GIÁO ÁN KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM
Chủ đề: Nghề nghiệp.
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Hoạt động: Truyện: SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU.
Lớp: 4 Tuổi .
Thời gian: 25-30 phút.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện, biết 1 số nhận vật trong chuyện.
- Kỹ năng: Rèn khả năng nghe và kỹ năng trả lời câu hỏi của cô.
- Thái độ: Trẻ biết trân trọng sản phẩm do người nông dân làm ra.
2. Chuẩn bị:
- Máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh người nông dân đang chăm sóc và thu hoạch dưa hấu.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú: Cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy. - Cô có hình ảnh ai đây? - Bác nông dân đang làm gì? - Thu hoạch quả gì vậy? Có 1 câu chuyện nói về quả dưa hấu đó là: Sự tích quả dưa hấu chúng mình cùng lắng nghe. 2. HĐ2: Kể chuyện: Sự tích quả dưa hấu. - Lần 1: Cô kể diễm cảm. - Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì? - Lần 2: Cô kể kết hợp với máy chiếu trên màn hình. *Giúp trẻ hiểu nội dung truyện: - Trong truyện có những nhân vật nào? - Mai An Tiêm là người như thế nào? - Vì sao nhà Vua tức giận - Mai An Tiêm bị đày đi đâu? Vì sao? =>Trích: “Ngày xưa…đày ra đảo hoang”. - An Tiêm đã tìm ra dưa hấu như thế nào? =>Trích: “Hàng ngày…..đổi dưa cất lấy ngôi nhà” - Làm thế nào An Tiêm có thể trở về đất liền? =>Trích: “Hàng ngày An Tiêm khắc …hết” =>GD trẻ yêu quý người lao động và biết giữ gìn trân trọng sản phẩm do người nông dân làm ra. - Kể lại toàn bộ câu truyện 1 lần nữa 3. HĐ3: Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày”và ra chơi. | - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Sự tích dưa hấu. - Trẻ lắng nghe. - Mai An Tiêm. - Vì lời nói của An Tiêm đến tai nhà vua. - An Tiêm thấy 1 con chim bỏ lại 1 loại hạt trên đảo hoang. -An Tiêm khắc tên vào quả dưa và nhà vua được ăn dưa. -Trẻ lắng nghe -Trẻ hát. |
II. Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCĐ: Quan sát cây xanh, bồn hoa trong sân trường.
TCVĐ: Gieo hạt.TCT: Chi chi chành chành.
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo.
1. Mục tiêu:- Kiến thức:
+ Trẻ biết tên cây, hoa, tác dụng của việc trồng cây, hoa trong sân trường.
- Kỹ năng:
+ Trẻ có kỹ năng quan sát, rèn kỹ năng tư duy khám phá sự vật hiện tượng xung quanh.
+ Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi.
-Thái độ:
+ Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục trẻ chơi đoàn kết không xô đẩy nhau.
2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ cho trẻ chơi.
- Câu hỏi đàm thoại.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
3. Tổ chức hoạt động:
1.HĐ 1: Gây hứng thú
- Các con thấy thời tiết hôm nay có đẹp không?
- Cô con mình cùng đi thăm cây cối trong trường mình nhé!
2.HĐ2: Quan sát cây xanh, bồn hoa trong sân trường.
* Quan sát cây hoa sữa, cây cảnh:
- Đây là cây gì các con?( Cây hoa sữa)
- Cây này cao hay thấp?( Cao ạ)
- Thân cây màu gì?( Màu nâu ạ)
- Lá cây màu gì?( Màu xanh ạ)
- Còn phía dưới là cây gì đây?( Cây cảnh)
- Cây có màu gì?( Màu đỏ và xanh)
* Quan sát cây sấu:
- Bạn nào biết đây là cây gì?( Cây sấu ạ)
- Cây sấu cho quả gì?( Quả sấu)
- Quả sấu ăn thì ntn? (Chua ạ)
- Thân cây màu gì?(Màu nâu)
- Còn lá?( Màu xanh)
- Các con sờ xem thân cây ntn? ( Xù xì)
* Quan sát bồn hoa:
- Đây là gì các con? (Bồn hoa)
- Bồn hoa có những loại hoa gì đây?( Hoa ngũ sắc, hoa xuyến chi)
- Màu sắc ntn?( Hoa màu đỏ, cam, vàng, trắng. Thân màu nâu, lá màu xanh)
- Lớp mình có biết trồng cây và hoa để làm gì không?( Làm đẹp cho sân trường)
- Vậy chúng mình có được ngắt hoa, lá, bẻ cành không?( Không ạ)
=> Sân trường trở nên đẹp hơn nhờ các cây xanh, cây hoa xanh tốt này đấy. Vì vậy chúng mình không được ngắt hoa, lá, bẻ cành mà phải chăm sóc cây tưới nước, nhặt cỏ để cây ngày càng xanh tốt các con đã nhớ chưa?(Vâng ạ)
* Trò chơi.
