Giáo Án Mới

Cộng tác viên
Xu
0
Tập đọc - Kể chuyện
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. Mục tiêu

* Tập đọc


+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Chú ý các từ ngữ : siêng năng, lười biếng, thản nhiên, nghiêm giọng, làm lụng...

- Đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài ( hũ, dúi, thản nhiên .... )

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải

* Kể chuyện

+ Rèn kĩ năng nói : sau khi sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, HS dựa vào tranh, kể lại toàn bộ chuyện, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão

II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

Tự nhận thức bản thân

Xác định giá trị

Lắng nghe tích cực

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
Tậpđọc A.Kiểm tra


B.Bài mới
:
Hoạt động 1: Luyện đọc













Hoạtđộng2:HD tìm hiểu bài



























Hoạt động
3. Luyện đọc lại

Kể chuyện
Hoạt động 1. GV nêu nhiệm vụ


Hoạt động 2. HD HS kể chuyện













C. Củng cố- Dặn dò



- Đọc bài nhớ Việt Bắc ( 10 dòng thơ đầu )
- Nêu nội dung của bài.
+ Giới thiệu bài
+ GV đọc diễn cảm toàn bài
+ HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu

- Kết hợp tìm từ khó đọc
- Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
- Đọc từng đoạn trong nhóm

- Đọc từng đoạn trước lớp

- Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ?
- Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ?

- Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm là gì ?
- Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?


- Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ?

- Khi ông lão vứt tiền vào đống lửa, người con làm gì ?

- Vì sao người con phản ứng như vậy ?


- Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy ?
- Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này ?


- GV đọc lại đoạn 4, 5



- Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong chuyện, sau đó dựa vào các tranh minh hoạ đã sắp xếp đúng, kể lại toàn bộ câu chuyện.
Bài tập 1
- Nêu yêu cầu BT




- GV chốt lại ý kiến đúng : 3 - 5 - 4 - 1 - 2
Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT





- GV nhận xét tiết học.
- Kể chuyện cho người xung quanh nghe


- 2HS đọc bài


- HS nghe



- HS nối nhau đọc từng câu trong bài
- HS luyện đọc từ khó
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài


- HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- 1 em đọc cả bài
- Ông rất buồn vì con trai lười biếng.
- Ông muốn con trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm
- Tự làm tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào bố mẹ
- Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình ......
- Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn 1 bát, ......
- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng
- Vì anh vất vả suốt 3 tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền nên anh tiếc và quý những đồng tiền mình làm ra.
- Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai.
- Có làm lụng vất vả người ta mới thấy quý đồng tiền. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
- HS nghe
- 4, 5 HS thi đọc đoạn văn
- 1 HS đọc cả truyện

- HS nghe





- Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong chuyện Hũ bạc của người cha
- Tự sắp xếp ra nháp theo thứ tự từng tranh
- HS phát biểu ý kiến


+ Kể lại toàn bộ câu chuyện
- HS kể từng đoạn chuyện
- 5 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện
- 1, 2 HS kể toàn bộ chuyện
- Lớp nhận xét
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….






Toán
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.

I. Mục tiêu

- HS biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Củng cố về bài toán giảm đi một số lần.

- Rèn KN tính và giải toán cho HS

II. Đồ dùng dạy – học : Bảng lớp - Phiếu HT

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
HĐ 1: HD thực hiện phép chia 648 : 3



HĐ 2: HD thực hiện phép chia 236 : 5


HĐ 3: Thực hành



















C. Củng cố

-Giới thiệu bài
- GV ghi bảng phép chia 648 : 3= ? và yêu cầu HS đặt tính vào nháp.
- HD tính theo 3 bước: Chia, nhân, trừ
- Lưu ý: Lấy 2 chữ số ở lần chia thứ nhất


Bài 1:Tính
- Gọi 4 HS lên bảng




- Chữa bài.
Bài 2 : Giải toán
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?





- Nhận xét.
Bài 3 : Viết theo mẫu
HD mẫu
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào?

- GV nhận xét chung tiết học.Tóm tắt nội dung bài học
Tính 69 : 3; 85 : 4

- 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện

- Lớp làm bảng con
236 5
20 47
36
35
1
- HS làm bảng con
872 4 375 5 390 6
8 218 35 75 36 65
07 25 30
32 25 30
0 0 0

- 2 HS đọc bài toán
- Có 234 HS, mỗi hàng có 9 HS
- Có tất cả bao nhiêu hàng ?
- HS làm bài vào vở
Tóm tắt
9 học sinh: 1 hàng
234 học sinh: ...hàng?
Đáp số: 26 hàng.​



- HS nêu cách làm

- Chơi trò chơi tiếp sức
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

.........................................................................................................................................

