Giáo án lớp 3 - Tuần 27

Giáo Án Mới

Cộng tác viên
Điểm
0
Tiếng việt

ÔN TẬP, KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (tiết 1)
I. Mục tiêu 1. Kiểm tra tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng

- Kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. Ôn luyện về nhân hoá : Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.

II. Đồ dùng day - học:

Phiếu học tập

III. Các hoạt động day - học

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
Hoạt động1: kiểm tra tập đọc



Hoạt động 2 : Ôn luyện về nhân hoá.









C. Củng cố
- Kết hợp trong bài mới
- Giới thiệu bài
- GV yêu cầu
(1/4 số HS trong lớp).

- GV đặt một câu hỏi về bài vừa đọc.
- GVnhận xét.
* Bài tập 2 / 73
- Nêu yêu cầu của bài.




- Cả lớp và GV nhận xét





- GV nhận xét tiết học.


- từng HS lên bảng chọn bốc thăm bài tập đọc.
- HS đọc bài.
- HS trả lời.


+ Dùng phép nhân hoá kể lại câu chuyện Quả táo
- HS QS 6 tranh minh hoạ
- Trao đổi theo cặp
- Nối tiếp nhau thi kể theo từng tranh.
- 1, 2 HS thi kể toàn truyện
VD: Tranh1 Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn thấy 1 quả táo. Nó định nhảy lên hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. ở một cây thông bên cạnh, 1 anh Quạ đang đậu trên cành….
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………`………………………………………………………….

Tiếng việt

ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
(tiết 2)

I. Mục tiêu

- Kiểm tra tập đọc: Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng:

- Kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Tiếp tục ôn về nhân hoá : các cách nhân hoá.

II. Đồ dùng day - học:

Phiếu học tập,Bảng phụ kẻ BT2

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc




Hoạt động2 : Ôn về nhân hoá.













C. Củng cố
- Kết hợp trong bài mới
- Giới thiệu bài
( khoảng 1/4 số HS trong lớp )
- GV đưa phiếu

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
- GV nhận xét.
* Bài tập 2 / 74
- Nêu yêu cầu BT
- GV đọc bài thơ Em thương.










- GV nhận xét

- GV nhận xét tiết học.


- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời


+ Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc thành tiếng câu hỏi a, b, c
- Trao đổi theo cặp
- Đại diện cá nhóm trình bày kết quả
+ Lời giải :
a. Từ chỉ đặc điểm của làn gió và sợi nắng : mồ côi, gầy
- Từ chỉ hoạt động của làn gió và sợi nắng : tìm, ngồi, run run, ngã
b. Làn gió giống 1 bạn nhỏ mồ côi.
Sợi nắng giống 1 người gầy yếu
c. Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….​







Toán
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ.​

I.Mục tiêu

- HS nhận biết được các số có năm chữ số, nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số. Bíêt đọc, viết các số có năm chữ số.

II.Đồ dùng day - học:

Bảng phụ, Các thẻ ghi số

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
HĐ 1: Giới thiệu số 42316












HĐ 2: Luyện tập

















C. Củng cố
- Kết hợp trong bài mới
- Giới thiệu bài
+ Cách viết số: Treo bảng số như SGK
- Coi mỗi thẻ ghi số 10 00 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn ?Có bao nhiêu nghìn? trăm?chục? đơn vị?
- Gọi 1 HS lên bảng viết số ?
- Số 42316 có mấy chữ số? Khi viết ta bắt đầu viết từ đâu?

+ Cách đọc số: 42316?

- Khi đọc ta đọc theo thứ tự nào?
*Bài 1: - Treo bảng số
- Gọi 2 HS lên bảng
- Nhận xét.

*Bài 2:Viết theo mẫu
- Bài toán yêu cầu gì?
- Giao phiếu HT
- Chấm bài, nhận xét.



*Bài 3: GV viết các số: 23116; 12427; 3116; 82427 và chỉ số bất kì, yêu cầu HS đọc.
*Bài 4: -BT yêu cầu gì?
- Nhận xét đặc điểm của dãy số?
-Chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét tiết học.


- Quan sát

- Có 4 chục nghìn.Có 2 nghìn; 3 trăm; 1 chục; 6 đơn vị.


- HS viết: 42316
- Số 42316 có 5 chữ số, khi viết ta viết từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.
- Vài HS đọc: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- Khi đọc ta viết từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.
- HS 1 đọc: Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn.
- HS 2 viết: 33 214
- Lớp nhận xét và đọc lại số đó.
- Làm phiếu học tập
35187: Ba mươi ba nghìn một trăm tám mươi bảy.
94361:Chín mươi tư nghìn ba trăm sáu mươi mốt.
57136: Năm mươi bảy nghìn một trăm ba mươi sáu
- HS đọc


a) 60 000;70 000;80 000; 90 000.
b) 23 000; 24 000; 25000; 26000; 27000.
c) 23000; 23100; 23200; 23300; 23400.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….​







Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI TẬP ĐỌC TUẦN 19,20,21

I. Mục tiêu

- Ôn bài đọc thêm tuần 19,20,21

- HS đọc tốt và hiểu ND bài tập đọc.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:

HĐ1 : Đọc bài : Bộ đội về làng















HĐ2 : Bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh







HĐ3 : Người trí thức yêu nước



C. Củng cố
- GV đọc bài
* Gọi HS đọc từng câu trong bài
- Sửa phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp
* Đọc theo nhóm
* Đọc đồng thanh
- Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về làng ?
- Theo em vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy ?
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì?



* HS học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc bài
* Gọi HS đọc từng câu trong bài
- Sửa phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp
* Đọc theo nhóm
* Đọc đồng thanh
- Tìm hiểu ND bài
- GV hỏi những câu hỏi trong SGK
- GV đọc toàn bài
* Đọc từng câu
- Sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trong bài
* Đọc theo nhóm
* Tìm hiểu bài

- GV hỏi những câu hỏi trong SGK
- GV nhận xét chung tiết học.

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trong bài
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo....
- Vì bộ đội chiến đấu bảo vệ dân ....
- Bài thơ nói về tấm lòng của nhân dân với bộ đội, ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến.
+ HS thuộc lòng từng khổ thơ.

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.

- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS trả lời


+ HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- HS trả lời
Rút kinh nghiệm giờ dạy:……………………………………………………................

………………………………………………………………………………………….
 

Đính kèm

Tiếng việt

ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP ĐỌC – HỌC THUỘC LÒNG
(tiết 3)

I. Mục tiêu

- Tiếp tục kiểm tra tập đọc.

- Ôn luyện về trình bày báo cáo ( miệng )- báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin.

II. Đồ dùng dạy học: Phiếu HT

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

Các hoạt động​
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc




Hoạt động 2 : Ôn luyện trình bày báo cáo.
GIÁO VIÊN​
- Kết hợp trong bài mới
- Giới thiệu bài
- GV đưa phiếu ( khoảng 1/4 số HS trong lớp )


- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
- GV nhận xét.
Bài tập 2 / 74
- Nêu yêu cầu BT
- GV đọc lại mẫu báo cáo ở tuần 20

- GV HD các tổ làm việc theo các bước
HỌC SINH

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời





+ Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thầy cô tổng phụ trách kết quả tháng thi đua Xây dựng đội vững mạnh

+ HS làm việc theo HD của GV





C. Củng cố
- Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua
- Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng
- GV nhận xét chung tiết học.


- Đại diện các nhóm thi trình bày kết quả.

Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….

______________________________

Tiếng việt

ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP ĐỌC – HỌC THUỘC LÒNG
(tiết 4)

I. Mục tiêu

- Tiếp tục kiểm tra tập đọc.

- Nghe - viết đúng bài thơ Khói chiều

II. Đồ dùng dạy học Phiếu HT

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc




HĐ2 : Nghe - viết bài thơ Khói chiều








C. Củng cố
- Kết hợp trong bài mới

- GV đưa phiếu (khoảng 1/4 số HS trong lớp )


- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
- GV nhận xét.
- GV đọc bài thơ 1 lần
- Tìm những câu thơ tả cảnh khói chiều ?

- Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói ?
- GV nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
+ GV đọc bài
- Chấm, chữa bài
- GV nhận xét bài viết
- GV nhận xét tiết học.


- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời


+ HS theo dõi SGK,
-2 HS đọc bài
Chiều chiều từ mái rạ vàng
Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên.
Khói ơi vươn nhẹ lên mây
Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà
- HS tập viết bảng con những tiếng dễ sai
+ HS nghe viết bài vào vở
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….






Tự nhiên xã hội.

CHIM

I. Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:

- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con chim được QS.

- Giải thích tại sao không nên, săn bắt, phá tổ chim.

II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim.

- Kĩ năng hợp tác: tìm kiếm các lựa chọn, các cách để tuyên truyền, bảo vệ các loài chim, bảo vệ môi trường sinh thái.

III. Đồ dùng dạy - học:- Sưu tầm các ảnh về các loại chim.

IV Hoạt động dạy và học:

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
Hoạt động1:QS và thảo luận nhóm.



















Hoạtđộng2:Thảo luận cả lớp.


C. Củng cố
Nêu ích lợi của cá?
- Giới thiệu bài
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 102,103, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
-Nói và chỉ tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình.Nhận xét về độ lớn của chim. Loài nào biết bay? Loài nào không biết bay, Loài chim nào biết bơi, loài nào chạy nhanh?


-Bên ngoài cơ thể của những con chim có gì bảo vệ. Bên trong cỏ thể của chúng có xương hay không?
-Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?
Bước2: Làm việc cả lớp:
*KL: Chim là động vật có xương sống. tất cả các loài chim đều có lông vũ, mỏ, hai cánh và hai chân.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Nhận xét giờ học.
-Vài HS.

-Lắng nghe.
-Thảo luận.
-Các bộ phận của chim: Đầu, mình và các cơ quan di chuyển.
Loài nào biết bay: chim bồ câu, chim sáo, chim chích, chim sâu,chim gõ kiến...
Loài chim không biết bay:chim cánh cụt...
Loài chim biết bơi: chim cánh cụt, thiên nga...
Loài chim chạy nhanh: Chim đà điểu...
-Toàn thân được phủ 1 lớp lông vũ.
-Mỏ chim cứng để mổ thức ăn.
-Đại diện báo cáo KQ.



-Các nhóm làm việc.
-Cử đại diện báo cáo KQ.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….

____________________________________

Đạo đức

TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

I. Mục tiêu

- HS hiểu được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; vì sao cần tôn trọng ? Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.

- Biết tôn trọng và giữ gìn, không làm hư hỏng thư từ tài sản của người khác.

- Giáo dục HS có thái độ tôn trọng thư từ tài sản của người khác.

II. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng tự trọng

- Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định

III. Đồ dùng dạy học: Phiếu HT

IV. Hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A.Kiểm tra
B.Bài mới
:
HĐ 1: Nhận xét hành vi








HĐ 2: Đóng vai






















C. Củng cố

-
Giới thiệu bài
Phát phiếu giao việc có ghi các tình huống lên bảng và yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận để nhận xét xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai.

+ Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
KL: + Sai: a, c
+ Đúng: b, d
Giáo viên đưa bảng phụ ra có ghi nội dung 2 tình huống
Gọi HS đọc 2 tình huống
Yêu cầu HS thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống, trong đó, 2 nhóm sẽ đóng vai theo tình huống 1, 2 nhóm còn lại sẽ đóng vai theo tình huống 2
Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận






=> Kết luận chung: Thư từ, tài sản của moi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
- Nhận xét tiết học.
Hát


- Từng cặp học sinh thảo luận các tình huống.
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
Xin phép khi sử dụng, không xem trộm, giữ gìn, bảo quản đồ đạc của người khác


- Thảo luận nhóm 4
- Đọc tình huống
Theo từng tình huống, một số nhóm trình bày trò chơi đóng vai trước lớp.



Trình bày kết quả thảo luận
=> KL:+ Tình huống 1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
+ Tình huống 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giáo Án Mới,
Trả lời lần cuối từ
Giáo Án Mới,
Trả lời
1
Lượt xem
531

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top