GIÁO ÁN KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên.
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Lớp: 3 Tuổi.
Thời gian: 20-25 phút.
Hoạt động: Khám phá xã hộiMTXQ: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY 8/3
1. Mục tiêu:- Kiến thức:
+ Trẻ biết ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, là ngày dành riêng cho bà, mẹ, cô giáo và tất cả phụ nữ.
+ Trẻ biết được những hoạt động diễn ra trong ngày 8/3.
- Kỹ năng:
+ Rèn khả năng tư duy ghi nhớ có chủ đích.
+ Rèn kĩ năng ngôn ngữ nói mạch lạc.
- Thái độ:
+ Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn bà, mẹ, cô giáo.
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh các hoạt động trong ngày 8/3: Các cô giáo múa hát, bé múa hát, bé tặng hoa cho mẹ, thi nấu ăn, thi cắm hoa.
- Máy tính, máy chiếu.
- Nhạc bài: Bông hoa mừng cô.
- 2 bảng từ, rổ hoa để trẻ chơi trò chơi.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tô chức hoạt động :
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1: Gây hứng thú: - Các con cho cô biết bây giờ đang là mùa gì? - Bây giờ là tháng mấy? - Tháng 3 có ngày gì đặc biệt? - Đố các con biết ngày 8/3 là ngày gì? => Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ Hoạt động 2: Trò chuyện về ngày 8/3. * Trò chuyện về ý nghĩa ngày 8/3: - Ngày 8/3 là ngày hội của những ai nhỉ? - Cô đố các con ở lớp mình ai là nữ? - Còn ở nhà chúng mình ai là nữ? * Trò chuyện về các hoạt động trong ngày 8/3: - Hình ảnh các bé múa hát: + Cô có hình ảnh gì đây? + Các bạn nhỏ đang làm gì? + Các bạn nhỏ múa hát về ngày gì? => Các bạn nhỏ cất vang lời ca và múa các điệu múa thật đẹp để tỏ lòng biết ơn tới bà, mẹ, cô giáo đấy. + Vì sao các bạn nhỏ tỏ lòng biết ơn với các cô giáo nhỉ? + Các con có biết ơn cô giáo của mình không? - Hình ảnh bé tặng hoa cho mẹ: + Bạn nhỏ đang làm gì? + Bạn tặng hoa cho ai? + Vì sao bạn lại tặng hoa cho mẹ của mình? => Mẹ là người đã sinh ra các con, nuôi các con khôn lớn và để tỏ lòng biết ơn với công lao to lớn của mẹ nhân ngày 8/3 bạn nhỏ đã chọn những bông hoa tươi thắm nhất để tặng cho mẹ đấy! + Thế còn các con sẽ tặng gì cho mẹ của mình? + Ngoài mẹ ra trong gia đình chúng mình còn tặng hoa cho ai nữa? - Hình ảnh các cô giáo múa hát: + Trời tối, trời sáng. + Ai đây các con? + Các cô đang làm gì vậy? + Các cô múa hát về ngày gì? => Ngày 8/3 các cô giáo thường tổ chức 1 buổi lễ kỉ niệm để ôn lại ý nghĩa của ngày này đấy! * Mở rộng: - Ngoài ra ở trường còn tổ chức rất nhiều các hoạt động. - Cho trẻ quan sát hình ảnh các cô thi nấu ăn, thi cắm hoa. GD: Ngày 8/3 là ngày hội dành tặng riêng cho những người phụ nữ thân yêu của chúng mình đó là bà, mẹ, cô giáo, chị gái,..Vào ngày này các con có thể tặng hoa cho bà cho mẹ hoặc có thể hát hay đọc 1 bài thơ thật hay. Nhưng cô nghĩ món quà ý nghĩa nhất để dành tặng đó là ngoan ngoãn, học giỏi, ăn giỏi, vâng lời ông bà bố mẹ và cô giáo của chúng mình đấy! * Trò chơi: Dán hoa tặng mẹ. - Cách chơi: Cô sẽ mời lên 2 đội chơi. Cô có 2 bức tranh đã có sẵn cành hoa và 2 rổ đựng các bông hoa và lá. Nhiệm vụ của các con đó là dán hoa và lá vào bức tranh để tạo thành 1 bức tranh hoa hoàn chỉnh và thật là đẹp để đem về tặng mẹ của mình nhé! - Luật chơi: Thời gian chơi tính bằng 1 bản nhạc. Kết thúc bản nhạc mà đội nào chưa dán xong sẽ là đội thua cuộc. Đội dán xong trước và dán đẹp sẽ là đội thắng cuộc. + Các con đã rõ cách chơi chưa? - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ. - Trẻ chơi xong cô nhận xét từng đội. 3. HĐ3: Kết thúc: - Cho trẻ hát: Bông hoa mừng cô và ra sân trường. | - ạ. - Trẻ lắng nghe. - Đánh răng, rửa mặt, ăn sang, đi học… - Xe đạp, xe máy.. . - Cột đèn giao thông ạ. - Dừng lại ạ. - Bài Em. đi qua ngã tư đường phố. - Của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến. - Phải dừng lại. - Thì đi ạ. - Có ạ. - Trẻ lắng nghe. - Nói về các bạn đang chơi giao thông trên sân trường ạ. - Vâng ạ. - Cả lớp hát. - Có ạ - Tổ hát. - Nhóm hát. - Cá nhân trẻ hát. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Bài nhớ lời cô dặn ạ. - Nhạc sỹ Nguyễn Tiến Nghĩa ạ. - Trẻ lắng nghe. |
II. Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCĐ: Quan sát vật chìm vật nổi
TCVĐ: Mèo đuổi chuột Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo.
1. Mục tiêu:- Kiến thức:
+ Trẻ biết đâu là vật chìm đâu là vật nổi.
-Kỹ năng:
+ Trẻ có kỹ năng quan sát, rèn kỹ năng tư duy khám phá sự vật hiện tượng xung quanh.
-Thái độ:
+ Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục trẻ chơi đoàn kết không xô đẩy nhau.
2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ cho trẻ chơi.
- Câu hỏi đàm thoại.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Sỏi. thuyền, chậu nước
3. Tổ chức hoạt động:
1.HĐ 1: Gây hứng thú
- Cô con mình cùng hát bài “Em đi chơi thuyền” nào? Trẻ hát.
- Các con vừa hát bài hát gì? Em đi chơi thuyền ạ.
- Trong bài hát nói về ai? Nói về các bạn nhỏ được mẹ cho đi chơi thuyền ạ.
- Thuyền là phương tiện giao thông gì? Đường thủy ạ
- Ngoài phương tiện giao thông đường thủy ra con nào giỏi cho cô và các bạn biết còn các loại phương tiện giao thông nào khác? Đường bộ, sắt, hàng không.
- Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô con mình hãy quan vật chìm vật nổi nhé! Vâng ạ.
2. HĐ2: Quan sát vật chìm vật nổi
- Các con hãy quan sát xem cô có gì đây? Có thuyền, chậu nước, sỏi… ạ.
- Thuyền là phương tiện giao thông đường gì? Đường thủy ạ.
- Còn đây là gì? Là sỏi ạ.
- Khi cô gõ thì sỏi phát ra tiếng kêu gì?Cách cách ạ.
- Các con hãy quan sát khi cô thả chiếc thuyền xuống chậu nước thì các con thấy chiếc thuyền làm sao? Nó nổi ạ
- Vì sao nó nổi? vì nó là giấy,nhẹ nên nổi trên mặt nước ạ.
- Khi cô thả viên sỏi thì các con thấy viên sỏi nó như thế nào? Nó chìm ạ
- Vì sao lại chìm? Vì nó Nặng ạ
- Các con có muốn thả những chiếc thuyền và viên sỏi suống chậu nước không?
- Có ạ.
- Trước khi thả các con hã sắn tay áo lên không cả nước sẽ ướt áo nhé?
* GD: Các con ạ, các con được bố mẹ đưa các con đi chơi thuyên chưa? Rồi ạ. Khi ngôi trên thuyền các con nhớ phải ngôi ngay ngắn, không được nghé ngang nghe dọc không là ngã xuống dưới nước nhé. (Vâng ạ).
- Các con rất ngoan, bây giờ cô sẽ cho chúng mình chơi trò chơi nhé.
* Trò chơi.
+ Trò chơi động: Mèo đuổi chuột.
- Cách chơi: Các con hãy xếp thành vòng tròn. Cử ra 2 bạn một bạn làm chuột, một bạn làm mèo và đứng vào giữa, khi cô hô chuẩn bị thì 2 bạn đứng dựa lưng vào nhau, khi cô hô chuột chạy thì chuột chạy thật nhanh còn bạn mèo phải đuổi theo bạn chuột. Các bạn xung quanh sẽ có nhiệm vụ đọc bài đồng dao “Mèo đuổi chuột” thật to.
