Giáo án lớp 3 - tuần 12

Giáo Án Mới

Cộng tác viên
Điểm
0
Tập đọc – kể chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM

I. Mục tiêu

Tập đọc:
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng,

- Đọc đúng các âm, vần, thanh dễ lần

- Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Diễn đạt được giọng các nhân vật trong bài

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu

- Hiểu nghĩa các từ khó và từ địa phương được chú giải trong bài

- cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền

Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào các gợi ý trong SGK kể lại được từng đoạn câu chuyện, biết diễn tả đúng lời nhân vật

- Rèn kĩ năng nghe.

II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
Tập đọc
A.Kiểm tra



B.Bài mới
:

Hoạt động1 Luyện đọc











Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài













Hoạt động 3: Luyện đọc lại



Kể chuyện
Hoạt động1. GV nêu nhiệm vụ
Hoạt động2. HD kể từng đoạn của câu chuyện




C. Củng cố

- Đọc thuộc lòng bài : Vẽ quê hương
- Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp ?
- GV giới thiêu chủ điểm và bài học
- GV đọc toàn bài ( HD HS giọng đọc )
- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Kết hợp tìm từ khó đọc


- GV HD HS đọc đúng các câu
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài



-Truyện có những bạn nhỏ nào ?


- Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào ?
- Nghe đọc thư Vân các bạn ước mong điều gì ?
- Phương nghĩ ra sáng kiến gì ?

- Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân ?
- Chọn thêm một tên khác cho chuyện ?
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?



- GV và cả lớp nhận xét bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất


- Dựa vào các ý tóm tắt trong SGK, nhớ và kể từng đoạn câu chuyện Nắng phương Nam
- GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn

- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- GV nhận xét giờ học

- 3 HS đọc bài
- HS trả lời
- Nhận xét bạn

- HS QS tranh minh hoạ

- HS theo dõi SGK
- HS quan sát tranh minh hoạ
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài
- HS luyện đọc từ khó
- HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp
- Luyện đọc câu khó đọc

- HS đọc theo nhóm 3
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- 1 HS đọc cả bài
- Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở TP HCM. Cả bọn nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc
- Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 tết
- Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam
- Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai
- HS trao đổi nhóm - Trả lời

- Câu chuyện cuối năm, Tình bạn,
- Tình cảm gắn bó giữa thiếu nhi các miền
+ HS chia nhóm tự phân các vai
- 2, 3 nhóm HS thi đọc toàn chuyện theo vai



- HS nghe


- 1 HS nhìn gợi ý nhớ nội dung kể mẫu đoạn 1
- Từng cặp HS tập kể
- 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….​





Toán
LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu

- HS biết thực hành nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Vận dụng để giải toán. Củng cố bài toán gấp, giảm một số lên( đi ) nhiều lần.

- Rèn KN tính và giải toán.

II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
HD làm bài tập


























C. Củng cố
Tính
- Giới thiệu bài
Bài 1: Tìm tích
- BT yêu cầu gì?
- Muốn tính tích ta làm như thế nào ?

- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Tìm x
- X là thành phần nào của phép tính?
- Nêu cách tìm số bị chia?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:Giải toán
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Chữa bài.
Bài 4:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán giải bằng mấy phép tính?
- Chữa bài.
Bài 5: Viết theo mẫu
- Nêu yêu cầu BT
- GV HD mẫu



- GV nhận xét giờ học
2HS làm bảng: 213 x 2 = 125 x 3 =


- Tìm tích
- Thực hiện phép nhân các thừa số.
Thừa số
423​
210​
105​
241​
Thừa số
2​
3​
8​
4​
Tích846630840964
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- X là số bị chia
- Muốn tìm SBC ta lấy thương nhân với SC
- Làm bảng con
a) X = 636 b) X = 705
- 3 HS đọc bài toán
- Mỗi hộp có 120 cái kẹo
- 4 hộp như thế có bao nhiêu cái kẹo
- HS làm vở, 1 em lên bảng
- 2 HS đọc bài toán
- Có 3 thùng, mỗi thùng 125l, lấy ra 185l
- Còn lại bao nhiêu l dầu
- Bài toán giải bằng hai phép tính
- HS làm vở, 1 em lên bảng
Đáp số: 190 lít dầu.
- 1 em lên bảng, cả lớp làm phiếu
Số đã cho
Gấp 3 lần
Giảm 3 lần
6​

6x3=18

6:3 = 2
12​

12x3=36
36:3=12
24
24x3=72

72:3=24​
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….​





Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC BÀI : NẮNG PHƯƠNG NAM

I. Mục tiêu

- Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu bài : Nắng phương Nam

- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
HĐ1: Đọc tiếng








HĐ 2 : đọc hiểu
HĐ 3 : đọc phân vai


C. Củng cố
- Đọc bài : Nắng phương Nam

- GV đọc mẫu, HD giọng đọc
- Đọc câu

- Đọc đoạn



- Đọc cả bài

- GV hỏi HS câu hỏi trong SGK
- Gọi 1 nhóm đọc phân vai
- GV HD giọng đọc của từng vai


- GV nhận xét giờ học
- 3 HS đọc bài

- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó
+ Đọc nối tiếp 3 đoạn
- Kết hợp luyện đọc câu khó
- Đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Bình chọn nhóm đọc hay
+ 3 HS đọc cả bài

- HS trả lời
- Đọc phân vai theo nhóm
- Các nhóm thi đọc phân vai
- Bình chọn nhóm đọc hay
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….​
 

Đính kèm

Chính tả ( Nghe - viết )

CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG

I. Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng viết chính tả :

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương

- Viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn ( oc/ooc ), Giải đúng câu đố, viết đúng một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : trâu, trầu, trấu.

II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra

B.Bài mới
:
Hoạt động 1: HD HS viết chính tả











Họat động 2: HD làm bài tập










C. Củng cố
- GV đọc : trời xanh, dòng suối, ánh sáng, xứ sở
- Giới thiệu bài
- GV đọc toàn bài 1 lượt

- Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương ?


- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?

- GV đọc : lạ lùng, nghi ngút, tre trúc, vắng lặng

- GV đọc cho HS viết
- Nhận xét bài viết của HS
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống oc hay ooc





- GV nhận xét
Bài tập 3: Viết lời giải các câu đố
- GV đọc câu đố
- GV nhận xét
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con

- HS theo dõi SGK
- 1, 2 HS đọc lại bài
- Khói thả nghi ngút cả 1 vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá .....
- Chữ : Chiều, Cuối, Phía, Đâu, Hương, Huế, Cồn Hến phải viết hoa vì đó là chữ đầu tên bài, tiếng đầu câu và tên riêng
- HS viết bảng con
- Nhận xét
+ HS viết bài vào vở

- Nêu yêu cầu BT
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
- Đổi vở nhận xét bài
- Lời giải : con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ-moóc.
Nêu yêu cầu BT
- HS QS tranh minh hoạ
- HS viết lời giải vào bảng con
a) Trâu, trầu, trấu b) Hạt cát
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….






Tập viết

ÔN CHỮ HOA H

I. Mục tiêu

+ Củng cố cách viết chữ viết hoa H thông qua BT ứng dụng

- Viết tên riêng : Hàm Nghi bằng chữ cỡ nhỏ

- Viết câu ca dao : Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Rồng sừng sững đứng trong Vịnh Hàn

II. Đồ dùng dạy – học: Mẫu chữ viết hoa H, N, V, chữ Hàm Nghi và câu lục bát

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
Hoạt động 1: HD viết trên bảng con












Hoạt động 2: HD viết vào vở TV
C. Củng cố
- Kiểm tra vở tập viết của HS
- Giới thiệu bài
- Tìm các chữ hoa có trong bài
- GV viết mẫu nhắc lại cách viết từng chữ

- Đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu Hàm Nghi( 1872 - 1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.
- Đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng


- GV nêu yêu cầu của giờ viết
- GV QS động viên HS viết bài
- GV nhận xét bài
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS viết: Ghềng Ráng

- H, N, V
- HS quan sát
- HS tập viết chữ H, N, V vào bảng con
- Hàm Nghi



- HS tập viết bảng con : Hàm Nghi
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Rồng sừng sững đứng trongVịnh Hàn
- HS tập viết bảng con Hải Vân, Hòn Rồng
+ HS viết bài vào vở TV
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….





Tự nhiên và xã hội
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ.

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Xác định được 1 số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.

- Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.

- Nêu được những việc cần lam để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

- Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm vơi của trẻ em.

II.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, xử lí thông tin về các vụ cháy.

Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiện của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn ( cháy): Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách

III.Hoạt động dạy và học chủ yếu:

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra

B.Bài mới
:
Hoạtđộng1:Làm việc với SGK













Hoạt động 2:
Thảo luận và đóng vai:








C. Củng cố- Dặn dò

Sự chuẩn bị của học sinh.







- Em bé trong hình 1 có thể gặp khó khăn gì?
- Chỉ ra những gi dễ cháy trong hình 1?


- Bếp củi hình 1 hay hình 2 an toàn? Vì sao?
Kể 1 vài thiệt hại do cháy gây ra?
Bước 1: Động não.
- Cái gì có thể gây dễ cháy trong nhà bạn? Chúng được cất ở đâu ? Theo em là antoànchưa?
Bước 2: Thảo luận và đóng vai.
- Giao việc:Tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến hoả hoạn cháy nhà?
Bước3: làm việc cả lớp:

- Thật cẩn thận khi đun nấu, bếp phải được vệ sinh sạch sẽ, không để các thứ dễ cháy gần bếp, tắt bếp khi đã sử dụng xong.
- HS trưng bày đồ dùng chuẩn bị ở nhà
- Làm việc theo cặp đôi.
- QS hình1,2 trang 44,45 trả lời câu hỏi:
- HS trình bày KQ theo cặp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
+Trong hình 1: Bếp có rất nhiều chất gây cháy: Can dầu hoả; củi dải rác quanh bếp dễ bén lửa, diêm đổ quanh đè dầu, 1em bé đang chơi quanh đèn.
+ Bếp củi hình 2 an toàn hơn. Vì xung quanh bếp không có chất dễ cháy, bếp gọn gàng
- Đọc mục bạn cần biết


- HS nêu 1 vài ví dụ

- Tập đóng vai theo tình huống nhóm xây dựng thành tiểu phẩm.
- Đại diện trình bày KQ.
- Thực hành báo động cháy.
- HS hát bài " Lính cứu hoả"
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….

______________________________________

Đạo đức

TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG

I. Muc tiêu - Học sinh hiểu:

+ Thế nào là tích cực tham gia việc trường, việc lớp và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

+ Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.

- HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.

- HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.

II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng lắng nghe tích cực các ý kiến của lớp, của tập thể.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc làm trong lớp.

- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp.

III. Đồ dùng dạy- học Phiếu bài tập

IV. Các hoạt động dạy - học

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
HĐ 1: Đóng vai















HĐ 2: Đánh giá hành vi








HĐ 3: Bày tỏ ý kiến


C. Củng cố

-
Giới thiệu bài
- GV treo tranh tình huống 1:
- Nội dung tranh vẽ là gì ?
- GV nêu tình huống.
- Nếu là Huyền em có thể xử sự ntn ?
- Nêu tóm tắt các cáchgiảiquyết:
a. Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
b. Huyền từ chối không đi và để bạn chơi một mình.
c. Huyền dọa sẽ mách cô giáo
d. Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi.
- Cách giải quyết tốt nhất là gì ?


- GV phát phiếu bài tập
=> KL: + Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng
+ Việc làm của các bạn trong tình huống b, d là sai
+ Liên hệ bản thân: kể tên một số việc làm của em thể hiện em đó tham gia việc lớp, việc trường.
- GV đọc lần lượt từng ý kiến.
- Thảo luận về lý do lựa chọn thẻ
=> KL: ý a, b, d là ý đúng, ý c là ý sai.
- GV nhận xét giờ học
- Hát “Em yêu trường em”

+ Các bạn đang cuốc đất, xới cỏ. Thu rủ Huyền đi chơi nhảy dây.
+ HS nêu cách giải quyết.
- Mỗi nhóm thảo luận, chuẩn bị sắm vai một cách giải quyết.
- Các nhóm thể hiện vai diễn



- Làm việc cả lớp
- Thảo luận về mặt tốt hay mặt chưa tốt của từng cách giải quyết.
- Trình bày – NX - bổ sung

- HS làm việc cá nhân.
- Đổi phiếu kiểm tra



- 2 – 3 HS liên hệ


- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ màu xanh, đỏ hay trắng
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giáo Án Mới,
Trả lời lần cuối từ
Giáo Án Mới,
Trả lời
1
Lượt xem
548

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top