Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Giáo án địa lý 12-Tiết
7 Ôn tập

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức
:

- Ôn tập củng cố các kiến thức cơ bản từ bài 1--> bài 8

2. Kĩ năng:

- Rèn các kĩ năng sử dụng bản đồ trong Atlat địa lý Việt Nam để khai thác kiến thức.

3. Thái độ, hành vi

- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập,

4. Các năng lực hướng tới:

- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Hợp tác,Giao tiếp

- Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, hình vẽ...Năng lực tổng hợp theo lãnh thổ

II. Chuẩn bị

Giáo viên :
Sơ đồ bài học, hệ thống câu hỏi

Học sinh: Ôn tập

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học

Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số


LớpSĩ sốVắngNgày dạy
12A4
12A2


Ôn và kiểm tra kiến thức cũ(lồng trong giờ)

Nội dung ôn tập


Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức cơ bản

Kiến thức cơ bản

Bước 1: GV yêu cầu HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản (kể tên các tiểu mục và nội dung chính ngắn gọn)

Bước 2: Đại diện nhóm trả l trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 3: GV chuẩn kiến thức

* Chủ đề 1: VỊ TRÍ ĐỊA VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ .

-Vị trí địa lí :

+Vị trí hệ tọa độ .

+Vị trí địa lí tự nhiên , kinh tế- xã hội .

- Phạm vi lãnh thổ :

+ Vùng đất.

+ Vùng biển .

+ Vùng trời .

- Ý nghĩa của vị trí địa lí ,phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, KT- XH và quốc phòng

* Chủ đề 2: ĐẤT NHIỀU ĐỒI NÚI

1) Đặc điểm chung của địa hình .

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp .

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng .

- Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa .

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người .

2) Các khu vực địa hình :

a) Khu vực đồi núi :

Vị trí, đặc điểm của các vùng núi ĐBắc, TBắc, TSBắc, TS Nam, khu vực bán bình nguyên và đồi trung du .

b) Khu vực đồng bằng :

Vị trí, đặc điểm của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung .

3) Thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển KT- XH.

* Chủ đề 4: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN .

1) Khái quát về biển Đông .

- Là biển lớn thứ 2 trong các biển của TBD.

- Là biển tương đối kín.

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa .

2) Ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên VN .

- Khí hậu: Nhờ có biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương , điều hòa hơn .

- Đia hình và các hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng.

- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển phong phú .

- Thiên tai :

Hoạt động 2. Câu hỏi và bài tập

Bước 1: GV đưa câu hỏi trắc nghiệm

Bước 2: HS thảo luận, chọn đáp án đúng – giải thích vì sao?

HS khác nhận xét đánh giá

Bước 3. GV nhận xét đáng, tuyên dương những HS tích cực,



Chủ đề: Vị Trí địa lí, Phạm vi lãnh thổ

Câu 1. Đường biên giới trên đất liền nước ta dài:

  • 3600km. B. 4600km. C. 4360km. D. 3460km
Câu 2. Vùng biển Đông giáp với bao nhiêu quốc gia?

  • 7. B. 8. C. 9. D. 10
Câu 3. Lãnh thổ nước ta trải dài :

A. Trên 12º vĩ. B. Gần 15º vĩ. C. Gần 17º vĩ. D. Gần 18º vĩ.

Câu 4. Nội thuỷ là :

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.

B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.

C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí. D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu 6. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường :

A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí. B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.

C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.

D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

Câu 7. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu :

A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.

B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.

C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.

D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

Câu 8. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :

A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.

B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.

C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.

D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 9. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta :

A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.

C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.

D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 10. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với :

A. Trung Quốc và Lào. B. Lào và Cam-pu-chia.

C. Cam-pu-chia và Trung Quốc. D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia



Chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi

Câu 1. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì :

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.

C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.

D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 2. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.

A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.

B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.

C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.

D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Câu 3. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :

A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.

B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Câu 4. Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì :

A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m.

B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Câu 5. Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở :

A. Độ cao trên 1 000 m. B. Độ cao trên 2 000 m.

C. Độ cao trên 2 600 m. D. Độ cao thay đổi theo miền.

Câu 6. Địa hình đồi núi đã làm cho :

A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.

B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.

C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.

D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Câu 7. Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ? A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 8. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là :

A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.

B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.

C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.

D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Câu 9. Ở khu vực phía nam, loại rừng thường phát triển ở độ cao từ 500 m - 1000 m là :

A. Nhiệt đới ẩm thường xanh. B. Á nhiệt đới.

C. Ôn đới. D. Á nhiệt đới trên núi.

Câu 10. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :

A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.

B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.

C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.

Câu 11. Địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì :

A. Lãnh thổ nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm.

B. Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên.

C. Lãnh thổ nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo.

D. Lãnh thổ nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi.

Câu 12 Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là :

A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét. B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.

C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước. D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.

Câu 13. Phạm vi giới hạn của vùng núi Đông Bắc là:

  • Nằm ở Đồng bằng sông Hồng B. Nằm ở tả ngạn sông Hồng
C. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. D. Nằm ở tả ngạn sông Cả

Câu 14. Đồng bằng sông Hồng ngập lụt do yếu tố sau đây?

  • Mưa bão trên diện rộng. B. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa
C. Mức độ đô thị hoá cao nhất cả nước. D. Tất cả các ý trên.



Chủ đề Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu săc của biển

Câu 1. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :

A. Dầu khí. B. Muối biển. C. Cát trắng. D. Titan.

Câu 2. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng :

A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan.

C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ

Câu 3. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ :

A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.

B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.

C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.

D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).

Câu 4. Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là :

A. Xâm thực. B. Mài mòn. C. Bồi tụ. D. Xâm thực - bồi tụ.

Câu 5. Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là :

A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.

C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.

D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.

Câu 6. Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) :

A. Quảng Ninh. B. Đà Nẵng. C. Khánh Hoà. D. Bình Thuận.

Câu 7. Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại :

A. Của Lò (Nghệ An). B. Thuận An (Thừa Thiên - Huế).

C. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). D. Mũi Né (Bình Thuận).

Câu 8. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là :

A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan.

C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 9. Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là :

A. Sông Hồng và Trung Bộ. B. Cửu Long và Sông Hồng.

C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.

Câu 10. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là :

A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².

C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.

D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

Câu 11. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở :

A. Nhiệt độ nước biển. A. Dòng hải lưu.

C. Thành phần loài sinh vầt biển. D. Cả ba ý trên.

Câu 12. Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì :

A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.

C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.

D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.

Câu 13. Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực:

A. Sinh vật. B. Địa hình.

C. Khí hậu. D. Cảnh quan ven biển.



4. Củng cố :


- GV củng cố lại nội dung kiến thức đã học .

- Hs rèn kĩ năng khai thác At lát địa lí VN để làm bài.

5. Hướng dẫn về nhà:

Hs về nhà ôn lại các bài đã học, giờ sau kiểm tra 1 tiết .
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
557

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top