- Luật chơi: Nếu đã hết bài hát mà bạn mèo vẫn không bắt được bạn chuột thì bạn mèo vẫn phải tiếp tục vào vai mèo để tiếp tục chơi trò chơi, nếu bạn mèo đuổi được bạn chuột thì bạn chuột phải làm mèo và đuổi bạn chuột khác.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Các con vừa chơi mèo đuổi chuột rất vui nhưng cũng khá mệt nên bây giờ cô sẽ cho các con chơi một trò chơi khác nhé. Đó là trò chơi Nu na nu nống.
* Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo.
- Trên sân trường có rất là nhiều đồ chơi.
- Trước mặt cô là đồ chơi gì các con? Xích đu, nhà liên hoàn ạ.
- Còn bên tay phải của cô có đồ chơi gì? Có cầu trượt và đu quay ạ.
- Con phía trái cô có đồ chơi gì? Bập bênh ạ.
- Trên sân trường có rất là nhiều đồ chơi trên sân và các khu vực chơi khác nhau, bây giờ các con có muốn ra khu vui vui chơi đề chơi không? Có ạ.
- Cô hướng dẫn trẻ ra từng khu chơi.
- Các con nhớ phải chơi đoàn kết, không sô đẩy nhau nhé.
- Cô bao quát trẻ khi trẻ chơi.
- Hết giờ cô tập chung trẻ điểm danh cho trẻ xếp hàng đi vệ sinh rửa tay vào lớp.
-
III. HĐ3: Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa:
1. Vệ sinh, ăn trưa.
* Chuẩn bị:
- Hướng dẫn trẻ xếp bàn ghế, cho 4- 6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh bàn dễ dàng. Trên mỗi bàn có một đĩa đựng khăn cho trẻ lau tay, 1 đĩa đựng khăn để cô lau bàn khi bẩn, 1 đĩa đựng cơm rơi.
- Chuẩn bị khăn mặt ẩm treo trên giá khăn có hướng ký hiệu ra ngoài để cho trẻ nhìn thấy, bát, thìa đủ cho trẻ và dư vài chiếc, cốc uống nước đầy đủ cho số lượng trẻ, có ký hiệu riêng, nước ấm để trẻ uống sau khi ăn.
* Chia ăn:
- Trước khi chia thức ăn, cô cần rửa tay sạch, quần áo đầu tóc gọn gang.
- Cô chia đều thức ăn ra từng bát, sau đó chia cơm. Chia mỗi trẻ một bát cơm lần lượt hết tổ này sang tổ khác.
- Gioi thiệu món ăn, hỏi trẻ chất dĩnh dưỡng có trong thức ăn, giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn, ăn uống văn minh, cô mời trẻ ăn cơm, nhắc trẻ mời cô và các bạn ăn cơm.
* Trong khi ăn:
- Giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo không khí thoải mãi trong khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết xuất.
- Giao viên cần chăm sóc, quan tâm trẻ ăn kém, ăn chậm (Cô có thể xúc cơm đỡ trẻ)
- Nhắc trẻ nhặt cơm rơi để vào đĩa lau tay.
- Xử lý tình huống sảy ra khi ăn.
- Trẻ nào ăn xong trước cô hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế đúng nơi quy định, uống nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn.
- Khi trẻ ăn gần hết, cô xếp bàn ngồi dồn vào 1 bàn để thu dọn dần giờ ăn.
* Sau khi ăn:
- Cô lau bàn, gấp bàn, quét và lau sàn (chú ý lau 3 lần, các đường lau không bị chồng lên nhau).
- Sau khi trẻ ăn song bao quát quản trẻ, tránh để trẻ vận động mạnh gây đau bụng, nôn chớ.
2. Ngủ trưa.
- Sau khi trẻ ăn xong cô cho trẻ vui chơi hoạt động nhẹ nhàng một lúc để có thể tiêu hóa được thức ăn tốt hơn, cô cho trẻ đi vệ sinh rồi nằm ngay ngắn vào chỗ
ngủ, sắp xếp trẻ, nhắc nhở trẻ không nói chuyện, đi ngủ đúng giờ.
3. Ăn phụ:
- Sau khi trẻ ngủ dậy, nhắc nhở trẻ tự đi vệ sinh lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn bữa phụ.
- Cho trẻ ăn phụ.
V. Vệ sinh, điểm danh, trả trẻ:
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Mặt mũi, đầu tóc, quần áo.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Điểm danh trẻ.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
- Nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, không giao trẻ cho người lạ nếu không có sự đồng ý của cha mẹ trẻ.
- Khi trẻ về hết cô cất đồ dùng, quét dọn lớp học sạch sẽ.
- Kiểm tra các thiết bị điện nước sau đó mới ra về.