- Các con có biết làm sao để có những cây này không?
Cô con mình cùng chơi tro chơi gieo hạt để xem cây lớn như thế nào nhé!
+ Trò chơi động: Gieo hạt..
- Cách chơi: Gieo hạt, hạt nảy mầm, 1 cây, 2 cây, 1 nụ, 2 nụ, 1 hoa 2 hoa. Hoa kết quả, quả chín hái mang về. Rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ. Con mời ông bà, con mời bố mẹ, em mời anh chị, cả nhà mình ăn.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
+ Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.
- Trẻ đọc chi chi chành chành.
* Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo.
- Trên sân trường có rất là nhiều đồ chơi.
- Trước mặt cô là đồ chơi gì các con? Xích đu
- Còn bên tay phải của cô có đồ chơi gì? Có cầu trượt và đu quay ạ.
- Trên sân trường có rất là nhiều đồ chơi trên sân và các khu vực chơi khác nhau, bây giờ các con có muốn ra khu vui vui chơi đề chơi không? Có ạ.
- Cô hướng dẫn trẻ ra từng khu chơi.
- Các con nhớ phải chơi đoàn kết, không sô đẩy nhau nhé.
- Cô bao quát trẻ khi trẻ chơi.
- Hết giờ cô tập chung trẻ điểm danh cho trẻ xếp hàng đi vệ sinh rửa tay vào lớp.
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.
- Thái độ: Trẻ hứng thú chơi đoàn kết.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ.
- Khuân viên vườn hoa.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ xếp hàng.
- Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết trong ngày
- Cô dẫn trẻ ra sân chơi, vừa đi vừa hát «Màu hoa ».
* HĐ2: Quan sát vườn hoa.
- Cô cho trẻ quan sát vườn hoa và đàm thoại:
+ Chúng mình xem đây là gì? (Vườn hoa ạ)
+Bạn nào biết có những loại hoa gì ? (Hoa đào, hoa hồng, hoa cúc ạ)
- Cô hỏi nhiều trẻ.
+ Vậy đây là hoa gì ? (Hoa đào ạ)
+ Hoa đào có đặc điểm gì? (Cô chỉ vào từng bộ phận của cây hoa và hỏi trẻ đặc điểm của từng bộ phận).
+ Thân cây đào màu gì? (Màu nâu)
+ Lá cây có đặc điểm gì? (Lá màu xanh, dài và nhọn)
+ Còn bông hoa đào có đặc điểm gì? (Hoa màu hồng, cánh mỏng, hoa có 5 cánh... )
+ Hoa đào thường được trang trí trong những ngày nào? (Ngày tết ạ)
- Cô chỉ vào hoa hồng và hỏi trẻ :
+ Đây là hoa gì ? (Hoa hồng ạ)
+ Hoa hồng có màu gì ? (Màu đỏ ạ)
+ Cánh hoa hồng như thế nào ? (Tròn và rất nhiều cánh ạ)
+ Lá hoa hồng có đặc điểm gì ? (Màu xanh và có răng cưa ạ)
+ Hoa hồng dùng để làm gì ? (Trang trí ạ)
- Cô chỉ vào hoa cúc và hỏi trẻ tương tự :
+ Đây là hoa gì ? (Hoa cúc).
+ Hoa có màu gì ? (Màu vàng)
+ Hoa cúc dùng để làm gì ? (Để trang rí ạ)
+ Bạn nào giỏi cho cô biết hoa cúc có những đặc điểm gì? (Trẻ kể)
- Các con thấy vườn hoa này như thế nào ? (Rất đẹp ạ)
- Vậy chúng mình phải làm gì để hoa thêm đẹp nhỉ ?
=> GD: Các loài hoa đều rất đẹp và có tác dụng để trang trí, muốn có hoa đào , hoa cúc, hoa hồng trang trí trong ngày tết chúng mình phải trồng chăm sóc và bảo vệ cây. Không hái hoa, bẻ cành bẻ lá nhé.
* Trò chơi:
+ Trò chơi vận động: Gieo hạt.
- Cách chơi, luật chơi : Cô cho trẻ đứng thành còng tròn. Cô đứng ở giữa vòng tròn. Cô và trẻ cùng đọc bài «gieo hạt» và làm động tác theo lời bài thơ.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
+ Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.
* Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Cô giới thiệu các đồ chơi ở ngoài trời. Trẻ lựa chọn và chơi. Nhắc nhở trẻ không xô đẩy nhau.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
* HĐ3: Kết thúc.
- Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp