Giáo Án Mới
Cộng tác viên
- Điểm
- 0
Tập đọc – Kể chuyện
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ có vần khó : khuỷu tay, nguệch ra. Các từ ngữ dễ phát âm sai : nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa, ...Các từ phiên âm tên nước ngoài : Cô - rét - ti, En - ri - cô.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi chót cư xử không tốt với bạn
- Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Thay đổi giọng kể phù hợp với ND.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiép đực lời bạn
II.Các KNS được giáo dục trong bài
Giao tiếp , ứng xử văn hóa .
Thể hiện sự cảm thông .
Kiểm soát cảm xúc .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Rút kinh nghiệm giờ dạy:………………………………………………………………
Toán
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm )
- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Rút kinh nghiệm giờ dạy:………………………………………………………………
AI CÓ LỖI ?
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ có vần khó : khuỷu tay, nguệch ra. Các từ ngữ dễ phát âm sai : nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa, ...Các từ phiên âm tên nước ngoài : Cô - rét - ti, En - ri - cô.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi chót cư xử không tốt với bạn
- Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Thay đổi giọng kể phù hợp với ND.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiép đực lời bạn
II.Các KNS được giáo dục trong bài
Giao tiếp , ứng xử văn hóa .
Thể hiện sự cảm thông .
Kiểm soát cảm xúc .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động | GIÁO VIÊN | HỌC SINH |
Tập đọc A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. G. thiệu bài 2. Luyện đọc 3. HD HS tìm hiểu bài 4. Luyện đọc lại Kể chuyện *Hoạt động1. GV nêu nhiệm vụ *Hoạt động2. HD kể từng đoạn câu chuyện theo tranh C. Củng cố, dặn dò | - Đọc bài Đơn xin vào Đội - Nhận xét về cách trình bày lá đơn + GV đọc bài văn - HD HS giọng đọc + HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu - GV viết : Cô - rét - ti, En - ri - cô - HD HS đọc đúng các từ dễ phát âm sai : nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa, ... * Đọc từng đoạn trước lớp - Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải * Đọc từng đoạn trong nhóm - Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ? - Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ? - Vì sao En - ri - cô hối hận, muốn xin lỗi Cô - rét - ti ? - Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ? - Em đoán Cô - rét - ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? Hãy nói 1, 2 câu ý nghĩ của Cô - rét - ti - Bố đã trách mắng En - ri - cô như thế nào - Lời trách mắng của bố có đúng không ? Vì sao ? - Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen ? - GV HD HS cách ngắt nghỉ một số câu - Cả lớp và GV nhận xét GV nêu nhiệm vụ của tiết học - Cho HS QS 5 tranh minh hoạ 5 đoạn truyện, tập kể lại từng đoạn của câu chuyện - GV treo tranh minh hoạ đặt câu hỏi gợi ý - Em học được điều gì qua câu chuyện này ? - GV nhận xét tiết học | - 2 HS đọc bài - Nhận xét bạn - HS theo dõi, đọc thầm - 2, 3 HS đọc, cả lớp đồng thanh + HS nối nhau đọc từng câu + HS nối nhau đọc 5 đoạn trong bài + HS đọc theo nhóm đôi - 3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT đoạn 1, 2, 3 - 2 HS tiếp nối nhau đọc đạn 3, 4 - En - ri - cô và Cô - rét - ti - Cô - rét - ti vô ý chạm khuỷu tay vào En - ri - cô làm En - ri - cô viết hỏng. En - ri - cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô - rét - ti, làm hỏng hết trang viết của Cô - rét - ti. - Sau cơn giận, En - ri - cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô - rét - ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy tay áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. - Tan học, thấy Cô - rét - ti đi theo mình, En - ri - cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay. Nhưng Cô - rét - ti cười hiền hậu đề nghị " Ta lại thân nhau như trước đi ! " khiến En - ri - cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn - HS phát biểu - Bố mắng En - ri - cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn - Lời trách mắng của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En - ri - cô đã không đủ can đảm để xin lỗi bạn - HS thảo luận, trả lời + HS luyện đọc phân vai - Lớp đọc thầm M và QS 5 tranh minh hoạ - Từng HS tập kể cho nhau nghe - 5 HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện dựa vào 5 tranh minh hoạ - Cả lớp bình chọn người kể tốt nhất |
…………………………………………………………………………………………
Toán
TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm )
- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động | GIÁO VIÊN | HỌC SINH | ||||||||
A. Kiểm tra: B. Bài mới: 1- HĐ1: Giới thiệu phép trừ 432 - 215 2- HĐ 2: Giới thiệu phép trừ 627 - 143 3 - HĐ 3: Thực hành. C- Củng cố , dặn dò: | Tính 83 100 - 27 - 94
Nêu phép tính: 432 - 215 Lưu ý: phép trừ này có nhớ ở hàng trăm. Bài 1, 2: Tính Bài 3: Giải toán 335 tem HD: 128 tem ? tem Bài 4: Giải toán: - Đọc đề? - Tóm tắt - Chấm bài, nhận xét Nhận xét giờ học | Làm vào bảng con Hai HS lên chữa - Đặt tính rồi tính vào bảng con - 1HS lên bảng tính- Lớp NX 432 - 215 217 - 1HS nêu cách tính phép trừ - HS làm bảng lớp, làm vở - HS làm phiếu HT - Làm vào vở- Đổi vở KT Bạn Hoa sưu tầm được số tem là: 335 - 128 = 207( con tem) Đáp số: 207 con tem Bài giải Đoạn dây còn lại dài là:243 - 27 = 216(cm) Đáp số: 216 cm - HS chữa bài, nhận xét - HS thi điền vào bảng phụ |
…………………………………………………………………………………………