên tắc, nhiều kết quả phát triển)
"Năm 1999 Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã có . . . . . . . nước thành viên và. . . . . . . . . .để cùng phát triển đồng đều, ổn định trên. . . . . . tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.
Sự hợp tác đã đem lại . . . . . . . . trong kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi nước.
Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều . . . . . . . để phát triển kinh tế-xã hội nhưng cũng có nhiều. . . . . . .cần vượt qua"
- Sau khi học sinh làm thì kiểm tra kết quả.
Đáp án: 1. mười một 4. nhiều kết quả
2. hợp tác 5. cơ hội
3. nguyên tắc 6. thách thức
GV: => Đây chính là nội dung chính mà các em cần ghi nhớ trong bài học hôm nay.
- Học bài và làm bài tập trong SGK
- Tìm hiểu về đất nước con người Lào, Cam-pu-chia, giờ sau thực hành.
 

Đính kèm

  • giáo án địa lí lớp 8 học kì 2.jpg
    giáo án địa lí lớp 8 học kì 2.jpg
    85.8 KB · Lượt xem: 271

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Tài Liệu Mới,
Trả lời lần cuối từ
thuhuyen2628,
Trả lời
3
Lượt xem
871

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top