Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 12. Bài 7 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Lê Nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
- CM Nga 1905 - 1907 ý nghĩa và ảnh hưởng của nó đến tiến trình cách mạng thế giới.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện.
3. Thái độ
Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn các vị lãnh tụ thế giới
II. Chuẩn bị tài liệu – thiết bị
- Tranh ảnh tư liệu về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
- Sưu tầm nhũng mẩu truyện về Lê Nin
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức: 8A 8B 8C
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm nước Mĩ cuối TK XIX đầu TK XX ?
3. Bài mới:
4. Củng cố:
- Dưới sự lãnh đạo của Lê Nin phong trào công nhân Nga đã đạt tới đỉnh cao ntn?
- Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm Cách mạng Nga 1905-1907?
5. Hướng dẫn về nhà học
- Học bài cũ theo nội dung bài học ghi vở.
- Chuẩn bị nội dung bài: Sự phát triển của Kĩ thuật….
+ Thành tựu về kĩ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm
Ngày giảng:
Tiết 12. Bài 7 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Lê Nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
- CM Nga 1905 - 1907 ý nghĩa và ảnh hưởng của nó đến tiến trình cách mạng thế giới.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện.
3. Thái độ
Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn các vị lãnh tụ thế giới
II. Chuẩn bị tài liệu – thiết bị
- Tranh ảnh tư liệu về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
- Sưu tầm nhũng mẩu truyện về Lê Nin
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức: 8A 8B 8C
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm nước Mĩ cuối TK XIX đầu TK XX ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn đọc thêm * Hoạt động 2: * Mức độ kiến thức cần đạt: HS hiểu rõ về Lê-nin và sự ra đời của Đảng Bôn-sê-vích. Hướng dẫn cho HS đọc, tìm hiểu về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin - GV giới thiệu ảnh Lê Nin (H35) - Ông có vai trò ntn đối với sự ra đời của đảng XHDC Nga? - Nội dung cương lĩnh ? Tại sao nói Đảng công nhân XHDC Nga là Đảng kiểu mới? * Hoạt động 2: * Mức độ kiến thức cần đạt: HS hiểu rõ được nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa của cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga. - GV: Dùng bản đồ giới thiệu đất nước Nga cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX - Nét nổi bật của đất nước Nga đầu thế kỷ XX là gì? HS:Trả lời GV:Chốt KT - Cách mạng Nga 1905-1907 bùng nổ và diễn ra ntn? HS:Trả lời GV:Minh họa thêm - Mở đầu cách mạng là sự kiện gì? - Gv tường thuật về “ ngày chủ nhật đẫm máu”. - Đỉnh cao của cách mạng là sự kiện gì? - Gv hướng dẫn học sinh lập niên biểu để ghi nhớ các sự kiện chính về cuộc cách mạng Nga 1905-1907. - Cuộc CM Nga có ý nghĩa lịch sử như thế nào? HS: Trả lời GV: Chốt KT - Nguyên nhân thất bại và bài học rút ra từ cuộc cách mạng? GV: Cung cấp thêm KT | I. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Hướng dẫn đọc thêm II.Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1971. Lê nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga - Lê-Nin sinh ngày 22/4/1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Ông sớm tham gia phong trào Cách mạng chống lại chế độ Nga hoàng - Năm 1893 Lê-nin trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân mác xít ở Pê-téc-bua, rồi bị bắt và bị tù đày - Năm 1903 Lê-nin thành lập Đảng Công nhân XHDC Nga thông qua cương lĩnh CM lật đổ chính quyền tư sản. 2. Cách mạng Nga 1905 - 1907 a. Nguyên nhân: - Đầu thế kỷ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động vất vả nhưng tiền lương không đủ sống. - Từ năm1905-1907, Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ -> nhiều cuộc bãi công bùng nổ. b. Diễn biến: - Trong các phong trào đấu tranh chống Nga hoàng, lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân và binh sĩ diễn ra trong những năm 1905-1907. - Mở đầu là ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay không vũ khí kéo đến trước cung điện mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành “ ngày chủ nhật đẫm máu”. Lập tức, công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa. - Tiếp đó tháng 5-1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ, phong kiến, lấy của người giàu chia cho dân nghèo - Tháng 6-1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa. - Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ-va tháng 12 năm 1905 của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ khiến chính phủ Nga hoàng lo sợ. - Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va, phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, đến năm 1907 mới chấm dứt. c. Kết quả - ý nghĩa: - Tuy thất bại, song Cách mạng Nga 1905-1907 đã làm lung lay nền thống trị của địa chủ và tư sản. - Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng XHCN năm 1917. - Đồng thời, cuộc cách mạng đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. |
- Dưới sự lãnh đạo của Lê Nin phong trào công nhân Nga đã đạt tới đỉnh cao ntn?
- Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm Cách mạng Nga 1905-1907?
5. Hướng dẫn về nhà học
- Học bài cũ theo nội dung bài học ghi vở.
- Chuẩn bị nội dung bài: Sự phát triển của Kĩ thuật….
+ Thành tựu về kĩ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm