Giáo án lịch sử 6 bài 4 Các quốc gia cổ đại Phương Đông

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Bài 4 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG (Giáo án lịch sử 6 Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực )


I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài, học sinh

- Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông (thời gian, địa điểm).

- Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội cổ đại phương Đông.

2. Thái độ

- Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về Nhà nước chuyên chế.

3. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh - chỉ bản đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..

III. PHƯƠNG TIỆN : Lược đồ các quốc gia phương Đông cổ đại.

IV. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Giáo án word và Powerpoint.

- Lược đồ các quốc gia phương Đông cổ đại.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra:
(4 phút)

- Con người xuất hiện như thế nào (thời gian, động lực) di cốt tìm thấy ở đâu ?

- Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động


- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông và sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại đó, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem các bức tranh về sông Nin, sông Hoàng Hà, Trường Giang, sông Ấn, sông Ti-gơ-rơ, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

Qua bức tranh trên, em biết đây con sông của những nước nào?

- Dự kiến sản phẩm: Đây con sông của những nước Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà.

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:

Do công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển, năng suất tăng đã tạo ra của cải dư thừa, xã hội đã phân hóa kẻ giàu, người nghèo -> xã hội hình thành giai cấp và Nhà nước . Để hiểu rõ nhà nước cổ đại phương Đông ra đời vào thời gian nào, ở đâu, trong xã hội có những tầng lớp nào? Để hiểu rõ nội dung đó, chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1

1.
Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông

- Mục tiêu: HS nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: Lược đồ các quốc gia phương Đông cổ đại, ti vi

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinhDự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc mục 1, quan sát H10 SGK (3 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm lẻ : Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành vào thời gian nào? ở đâu?
+ Nhóm chẵn: Đặc điểm lớn nhất của các quốc gia này là gì? Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại được hình thành ở các con sông lớn?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.





* Thời gian xuất hiện : Cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN.
* Địa điểm:
Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc hình thành ở lưu vực các con sông.

2. Hoạt động 2

2. Sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông


- Mục tiêu: HS trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội cổ đại phương Đông.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: ti vi

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinhDự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 1, 2, 3 SGK (4 phút), quan sát H8 thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1: Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
+ Em hãy miêu tả cảnh lao động của người Ai Cập cổ đại được minh hoạ qua H8 SGK?
+ Nhóm 2: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Địa vị của các tầng lớp đó trong xã hội thế nào?
+ Nhóm 3: Nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu? Người đó có quyền gì?
+ Giúp việc cho nhà vua là những người nào? Họ làm nhiệm vụ gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV: Giải thích khái niệm: Công xã, lao dịch, quý tộc.
GV giới thiệu về bộ luật Ham-mu-ra-bi ở Lưỡng Hà.
GV chốt ý: Thể chế nhà nước ở Phương Đông là theo chế độ quân chủ chuyên chế.
Nhà nước quân chủ chuyên chế là nhà nước do vua đứng đầu, nắm toàn bộ quyền hành, giải quyết mọi việc. Những quan lại bên dưới chỉ là người giúp việc
GV kết luận chung: Điều kiện dẫn đến sự hình thành quốc gia cổ đại phương Đông: Đất màu mỡ → công cụ kim loạị → sản xuất NN phát triển → của cải dư → phân chia giai cấp.
*Đời sống kinh tế
+ Ngành kinh tế chính là nông nghiệp;
+ Biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.
+ Thu hoạch lúa ổn định hằng năm

* Các tầng lớp xã hội

- Có 3 tầng lớp
+ Nông dân công xã
+ Nô lệ
+ Quý tộc (vua,quan lại và tăng lữ)

* Tổ chức xã hội
- Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu :
+ Vua có quyền đặt ra pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội.
+ Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương : giúp việc cho vua, lo việc thu thuế, xây dựng cung điện
- Thể chế nhà nước: quân chủ chuyên chế.



3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông và sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại đó.

- Thời gian: 8 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1.
Thời gian xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. Cuối thiên niên kỉ IV- đầu thiên niên kỉ III TCN.

B. Cuối thiên niên kỉ III- đầu thiên niên kỉ IV.

C. Đầu thiên niên kỉ I TCN.

D. Cuối thế kỉ IV- đầu thế kỉ III TCN.

Câu 2. Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. công nghiệp. B. nông nghiệp.

C. thủ công nghiệp D. thương nghiệp

Câu 3. Nhà nước phương Đông cổ đại được tổ chức theo thể chế gì?

A. Quân chủ lập hiến B. Cộng hòa.

C. Quân chủ chuyên chế D. Dân chủ.

Câu 4. Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. qúy tộc. B. nông dân công xã.

C. nô lệ. D. chủ nô.

Câu 5. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở đâu?

A. Ở các thung lũng. B. Ở vùng các cao nguyên.

C. Ở vùng đồi núi, trung du. D. Ở lưu vực các dòng sông lớn

Câu 6. Tại sao nhà nước phương Đông ra đời sớm?

A. Do nhu cầu làm thủy lợi.

B. Do nhu cầu sinh sống.

C. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi.

D. Do nhu cầu phát triển kinh tế .

+ Phần tự luận

Câu 1.
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Địa vị của các tầng lớp đó trong xã hội thế nào?

- Dự kiến sản phẩm:

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu123456
ĐAABCBDC
+ Phần tự luận:……..

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

- Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông?

- Thời gian: 4 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất phù sa màu mỡ, mềm, dễ canh tác cho năng suất cao, lượng mưa điều hòa, đủ nước tưới quanh năm …thuận lợi cho sự phát triển nghề nông.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Vẽ sơ đồ tổ chức xã hội cổ đại phương Đông .

+ Học bài cũ – soạn bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (thời gian, địa điểm, ngành kinh tế chính và thể chế nhà nước)

Tải đầy đủ nội dung Giáo án lịch sử 6 theo phương pháp mới tại file đính kèm
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
607

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top