Giáo án địa lý 7 Bài 3 Quần cư đô thị hóa

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Tiết: 3. BÀI 3 QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ
Từ xa xưa con người đã biết sống quây quần bên nhau để có đủ sức mạnh khai thác và cải tạo tự nhiên, từ đó các làng mạc, đô thị dần dần được hình thành theo sự phát triển của xã hội loài người. Vậy quá trình hình thành và phát triển này như thế nào? Bài 3 Quần cư đô thị hóa
I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.

- Biết được quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thi trên thế giới.

- Biết một số siêu đô thị trên thế giới.

2. Kĩ năng:

- Xác định trên bản đồ, lược đồ “ Các siêu đô thị trên thế giới” vị trí của một số siêu đô thị

- Nhận biết được sự phân bố của 23 siêu đô thị đông dân nhất trên thế giới.

3. Thái độ;

Tinh thần đoàn kết

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ…

+ Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, số liệu thống kê…

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

+ GV: - Lược đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới.

Ảnh đô thị Việt Nam và một số thành phố lố trên thế giới.

+ HS: - Đồ dùng học tập

III. Tiến trình tổ chức bài mới.

1. Ổn định tổ chức: 7A 7B 7C

2.Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới? tại sao dân cư trên thế giới lại có sự phân bố như vậy?

3. Bài mới:

- Từ xa xưa con người đã biết sống quây quần bên nhau để có đủ sức mạnh khai thác và cải tạo tự nhiên, từ đó các làng mạc, đô thị dần dần được hình thành theo sự phát triển của xã hội loài người. Vậy quá trình hình thành và phát triển này như thế nào? Bài mới.

Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- GV: hướng dẫn hs đọc thuật ngữ quần cư SGK trang 188.
- Ngày nay xã hội loài người ngày một phát triển, quần cư không còn tồn tại dưới một hình thức nhất định
.
HĐ1
? Bằng hiểu biết của mình hãy cho biết có mấy hình thức quần cư, đó là những hình thức quần cư nào?
- HS: Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.



GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.1 SGK.
? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?
- HS: Nhà cửa, làng mạc nằm xen kẽ với đồng ruộng.
? Hoạt động kinh tế chủ yếu của người nông dân là gì?
- HS: Làm ruộng, chăn nuôi, làm nghề thủ công, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
? Rút ra nhận xét về mật độ dân số của hình thức quần cư nông thôn?
- HS: Mật độ dân số thấp.
? Vậy hình thức quần cư nông thôn có những đặc điểm gì?

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.2 SGK.
? Miêu tả quang cảnh đô thị?
- HS: Nhà cửa san sát, cao tường, người đi lại đông đúc.
? Hoạt động kinh tế chủ yếu?
- HS: Sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
? Hình thức quần cư đô thị có những đặc điểm nào?


? Với hai hình thức quần cư như vậy, cách sống và lối sống của họ có gì giống và khác nhau?

- HS: Giống: Họ đều sống quây quần, tập trung.
Khác: Nghề nghiệp, cách sinh hoạt.
- GV: Trên thế giới tỷ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng, tỷ lệ người sống ở nông thôn ngày càng giảm.
? Tại sao có đặc điểm đó?
- HS: Các đô thị ngày càng phát triển.

- GV: Các đô thị xuất hiện rất sớm, từ thời kỳ cổ đại và liên tục phát triển.
HĐ 2
- GV: Hướng dẫn hs đọc thuật ngữ đô thị hoá.
? Dựa vào kiến thức đã học và SGK chứng minh sự phát triển của các đô thị trong các thời kỳ? Tại sao có những đặc điểm đó?
- HS: Thế kỷ XVIII, có gần 5% dân số sống trong các đô thị, năm 2001 có 46% dân số sống trong các đô thị.



- GV: Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị, dự kiến đến năm 2025 dân số đô thị là 5 tỷ người.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.3 SGK.
? Đọc tên các siêu đô thị trên thế giới? Xác định vị trí các siêu đô thị trên bản đồ?
- HS: Xác định trên bản đồ treo tường.
? Xác định trên bản đồ các châu lục có nhiều và ít siêu đô thị nhất?
- GV: Đô thị hoá là xu thế của thế giới hiện nay, nhưng cũng gây ra rất nhiều hậu quả.
? Vậy hậu quả của sự phát triển đô thị là gì?







1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
* Quần cư nông thôn:
+Mật độ dân số thấp
+Hoạt động kinh tế chủ yếu: Trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, nghề rừng
+Nhà ở thưa thớt, chủ yếu là nhà mái ngói
* Quần cư đô thị.
+Mật độ dân số cao
+Hoạt động kinh tế chủ yêú
+Nhà ở san sát, chủ yếu nhà cao tầng



























2. Đô thị hoá,các siêu đô thị.







- Đô thị xuất hiện từ rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ XIX. Ngày nay có 46% dân số thế giới sống trong các đô thị.



- Các đô thị và siêu đô thị phát triển tự phát để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
4. Củng cố:

- Hãy chọn và khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất trong những câu sau.

1. Đặc điểm của quần cư đô thị là:

a. Dân cư sống bằng các hoạt động công nghiệp hoặc dịch vụ.

b. Nhà cửa tập trung san sát thành phố xá.

c. Mật độ dân số cao.

d. Tất cả các đáp án trên.

2. Tính chất phân tán của quần cư nông thôn được biểu hiện thông qua:

a. Quy mô lãnh thổ (thường nhỏ hẹp).

b. Quy mô dân số (ít).

c. Mối liên hệ (chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp).

d. Tất cả các đáp án trên.

3. Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn là:

a. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư đô thị là công nghiệp và dịch vụ, còn hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp.

b. Quần cư đô thị có mật độ dân số cao, còn quần cư nông thôn thường có mật độ dân số thấp.

c. Lối sống đô thị có những điểm khác biệt với lối sống nông thôn.

d. Tất cả các đáp án trên.

5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK.

- Làm bài tập trong tập bản đồ: chú ý xem lại các bước đọc bản đồ.

- Chuẩn bị bài 4 “ Thực hành”.

Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
528

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top