Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Tiết: 34 Bài 26 BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953)
(Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực)I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chiến dịch biên giớ thu - đông 1950.
- Đôi nét về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2-1951).
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
- Rèn luyện kỹ năng biết sử dụng lược đồ, bản đồ,…
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết,…
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,...
+ Phân tích, so sánh.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống.
+ Sử dụng lược đồ.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, mô tả, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....
III. PHƯƠNG TIỆN:
- Hình ảnh SGK, hình ảnh Bác Hồ ra chiến dịch Biên Giới.
- Tranh, ảnh, tài liệu có liên quan,…
- Lược đồ “chiến dịch biên giới thu – đông 1950”, máy chiếu.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh... về nước Nhật cuối TK XIX đến đầu TK XX.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
1. Mục tiêu:
Nắm được những thuận lợi trong nước và thế giới sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. - Đôi nét về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
2. Phương thức: đặt vấn đề
- Tại sao ta mở chiến dịch thu – đông 1950 ?
3. Dự kiến sản phẩm: (HS trả lời theo nhận định)
- Trên cơ sở trả lời của học sinh GV dẫn dắt vào bài mới.
- GV nhận xét vào bài mới: chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc, quân ta giành và giữ vúng quyền chủ động đánh địch trên chiến trường. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là Đại hội đẩy mạnh kháng chiến đi đến thắng lợi.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC | NỘI DUNG |
HĐ 1: Chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950 * Mục tiêu: - Hoàn cảnh lịch sử mới. - Chiến dịch biên giớ thu - đông 1950. * Phương thức: Hoạt động nhóm * Tổ chức hoạt động: cá nhân - Sau chiến dịch Việt Bắc 1947, tình hình thế giới có thuận lợi như thế nào cho kháng chiến ? - Tình hình trong nước như thế nào ? - Trước tình hình đó Pháp + Mĩ có âm mưu gì ? Tại sao Mĩ lại can thiệp ? - Nhận viện trợ Mĩ, Pháp đã làm gì ? - Trước tình hình đó ta đã có quyết định gì ? - Chiến dịch biên giới đã diễn ra như thế nào ? - Chiến dịch biên giới ta thu được kết quả gì ? - Chiến dịch biên giới thắng lợi có ý nghĩa gì ? - Giáo viên cho học sinh nhận thấy quân dân ta am hiểu tường tận địa hình bố trí lực lượng, chiến đáu anh dũng đã đánh thắng quân xâm lược. HĐ 2: Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp * Mục tiêu: - Pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương. * Phương thức: cá nhân * Tổ chức hoạt động: - Sau khi thất bại ở chiến dịch biên giới Pháp lâm vào thế bị động Pháp đẩy mạnh âm mưu gì ? - Để thực hiện âm mưu đó Pháp, Mĩ đã làm gì ? - Em có nhận xét gì về sự cấu kết giữa Pháp + Mĩ ? - Sự cấu kết đó có ảnh hưởng gì cho kháng chiến ? HĐ 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ của Đảng (2/1951) * Mục tiêu: - Đôi nét về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2-1951). * Phương thức: Hoạt động nhóm * Tổ chức hoạt động: - B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau: - Nhóm 1: Hoàn cảnh đưa đến Đai hội đai biểu toàn quốc lần 2. - Nhóm 2, 3: Nội dung Đai hội. Nhóm 4: Ý nghĩa Đai hội. - B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). - B3: HS: báo cáo, thảo luận - B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Cho học sinh thấy được vai trò to lớn của Bác, tinh thần không sợ huy sinh gian khổ tham gia trực tiếp chiến dịch và đã xây dựng được đường lối cách mạng Việt Nam trong Đại hội Đảng lần thứ II | I. Chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950 1. Hoàn cảnh lịch sử mới: 1. Hoàn cảnh lịch sử mới: - Thế giới: Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (nối liền với hậu phương các nước XHCN). - Trong nước: Pháp liên tiếp thất bại. - Pháp lệ thuộc Mĩ: Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. 2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc - Âm mưu của Pháp: khoá cửa biên giới Việt Trung chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai. - Chủ trương của ta: 6.1950 ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm: Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông đường biên giới, mở rộng và củng cố Việt Bắc. - Diễn biến: + Ngày 16/9/1950 ta đánh Đông Khê. + Ngày 18/9/1950 ta tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê. + Địch cho quân từ Cao Bằng đánh xuống, từ Lạng Sơn đánh lên để ứng cứu cho Đông Khê. + Ta: mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4. + 22/10/1950 địch rút khỏi đường số 4. - Kết quả: + Khai thông 750 km đường biên giới. + Giải phóng 35 vạn dân. + Hàng lang Đông Tây bị chọc thủng. + Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững. - Ý nghĩa: Ta chuyển sang thế chủ động tiến công. II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp - Pháp: muốn giành lại quyền chủ động: + Mĩ tăng viên trợ. + Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (23/12/1950). + Tháng 12/1950 đề ra kế hoạch Đờ-Lát-Đờ-Tát-Xi-Nhi. III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ của Đảng (2/1951) 1. Hoàn cảnh: - Tháng 2/1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần 2 họp tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang. 2. Nội dung: - Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam. - Đại hội quyết định đưa Đảng ra công khai, đổi tên là Đảng lao động Việt Nam. - Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng. 3. Ý nghĩa: - Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. |
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về:
- Chiến dịch biên giớ thu - đông 1950.
- Đôi nét về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2-1951).
2. Phương thức: HS trả lời câu hỏi
- Âm mưu của thực dân Pháp - Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương (Sau chiến dịch biên giới).
3. Dự kiến sản phẩm:
GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm.
2. Phương thức: Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):
- Những sự kiện nào chứng tỏ từ chiến tháng Biên giới thu – đông 1950 của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới ?
GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
3. Dự kiến sản phẩm:
- Bộ sưu tập về hình ảnh hoặc tư liệu liên quan đến tiết học sau.
- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.
Đính kèm
Sửa lần cuối: