Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 15. BÀI 10 TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
Trung Quốc một đất nước rộng lớn đông dân, nơi cung cấp nguồn nhiên liệu, nhân công, thị trường rộng lớn, cuối thế kỷ XIX Trung Quốc đã bị các nước tư bản phương Tây xâu xé, xâm lược. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra như thế nào và đạt được những kết quả ra sao thì cô trò cùng tìm hiểu ở bài hôm nay.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được

- Những nguyên nhân đưa Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Các PTĐT của nhân dân chống phong kiến và địa chủ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, CM Tân Hợi... ý nghĩa lịch sử.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng biểu đồ.

3. Thái độ

- Tỏ rõ thái độ phê phán, triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc biến thành miếng mồi xâu xé của các nước đế quốc

- Khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến, đặc biệt là cuộc CM Tân Hợi và Tôn Trung Sơn.

II. Chuẩn bị tài liệu – thiết bị

- Bản đồ châu Á

- Tranh ảnh về "CM Tân Hợi" và PT "Nghĩa Hòa đoàn"

III. Tiến trình tổ chức dạy- học

1. Ổn định lớp: 8A 8B 8C

2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày nội dung cuộc KN Xi-Pay ?

3. Bài mới:

Trước sự tăng cường xâm lược thuộc địa của CNĐQ, cũng như Ấn Độ, TQ sớm trở thành miếng mồi béo bở của chúng. Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay để thấy được vì sao cuối TK XIX, nước Trung Hoa rộng lớn, đông dân nhất TG lại bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé? Nhân dân TQ đã tiến hành những cuộc đấu tranh như thế nào để giành độc lập dân tộc.



Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1:
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS hiểu rõ được những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé TQ của các nước đế quốc từ giữa thế XIX- đầu thế kỷ XX
GV: Treo bản đồ TG và giới thiệu về TQ
GV: Trung Quốc đã bị các nước tư bản chia xẻ ntn?
GV: yêu cầu HS quan sát lược đồ các nước đế quốc sâu xé Trung Quốc
- Vì sao không phải một nước mà là nhiều nước đế quốc cùng xâu xé Trung Quốc?
- Như thế nào là chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến? Liên hệ với VN.
* Hoạt động 2:
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS biết được những nét chính: tên phong trào, thời gian, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa.
- GV hướng dẫn HS lập niên biểu về các phong trào đấu tranh:
* Hoạt động 3:
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS biết về Tôn Trung Sơn, học thuyết Tam Dân; trình bày được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi
GV: Giới thiệu sự ra đời và lớn mạnh của giai cấp TSTQ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
GV: Tôn Trung Sơn là ai?
Ông có vai trò gì đối với sự ra đời của Trung Quốc Đông Minh Hội?
HS: Quan sát H44.
GV: CM Tân Hợi bùng nổ như thế nào?
HS:Dựa đoạn chữ nhỏ SGK và lược đồ lên bảng trả lời
GV: Vì sao CM Tân Hợi chấm dứt?
GV: Nêu tính chất, ý nghĩa cách mạng?
GV: Nhận xét về tính chất, qui mô của các PTĐT của NDTQ?
+ Tính chất: Chống ĐQ, PK như Nghĩa Hòa Đoàn, cuộc vận động Duy Tân, CM Tân Hợi.
+ Quy mô: Rộng khắp, liên tục từ cuối thế kỷ XIX đầu XX.
I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ
- TQ là quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.
- Từ năm 1840-1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược TQ, từng bước biến TQ từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

- Sau chiến tranh thuốc phiện-> các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nga Nhật đã xâu xé chiếm nhiều vùng đất của TQ làm thuộc địa


II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thể kỷ XIX, đầu thể kỷ XX.
- Từ 1851 – 1864: phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc
- Năm 1898: cuộc vận động Duy tân
- Cuối TK XIX – XX: phong trào nông dân Nghĩa Hòa Đoàn.
III. Cách mạng Tân Hợi (1911)
* Về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam Dân

- Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
- Tháng 8-1905, Tôn Trung Sơn cùng các đồng chí của ông thành lập Trung Quốc Đồng Minh Hội -> Đây là chính đảng đại diện cho giai cấp tư sản Trung Quốc, đề ra học thuyết Tam dân
* Diến biến:
- Ngày10.10.1911 khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi và lan rộng.
- Ngày 29.12.1911 Trung Quốc độc lập Tôn Trung Sơn làm tổng thống -> tháng 2.1912 CM kết thúc
* Nguyên nhân thất bại.
+ Giai cấp tư sản sợ PTĐT của quần chúng đã thương lượng với triều đình Mãn Thanh.
+ Thỏa hiệp với các nước đế quốc
* Ý nghĩa
- Là cuộc CMDCTS, đã lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa dân quốc -> Tạo điều kiện cho CNTB phát triển ở Trung Quốc.
- CMTH có ảnh hưởng lớn tới phong trào đấu tranh ở Châu Á, trong đó có Việt Nam.
4. Củng cố bài

* Lập niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 1840 – năm 1911

Thời gianTên phong tràoNgười lãnh đạoKết quả

……………………...
……………………..
……………………..

…………………….
…………………….
…………………….

……………………
……………………
……………………

…………………
…………………
…………………


* Đánh dấu vào những nguyên nhân đưa đến sự thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-XX.

  1. Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc.
  2. Các phong trào chưa có sự liên kết, diễn ra lẻ tẻ.
  3. Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo, một đường lối cách mạng đúng đắn.
  4. Cả 3 nguyên nhân trên.
5. Hướng dẫn về nhà học.

- Học bài theo câu hỏi SGK

- Xem trước bài các nước Đông Nam Á:

+ Quá trình xâm lược các nước ĐNÁ của các nước đế quốc

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước ĐNÁ.
Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm
 

Đính kèm

  • Tiết 15 bài 10 sử 8.docx
    17.3 KB · Lượt xem: 3

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top