____________________________________

Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC BÀI : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. Mục tiêu

- Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu bài : Hũ bạc của người cha

- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi

II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
HĐ1: Đọc tiếng






HĐ 2: Đọc hiểu
HĐ 3 : Luyện đọc lại

C. Củng cố- Dặn dò
- Đọc bài : Hũ bạc của người cha
- GV đọc mẫu, HD giọng đọc
- Đọc câu

- Đọc đoạn


- Đọc cả bài
- GV hỏi HS câu hỏi trong SGK
- GV HD giọng đọc đoạn 5


- GV nhận xét
- Tiếp tục luyện đọc
- 5 HS đọc bài
- Nhận xét bạn đọc
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó
+ Đọc nối tiếp 5 đoạn
- Kết hợp luyện đọc câu khó
- Đọc đoạn theo nhóm
+ 1,2 HS đọc cả bài
- HS trả lời
- HS nghe
- 1 HS đọc đoạn 5
- 1 HS đọc cả bài
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….
Các thầy cô down link bên dưới nhé.​
 

Đính kèm

  • Tuần 15.doc
    288.5 KB · Lượt xem: 0

Giáo Án Mới

Cộng tác viên
Xu
0
Tập viết

ÔN CHỮ HOA L

I. Mục tiêu

- Củng cố cách viết chữ hoa L thông qua BT ứng dụng :

- Viết tên riêng ( Lê Lợi ) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng : Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau bằng chữ cỡ nhỏ.

II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ L viết hoa, tên riêng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra



B.Bài mới
:
Hoạt động 1: HD HS viết trên bảng con



















Hoạt động 2: HD HS viết vở tập viết
C. Củng cố- Dặn dò
- Nhắc lại từ , câu ứng dụng học giờ trước.


+ Giới thiệu bài
+ Luyện viết chữ hoa
- Tìm chữ hoa có trong bài ?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết

+ Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu : Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê.....
+ HS viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nghĩa lời khuyên câu tục ngữ : Nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình cảm thấy dễ chịu, hài lòng.
- GV nêu yêu cầu của giờ viết
- GV theo dõi động viên
+ GV chấm bài, nhận xét bài
- GV khen những em viết đẹp, cẩn thận
- Yết Kiêu, Khi đói cùng chung một dạ / Khi rét cùng chung một lòng.
- Nhận xét


- L
- HS quan sát
- Luyện viết chữ L trên bảng con

- Lê Lợi



- Tập viết bảng con : Lê Lợi


Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói … lòng nhau



- Tập viết bảng con : Lời nói, Lựa lời

- HS viết bài
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….







Tự nhiên – xã hội
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết

- Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.

- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện , truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.

II Đồ_dùng dạy- học: - Phong bì thư, điện thoại

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra


B.Bài mới
:
Hoạt động 1: T. luận nhóm




Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

Hoạt động 3: Trò chơi
“ chuyền thư”




C. Củng cố- Dặn dò

- Kể tên các cơ quan hành chính cấp tỉnh, nhiệm vụ của các cơ quan đó?
+ Giới thiệu bài





- GV kết luận.Bưu điện tỉnh, truyền tin tức, gọi điện thoại,...
- Nêu lợi ích của phát thanh, truyền hình?
- Kết luận

- HD cách chơi, các cách chuyển thư:
+ Chuyển thường
+ Chuyển nhanh
+ Chuyển hỏa tốc
- Quan sát nhắc nhở HS
- Tóm tắt nội dung bài học, cho HS đọc lại mục bạn cần biết.
- Tìm hiểu thêm về hoạt động thông tin liên lạc ở địa phương.
- 2 h/s lên bảng nêu.
- Lớp nhận xét, nhắc lại.


+ HĐ nhóm 4: Quan sát và trả lời, ghi câu trả lời vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm – Nhóm khác bổ sung:
- Đọc lại kết luận
+HĐ nhóm 6
+ Mỗi nhóm cử một bạn lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét.
- Nêu bài học
+ HĐ cả lớp
- Đóng vai và chơi
+ Nhân viên bưu điện
+ Người gửi quà
+ Người gọi điện thọai
Rút kinh nghiệm giờ dạy:……………………………………………………................

………………………………………………………………………………………….

_________________________________

Đạo đức

QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG (tiết 2)

I. Mục tiêu


- HS hiểu:

+ Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

+ Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

- HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.

- GD học sinh có thái độ tôn trọng, quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng

II. Các kĩ năng sống được giáo dục

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với người lớn.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.

III. Đồ dùng dạy học

-
Vở bài tập Đạo đức

- Phiếu học tập

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
HĐ 1: Đánh giá hành vi









HĐ 2: Đóng vai












HĐ 3: Trò chơi “Thi ai tài ?”



C. Củng cố

-
Giới thiệu bài
- Nêu nhiệm vụ: Nhận xét các hành vi, việc làm dưới đây, việc nào nên làm, việc nào không nên làm
=> KL: Các việc làm a, d, e, g là những việc làm tốt thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, các việc làm b, c, đ là những việc không nên làm.
Liên hệ bản thân: Trong những việc trên, em đó làm được việc nào, chưa làm được việc nào thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng ?
- Thành lập nhóm, nêu nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và đóng vai
Tình huống 1: Em nên đi gọi nhà bác Hai
Tình huống2:Em nên trông hộ nhà bác Nam.
Tình huống 3: Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
Tình huống 4: Em nên cầm giúp thư, khi bác Hải về sẽ đưa lại.
- GV chia lớp thành các nhóm 6
- Nêu tên trò chơi, cách chơi: Nêu các câu tuc ngữ, ca dao, truyện kể nói về tình làng nghĩa xóm.
- Tổ chức cho HS chơi
- NX giờ học.

- Nhận nhiệm vụ
- Thảo luận cặp đôi
- Đại diện các cặp trình bày



- Liên hệ bản thân



- Thành lập nhóm
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai và thể hiện vai diễn
- Trình bày cách giải quyết






- Thành lập các nhóm 6
- Chơi thử
- Chơi thật
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top