Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 11 Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Tiết 16. BÀI 11 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THÊ KỶ XX
Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là khu vực có nhiềm tiềm năng và trở thành miếng mồi béo bở cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, vì sao lại trở thành miếng mồi béo bở như vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể ở bài học hôm nay hôm nay.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được

- Phong trào đấu tranh GPDT ngày càng phát triển ở Đông Nam Á là kết quả tất yếu của sự trừng trị bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân Đông Nam Á.

- Giai cấp công nhân ngày một trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh GPDT.

- Các PT diễn ra rộng khắp ở các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tiêu biểu là Inđônêxia, Phi líp pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.

2. Kỹ năng:

- Biết sử dụng biểu đồ.

- Phân biệt những nét chung, riêng của các nước Đông Nam Á.

3. Thái độ:

- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của PTGCDT chống CNĐQ.

- Có tinh thần liên kết hữu nghị ủng hộ cuộc đấu tranh GPDT.

II. Chuẩn bị tài liệu – thiết bị:

Lược đồ Đông Nam Á.

III.Tiến trình tổ chức dạy-học

1. Ổn định lớp: 8A 8B 8C


2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nội dung cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911?

3. Bài mới: Bước sang thế kỷ XIX, trước sự mở rộng xâm lược thuộc địa của CNTB phương Tây. Đông Nam Á cũng trở thành đối tượng nhòm ngó của thực dân Phương Tây. Vậy quá trình xâm lược này của CN thực dân diễn ra như thế nào? Cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống xâm lược ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1:
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS hiểu rõ quá trình xâm lược đông Nam Á của các nước đế quốc.
- GV:Treo LĐTG giới thiệu vị trí, địa lý, tài nguyên thiên nhân, lịch sử nền văn minh lâu đời của các nước ĐNA.
- Em có nhận xét gì về địa lý của các quốc gia Đông Nam Á? Tại sao ĐNA trở thành đối tượng dòm ngó của TBPT?
- Hs: Lên bảng chỉ lược đồ các nước Đông Nam Á bị TB Phương Tâm xâm chiếm?
- Gv: Tại sao các nước Đông Nam Á, chỉ có Xiêm (Thái Lan) là giữ được chủ quyền?
* Hoạt động 2:
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS biết được nét chính về phong trào GPDT ở khu vực Đông Nam Á.

- Gv: đặc điểm chung nổi bật trong chính sách thuộc địa của thực dân PT ở ĐNA là gì?

- Gv: Vì sao nhân dân ĐNA tiến hành cuộc CT chống CN thực dân? Mục tiêu chung của các CĐT

GV: Các PTĐT của nhân dân Đông Nam Á chống CN thực dân diễn ra như thế nào?

- GV dùng lược đồ ĐNA giới thiệu lần lượt từng quốc gia


Hs: Đọc phần chữ nhỏ.
Gv: Cuộc ĐT của ND đông Dương diễn ra như thế nào?
Hs:trả lời
Gv:chốt kt

Gv: Qua các PT đó, hãy rút ra nhận xét chung nổi bật của PT?
Hs:trả lời
Gv:bổ sung
(3 nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung kẻ thù là thực dân Pháp -> PTĐT GPDT phát triển mạnh mẽ - > có sự đúc kết phối hợp ĐT).
I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á.
- Đông Nam Á là vùng có vị trí chiến lược quan trọng giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang khủng hoảng suy yếu-> các nước phương Tây dòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau TK XIX TB Phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á.

- Xiêm là nước duy nhất còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của Anh và Pháp.

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

a. Nguyên nhân
:
- Do chính quyền thực dân áp dụng chính sách “ chia để trị”, vơ vét của cải của nhân dân.
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở ĐNA với TDPT ngày càng sâu sắc-> hàng loạt phong trào đấu tranh bùng nổ.
b. Diễn biến.
* In-đô-nê-xi-a.

- Từ cuối TK XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời.
- Năm 1905 nhiều T/c công đoàn được thành lập và bắt đầu truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCS.
* Phi-lip-pin.
Cuộc cách mạng 1896-1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi lip-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
* Cam Pu Chia.
- KN của A-Cha-xoa ở Ta keo (1863 - 1866).
- KN của nhà sư Pu - Côm - Bô ở Cra - Chê (1866 - 1867).
* Lào:
Năm 1901, Pha-Ca-Đuốc lãnh đạo nhân dân Xa - Van - Na – Khet tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-Lô-Ven bùng nổ lan sang cả Việt Nam
* Việt Nam.
- PT Cần Vương bùng nổ và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn( 1885-1896).
- Phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913) cũng gây khó khăn cho thực dân Pháp.
4. Củng cố bài:

- Cuối TK XIX – đầu thế kỷ XX cùng với quá trình hoàn thành xâm lược các nước ĐNA làm thuộc địa, PTĐT GP DT phát triển mạnh mẽ, rộng lớn.

- Bài tập: Nêu nét chung trong PTGPDT của ND Đông Nam Á

* Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của nhân dân ĐNA cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Thời gianTên nướcTên phong tràoKết quả

……………………...
……………………..
……………………..

…………………….
…………………….
…………………….

……………………
……………………
……………………

…………………
…………………
…………………
* Những nét chung của phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA:

  1. Xu hướng đấu tranh giành độc lập
  2. Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất không chịu khuất phục trước kẻ thù.
  3. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân trong phong trào.
  4. Các phong trào đều giành thắng lợi.
5. Hướng dẫn về nhà học:

- Hs học bài cũ theo nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài 12: Nhật Bản…..( Cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ)


Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm
 

Đính kèm

  • Tiết 16 bài 11 sử 8.docx
    17.6 KB · Lượt xem: 2

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top