Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Bài 17 SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở TÂY ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
-Hiểu được khái niệm tích lũy ban đầu, đó là quá trình chuẩn bị vốn và nhân công. Quá trình này được thực hiện bằng nhiều biện pháp: cướp bóc, buôn bán, tước đoạt ruộng của nông dân.
- Nắm được sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu trong các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Sự xuất hiện các giai cấp mới tư sản và công nhân.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục ý thức tôn trọng lao động, chống áp bức bóc lột của CNTB, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các sự kiện, trên cơ sở đó rút ra những kết luận.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sưu tầm tranh ảnh về thời kì này.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Nêu các cuộc phát kiến địa lý lớn.
Câu hỏi 2: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Chủ nghĩa tư bản ra đời trải qua giai đoạn tích lũy ban đầu, đó là vốn và nhân công, tầng lớp quí tộc và tư bản đã dùng mọi thủ đoạn để có được số vốn đó dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tưa bản ở châu Âu. Cùng với nó là xã hội Tây Âu có nhiều thay đổi, các giai cấp mới được hình thành. Quá trình tích lũy vốn ban đầu của chủ nghĩa tư bản diễn ra như thế nào? Chủ nghĩa tư bản nảy sinh ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
4. Sơ kết bài học
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Thế nào là tích lũy vốn ban đầu? Các biện pháp thực hiện? Nêu những biểu hiện xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về phong trào Văn hóa Phục hưng.
Tải đầy đủ nội dung Giáo án lịch sử 10 bài 17 Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây âu tại file đính kèm
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
-Hiểu được khái niệm tích lũy ban đầu, đó là quá trình chuẩn bị vốn và nhân công. Quá trình này được thực hiện bằng nhiều biện pháp: cướp bóc, buôn bán, tước đoạt ruộng của nông dân.
- Nắm được sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu trong các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Sự xuất hiện các giai cấp mới tư sản và công nhân.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục ý thức tôn trọng lao động, chống áp bức bóc lột của CNTB, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các sự kiện, trên cơ sở đó rút ra những kết luận.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sưu tầm tranh ảnh về thời kì này.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Nêu các cuộc phát kiến địa lý lớn.
Câu hỏi 2: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Chủ nghĩa tư bản ra đời trải qua giai đoạn tích lũy ban đầu, đó là vốn và nhân công, tầng lớp quí tộc và tư bản đã dùng mọi thủ đoạn để có được số vốn đó dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tưa bản ở châu Âu. Cùng với nó là xã hội Tây Âu có nhiều thay đổi, các giai cấp mới được hình thành. Quá trình tích lũy vốn ban đầu của chủ nghĩa tư bản diễn ra như thế nào? Chủ nghĩa tư bản nảy sinh ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức HS cần nắm |
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Trước hết, GV nói rõ: Sự tích lũy vốn ban đầu của CNTB là quá trình khởi đầu tạo ra hai yếu tố đầu tiên cho sản xuất kinh doanh: Tư bản và nhân công. | 1. Tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản |
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Số vốn ban đầu mà quí tộc và thương nhân tích lũy do đâu mà có? | |
- HS dựa vào kiến thức đã học ở bài trước, SGK trả lời câu hỏi. HS khác có thể bổ sung cho bạn. | - Tư bản (vốn) được tích lũy bằng nhiều con đường: |
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: | |
+ Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cứơp bóc của cải, tài nguyên, vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản tích lũy được số vốn ban đầu bằng sự cướp bóc thực dân. | + Ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. |
+ Mặt khác, các quí tộc tư sản còn buôn bán với các nước phương Đông đặc biệt là buôn bán nô lệ. | + Quí tộc tư sản còn buôn bán với các nước phương Đông đặc biệt là buôn bán nô lệ. |
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được quí tộc và tư sản tích lũy vốn bằng hình thức buôn bán nô lệ. | |
- GV nhấn mạnh thêm: Giai cấp tư sản thậm chí còn dùng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông dân. Chẳng hạn ở Anh có phong trào “Rào đất cướp ruộng”, hàng | - Nhân công: + Đối với nông dân, bị tước đoạt ruộng đất của nông dân biến họ thành những người làm thuê. |
vạn gia đình nông dân mất đất, đi lang thang buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Ngay ở thành thị, thợ thủ công cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất, trở thành người đi làm thuê. | + Thợ thủ công, bị chèn ép, thuế khóa nặng nề, mất tư liệu sản xuất đi làm thuê trở thành công nhân. |
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm | 2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản |
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như sau: | |
Nhóm 1: Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong thủ công nghiệp? | |
Nhóm 2: Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp? | |
Nhóm 3: Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong thương nghiệp? | |
Nhóm 4: Nêu những biến đổi giai cấp trong xã hội Tây Âu? | |
- HS đọc SGK thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả; HS khác có thể bổ sung. | |
- Cuối cùng GV nhận xét bổ sung và chốt ý: | |
- Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội. Quy mô của các xưởng thủ công lên tới 100 người. Nhờ áp dụng kỹ thuật mới và quy trình sản xuất mà năng suất lao động tăng, khối lượng sản phẩm tăng, giá hạ. Chủ xưởng bóc lột người lao động làm thuê quan hệ của họ là quan hệ của chủ với thợ. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành. | - Biểu hiện nảy sinh CNTB: + Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội, hình thành quan hệ chủ với thợ. |
+ Ở nông thôn, các đồn điền, trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương. Chủ ruộng đất trở thành tư sản nông thôn hay là quí tộc mới. | + Ở trong nông nghiệp, các đồn điền, trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp. |
+ Trong thương nghiệp, quan hệ tư bản cũng xâm nhập vào với việc ra đời các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội. | + Trong thương nghiệp, các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội. |
+ Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành - giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. | - Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành - giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. |
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Thế nào là tích lũy vốn ban đầu? Các biện pháp thực hiện? Nêu những biểu hiện xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về phong trào Văn hóa Phục hưng.
Tải đầy đủ nội dung Giáo án lịch sử 10 bài 17 Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây âu tại file đính kèm