Giáo án Lịch sử 8 Tiết 47 Bài 29 Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam(TT)

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực

Tiết 47 Bài 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (TT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa .

- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc

2. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ

3. Thái độ: Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu thế kỉ XX

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học,phát triển và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác….

_ Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực thực hành bộ môn : sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn..

II. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan, phát vấn, phân tích , kể chuyện , mô tả, làm việc nhóm,nêu và giải quyết vấn đề….

III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính tranh ảnh , lược đồ

- Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương

- Tài liệu văn học, sử học liên quan

IV. CHUẨN BỊ:

Chuẩn bị của giáo viên

Giáo án,

Máy móc, phương tiện có liên quan

Chuẩn bị của học sinh:

-Chuẩn bị bài mới

Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài mới

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục mà Pháp thi hành đầu TK XIX

- Ảnh hưởng của chính sách đó đến kinh tế, văn hoá của nước ta như thế nào?

3. Bài mới:

3.1 Hoạt động khởi động/ Tình huống xuất phát

1. Mục tiêu: Trình bày được sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác.

2. Phương thức: GV cho học sinh xem các hình ảnh 99,100,101 SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

Chính sách khai thác, bóc lột của TDP làm cho xã hội VN có những biến đổi như thế nào?

Cuối thế kỷ XI X các đô thị VN phát triển ra sao?

HS quan sát trả lời

3.Dự kiến sản phẩm:

Học sinh quan sát hình ảnh trao đổi thảo luận với nhau để trả lời

GV nhận xét và vào bài mới. Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu qua bài 29 tiết 2

Bài 29 II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM

3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC



Hoạt động dạy và học​
Kiến thức cơ bản​
Hoạt động 1:
Mục 1.Các vùng nông thôn.
Mục tiêu:HS nắm được chính sách khai thác của Pháp đã làm xã hội VN thay đổi
Phương thức: Hoạt động nhóm
Tổ chức hoạt động:
B1:GV chia cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau
Nhóm 1,2
- Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX có thay đổi như thế nào? Vì sao?
Nhóm 3,4
- Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao?
B2: Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khich HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV đến các nhóm theo dõi
B3: HS báo cáo thảo luận
B4 HS nhận xét đánh giá kết quả của bạn
HS nhóm khác có thể tiến hành chất vấn nhóm bạn qua các câu hỏi.
Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS
GV chuyển ý
Hoạt động 2:
Mục tiêu: HS nắm được Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới
Phương thức: Hoạt động nhóm
B1:Gv chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu
- Nhóm 1,2: Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng?..
Nhóm 3,4 : Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào?
- Nhóm 5,6: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đến các nhóm theo dõi
B3: HS báo cáo thảo luận
B4. HS nhận xét kết quả của bạn
GV bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS
Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho HS
GV giới thiệu chuyển ý
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
Phương thức: Hoạt động nhóm
B1. Chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện yêu cầu sau
Nhóm 1,2:Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỷ 19?
Nhóm 3,4:Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến VN lúc đó Nhóm 5,6 Vì sao đầu TK XX, ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới?
Nhóm 7,8: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản?
B2 HS đọc SGK thực hiện yêu cầu
GV đến các nhóm theo dõi
B3 HS báo cáo thảo luận
B4.HS nhận xét, đánh giá kết quả của bạn
GV bổ sung phần nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Chính xá hóa kiến thức đã hình thành cho HS.
II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam:
1. Các vùng nông thôn:
- Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân Pháp.



- Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng.










2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
- Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh.







- Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện:
+ Tư sản
+ Tiểu tư sản thành thị.
+ Công nhân.




3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:
- Đầu thế kỷ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, truyền vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc và con đường TBCN ở Nhật Bản đã tác động vào Việt Nam.


- Các trí thức Nho học tiến bộ muốn đi theo con đường dân chủ tự sản để cứu nước.
* Xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

Nhằm củng cố , hệ thống hóa hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

-Các vùng nông thôn

Đô thị phát triển, sự xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới

Xu hướng mới trong cuộc vận đông giải phóng dân tộc

Phương thức: GV đặt lại một số câu hỏi để HS nắm vững bài học

-Giai cấp địa chủ và nông dân thay đổi như thế nào?

--Cuối thế kỷ XI X đô thị VN phát triển như thế nào?

-Sự phát triển của đô thị,các giai cấp, tầng lớp mới nào xuất hiện?

3.4 VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:HS nhận biết, đánh giá , rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi hình thành kiến thức(củng cố mở rộng, liên hệ)

-Hiện nay, Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì đối với vùng nông thôn?

Đô thị hóa đối với nước ta hiện nay đã đem lại hiệu quả gì cho người dân?

b.Gv giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ,nắm kiến thức bài vừa học

+ Chuẩn bị nội dung, tranh ảnh cho bài học sau

+ GV đánh giá sản phẩm của HS : nhận xét,tuyên dương, khen ngợi..

Dự kiến sản phẩm:

-Chân dung Phan Bội Châu, vua Duy Tân, Trịnh Văn Cấn

Qua việc chuẩn bị bài mới , HS có một số kiến thức nhất định về bài mới
 

Đính kèm

  • Tiết 47Bài 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP.docx
    21 KB · Lượt xem: 4

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top