Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Tiết 10. Bài 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ CUỐI THỂ KỶ XIX - ĐẦU THỂ KỶ XX
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước TB chủ yếu ở Âu, Mĩ chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
- Tình hình và đặc điểm cụ thể của từng nước ĐQ. Những điểm nổi bật của CNĐQ
2 Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm và vị trí của các nước đế quốc.
3. Thái độ:
- Nhận thức rõ bản chất của CNTB, CNĐQ.
- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến bảo vệ hòa bình
II. Chuẩn bị thiết bị - tài liệu:
Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa của chúng ở đầu thế kỷ XIX
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp: 8A 8B 8C
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu hoàn cảnh ra đời của Công xã ?
- Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri ?
3. Bài mới.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các nước TB Anh, Pháp, Mĩ, Đức phát triển, chuyển sang giai đoạn CNĐQ. Trong quá trình sự phát triển của các nước ĐQ có điểm gì giống và khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung Kiến thức |
* Hoạt động 1: * Mức độ kiến thức cần đạt: HS nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của nước Anh GV:cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật? GV: Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư các nước thuộc địa? HS: Trả lời GV: Sự phát triển của CNĐQ Anh biểu hiện ntn? - Tình hình chính trị của Anh như thế nào? - Chính sách đối ngoại của Anh ntn? Vì sao gọi Anh là đế quốc thực dân ? * Hoạt động 2: * Mức độ kiến thức cần đạt: HS nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của nước Pháp. GV: Tình hình kinh tế nước Pháp sau 1871 có gì nổi bật? - Để giải phóng những khủng hoảng trên giai cấp TS Pháp đã làm gì? chính sách đó ảnh hưởng ntn đến nền kinh tế Pháp? - HS: Đọc phần chữ nhỏ SGK. - GV: Tại sao CNĐQ pháp được mệnh danh là "CNĐQ cho vay lãi". - Tình hình chính trị Pháp có điểm gì nổi bật? HS:Trả lời GV:Chốt KT | I/Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ: 1. Anh: * Kinh tế: - Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới. - Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế. * Chính trị. Anh tồn tại chế độ quân chủ lập hiến với hai đảng tự do và bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. * Đối ngoại Thực hiện chính sách xâm lược thuộc địa -> Anh được mệnh danh là "CNĐQ thực dân". 2. Pháp * Kinh tế - Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. - Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô… - Sự ra đời của các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế nước Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng - Tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức cho vay nặng lãi-> Lê Nin gọi CNĐQ Pháp là “ Chủ nghĩa Đế quốc cho vay lãi” * Chính trị. Tồn tại nền cộng hòa III, thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa. Vì vậy Pháp là nước có thuộc địa lớn thứ hai thế giới ( sau Anh) |
1./ Nối tên nước và đặc điểm của mỗi đế quốc.
Câu | Tên nước | Đặc điểm |
1 2 3 | Anh Pháp Mĩ | A./ Chủ nghĩa đế quốc thực dân . B./ Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến. C./ Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi . |
Anh có hệ thống thuộc địa lớn. Tiền vay và bốc lột các nước thuộc địa mang lợi nhuận lớn.
Hai ý trên đúng.
Vì sao giai cấp TS Pháp chú ý xuất cảng TB?
Bị chiến tranh tàn phá, phải bồi thường cho chiến tranh cho Đức , Nghèo tài nguyên.
Đem mang lợi nhuận lớn cho giai cấp TS. Hai ý trên đúng.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
Về học bài và xem trước hai nước còn lại của bài 6: Tình hình kinh tế, chính trị của nước Đức và Mỹ có những điểm gì giống và khác với hai nước Anh, Pháp
Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm