Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Bài 11. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI (Giáo án lịch sử 6 Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực )
Người Phùng Nguyên- Hoa Lộc có hai phát minh lớn thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước đã tạo ra chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế của con người. Chính sự chuyển biến về kinh tế đã dẫn đến sự phân công lao động như thế nào? Xã hội có thay đổi gì? Để hiểu rõ nội dung đó, chúng ta tìm hiểu qua tiết học hôm nay.I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được những chuyển biến về xã hội: chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
- Trình bày sự nảy sinh những vùng văn hóa lớn trên khắp ba miền đất nước, chuẩn bị sang thời kì dựng nước trong đó đáng chú ý nhất là văn hóa Đông Sơn.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc .
3. Kĩ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng biết nhận xét, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ .
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét.
II. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan, phát vấn, phân tích, nhóm…..
III. PHƯƠNG TIỆN : Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh
IV. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word
- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là những chuyển biến về xã hội để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:
Hai phát minh quan trọng của người Phùng Nguyên-Hoa Lộc là gì?
- Dự kiến sản phẩm: Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Người Phùng Nguyên- Hoa Lộc có hai phát minh lớn thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước đã tạo ra chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế của con người. Chính sự chuyển biến về kinh tế đã dẫn đến sự phân công lao động như thế nào? Xã hội có thay đổi gì? Để hiểu rõ nội dung đó, chúng ta tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1
1. Sự phân công lao động đã hình thành như thế nào?
- Mục tiêu: HS nhận biết được sự phân công lao động đã được hình thành.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, …
- Phương tiện: Tranh ảnh.
- Thời gian: 8 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 1 SGK, thực hiện các yêu cầu sau: + Theo em, muốn có được thóc lúa, người nông dân phải làm những việc gì? Làm như thế nào và vào lúc nào? + Việc đúc một đồng cụ bằng đồng, có phải ai cũng làm được không? Tại sao? + Sự phân công lao động đươc hình thành như thế nào? + Sự phân công lao động có tác động như thế nào tới sản xuất ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Từ khi thuật luyện kim được phát minh và nghề nông trồng lúa nước ra đời con người phải chuyên tâm làm một số việc nhất định; sự phân công lao động đã được hình thành: + Phụ nữ ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm và dệt vải. + Nam giới: một phần sản xuất nông nghiệp, đi săn, đánh cá; một phần chuyên hơn làm việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức... |
2. Xã hội có gì đổi mới?
- Mục tiêu: HS nhận biết được những chuyển biến về xã hội.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: Tranh ảnh.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: + Nhóm 1: Với sự PT của SX và phân công lao động, cuộc sống của con người cũng ổn định hơn trước, xã hội sẽ có biến đổi mới ra sao? + Nhóm 2: Thế nào là chế độ phụ hệ? Tại sao chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ? + Nhóm 3: Em nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi mộ này? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV cho HS hiểu các KN bộ lạc, chế độ phụ hệ | - Sản xuất phát triển, cuộc sống ngày càng ổn định-> hình thành các làng bản (chiềng, chạ) - Dần dần hình thành các cụm chiềng chạ, có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là bộ lạc. - Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ. - Xã hội có người giàu, người nghèo. |
3. Hoạt động 3
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
- Mục tiêu: HS trình bày được những vùng văn hóa lớn trên khắp ba miền đất nước ta.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, ….
- Phương tiện: Tranh ảnh, bản đồ Việt Nam.
- Thời gian:10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 3 SGK, thực hiện các yêu cầu sau: + Kể tên các nền văn hoá lớn ở nước ta? Được hình thành vào thời gian nào? + Nền văn hoá Đông Sơn hình thành trên những vùng nào? Chủ nhân của nó là ai? + HS quan sát các hình 31, 32, 33, 34 SGK, những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Vào khoảng các thế kỉ VIII-I TCN, trên đất nước ta hình thành 3 nền văn hoá lớn: + Óc eo (An Giang) ở Tây Nam Bộ cơ sở hình thành nước Phù Nam + Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ở Nam Trung Bộ cơ sở hình thành nước Cham-pa. + Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cơ sở hình thành nước Văn Lang. |
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những chuyển biến về xã hội, sự hình thành ba nền văn hóa lớn ở nước ta.
- Thời gian: 6 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Nền văn hoá Đông Sơn là của người
A. Lạc Việt. B. Âu Lạc.
C. Tây Âu. D. nguyên thuỷ.
Câu 2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa nào?
Óc Eo, Sa Huỳnh, Đồng Nai. B. Sa Huỳnh, Đồng Nai, Đông Sơn.
C. Óc Eo, Sa Huỳnh. D. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn.
Câu 3. Nền văn hóa Đông Sơn là cơ sở để hình thành nên nhà nước nào sau này?
A. Văn Lang. B. Âu Lạc.
C. Vạn Xuân. D. Đại Việt.
Câu 4. Cư dân văn hoá Sa Huỳnh đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng gì?
A. Đá. B. Đồng.
C. Sắt. D. Gỗ.
Câu 5. Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
A. Nam làm nông nghiệp, săn bắt, đúc đồng , còn phụ nữ làm việc nhà, làm gốm, dệt vải...
B. Nam, nữ công việc làm như nhau.
C. Tất cả mọi việc nam làm, còn phụ nữ ở nhà chỉ nấu cơm.
D. Phụ nữ làm nông nghiệp, săn bắt, đúc đồng , còn nam làm việc nhà, làm gốm, dệt vải...
Câu 6. Xã hội có gì đổi mới?
A. Xã hội theo chế độ mẫu hệ. B. Xã hội theo chế độ phụ hệ.
C. Xã hội đã có sự phân lao động. D. Xã hội đã có sự phân chia giai cấp.
+ Phần tự luận
Câu 1. Nêu các biến chuyển chính về mặt xã hội.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
ĐA | A | D | A | B | A | B |
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS nhận xét....
- Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Nhận xét về trình độ phát triển của nền sản xuất văn hóa Đông Sơn?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm: Trong thời kì này, công cụ bằng đồng rất phát triển, thay thế hẳn cho công cụ bằng đá. Con người thời kì văn hóa Đông Sơn đã biết dùng trâu bò để kéo cày trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra cuộc sống định cư lâu dài.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
Học bài cũ - Soạn bài 12 : NƯỚC VĂN LANG
+ Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước Văn Lang?
+ Nước văn Lang ra đời khi nào, ở đâu, do ai đứng đầu và đóng đô ở đâu?
+ Giải thích sơ đồ nhà nước Văn Lang?
Tải đầy đủ nội dung Giáo án lịch sử 6 theo phương pháp mới tại file đính kèm