Giáo án lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Sự phát triển nhanh chóng của CNTB càng khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa 2 giai cấp VS và TS. Để giải quyết những mâu thuẫn đó giai cấp vô sản đã tiến hành cuộc đấu tranh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay. Tiết 7. Bài 4 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

I. Mục tiêu bài học:

Giúp HS hiểu

1. Kiến thức:


- Các PT ĐT đầu tiên của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỷ XIX.

- Phong trào đập phá máy móc và bãi công.

2. Kỹ năng.

Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử

3. Thái độ.

- Thấy được tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Có ý thức học tập và bảo vệ tài sản nhà trường

II. Chuẩn bị:

- Chân dung Mác-Ăng-nghen

- Những tư liệu lịch sử có liên quan đến bài.

III.Tiến trình tổ chức day học:

1. Ổn định lớp: 8A 8B 8C

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới.



Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1:
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS hiểu được những nét chính về các hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân.
GV: Vì sao ngay từ khi mới ra đời giai cấp công nhân đã đấu tranh chống CNTB?
GV: Vì sao giới chủ TB lại thích sử dụng lao động trẻ em?
GV: Cho HS phát biểu suy nghĩ của mình về quyền trẻ em hôm nay, từ đó liên hệ trách nhiệm của mình.
GV: Bị áp bức bóc lột giai cấp công nhân đã làm gì? Họ ĐT bằng hình thức nào?
GV: Vì sao em CN phải đập phá máy móc đốt công xưởng?
- Muốn cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản thành công giai cấp công nhân phải làm gì?

* Hoạt động 2:
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS hiểu được những phong trào tiêu biểu của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức….
GV: Những phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân Pháp, Đức, Anh như thế nào?
HS: Quan sát H25
GV: Phong trào công nhân Châu Âu (1830 - 1840). Có điểm gì chung và khác so với phong trào công nhân trước đó?
GV: Tại sao những cuộc ĐT của công nhân Châu Âu diễn ra mãnh mẽ nhưng đều không giành thắng lợi?
I. Phong trào công nhân nửa cuối thế kỷ XIX
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công.

- Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm ra đời. Ngay từ buổi đầu, họ đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, phải lao động vất vả, lương thấp, đời sống cực khổ. Vì vậy công nhân đã nổi dậy đấu tranh.

- Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là đập phá máy móc, đốt công xưởng. Cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Bỉ

- Đến đầu thế kỷ XX, công nhân đã chuyển sang đấu tranh với hình thức bãi công, đòi tăng lương và giảm giờ làm, thành lập các công đoàn để bảo vệ mình.
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840
* Diễn biến:
- Năm 1831 công nhân dệt ở thành phố Li ông Pháp khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm.
- Năm 1844 công nhân (dệt vùngSơ -Lê-din (Đức) đấu tranh chống sự hà khắc của chủ xưởng.
- 1836 - 1847 "Phong trào Hiến Chương" ở Anh.
* Kết quả: Các cuộc đấu tranh trên đều thất bại.
* Ý nghĩa: đánh dấu sự trưởng thành của PT công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho lí luận CM ra đời
4 .Củng cố:

Vì sao công nhân lại đấu tranh bằng đập phá máy móc ? hành động này thể hiện sự nhận thức của công nhân như thế nào?

-Công nghiệp phát triển , giai cấp tư sản thu nhiều lợi nhuận , công nhân làm việc 14,16 giờ/ ngày,điều kiện ăn ở tồi tàn ,đàn bà trẻ em cũng làm việc nặng nhọc lương thấp.

-Nên dẫn đến phong trào đập phá máy móc và bãi công.

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

Học bài cũ chuẩn bị trước phần I..2


Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm
 

Đính kèm

  • sử 8 tiết 7 bài 4.docx
    16.4 KB · Lượt xem: 2

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top