Giáo án lớp 3 - tuần 8

Giáo Án Mới

Cộng tác viên
Điểm
0
Tập đọc - Kể chuyện
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I. Mục tiêu

Tập đọc:


+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Chú ý các từ ngữ : lùi dần, lộ rõ, sôi nổi, ríu rít, xe buýt ....

- Đọc đúng các kiểu câu : câu kể, câu hỏi

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật ( đám trẻ, ông cụ )

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện ( sếu, u sầu, nghẹn ngào )

- Nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn

Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói : biết nhập vai một bạn nhỏ trong chuyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện, giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện

- Rèn kĩ năng nghe.

II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

Xác định giá trị: Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác.

Thể hiện sự cảm thông với những người có hoàn cảnh khó khăn.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
Tập đọc
A. K. tra bài cũ

B. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện đọc












Hoạt động 2: tìm hiểu bài




















Hoạt động 3: Luyện đọc lại


Kể chuyện
Hoạt động
1. GV nêu nhiệm vụ
Hoạt động 2. HD HS kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ



C. Củng cố, dặn dò

- Đọc thuộc lòng bài thơ Bận
- Vì sao mọi người bận mà vui?
- Giới thiệu bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- HD HS ngắt nghỉ hơi đúng sau những câu dài.
- Giải nghĩa từ khó







- Các bạn nhỏ đi đâu ?

- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
- Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào ?


- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy ?

-Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?

- Chọn tên khác cho chuyện theo gợi ý SGK.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Đọc mẫu 1 đoạn


- Cả lớp và GV bình chọn cá nhân đọc tốt

- Tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn



- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn người kể chuyện hay nhất
- GV nhận xét giờ học

- 3 HS đọc thuộc lòng
- Trả lời câu hỏi


- HS theo dõi SGK, đọc thầm
- HS nối nhau đọc từng câu



- HS luyện đọc từ khó: ríu rít, xe buýt
- HS nối nhau đọc 5 đoạn trong bài và đọc đúng câu kể, câu hỏi.
- HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
- 5 em đại diện 5 nhóm đọc 5 đoạn của bài
- Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ
- Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mặt mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu
- Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng, cả tốp đến hỏi thăm ông cụ.
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ
- Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện rất khó qua khỏi
- HS trao đổi nhóm, phát biểu
- Ông cảm thấy nỗi buồn của ông được chia sẻ.
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 5, trao đổi nhóm

- Con người phải quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
4 HS tiếp nối nhau thi đọc các đoạn 2, 3, 4, 5
- 1 tốp 6 em thi đọc truyện theo vai



- 1 HS kể mẫu một đoạn của câu chuyện
- Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật
- 1 vài HS thi kể trước lớp
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện


- Kể lại cho bạn bè và người thân nghe.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….

______________________________
Toán

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

- Củng cố các phép nhân trong bảng chia 7 . áp dụng để giải toán có lời văn.

- Rèn KN tính và giải toán

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A. Kiểm tra:
B. Bài mới
Luyện tập


























C. Củng cố:

- Đọc bảng chia 7 ?

Bài 1: Tính nhẩm







- Nhận xét
Bài 2: Tính
- Nêu cách chia ?






Chữa bài, nhận xét
Bài 3: Giải toán
- Đọc đề? Tóm tắt?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Chấm bài, nhận xét.
Bài 4:
- Tìm 1/7 số con mèo ta làm thế nào ?

-Thi đọc HTL bảng chia7.
- Tóm tắt nội dung bài
- 5 HS đọc

- HS nêu kết quả theo dây chuyền
8 x 7 = 56 7 x9 = 63 7 x 6 = 42
56 : 7 = 8 63 : 7 = 9 42 : 7 = 6
70 : 7 = 10 28 : 7 = 4
63 : 7 = 9 42 : 6 = 7
14 : 7 = 2 42 : 7 = 6
30 : 6 = 5 18 : 2 = 9
35 : 5 = 7 27 : 3 = 9
35 : 7 = 5 56 : 7 = 8


- Làm bảng con
28 7 35 7 21 7
28 4 35 5 21 3
0 0 0
42 7 42 6 25 5
42 6 42 7 25 5
0 0 0
- HS làm vở
Bài giải
Số nhóm chia được là:
35 : 7 = 5( nhóm)
Đáp số: 5 nhóm​
- HS quan sát tranh, đếm số mèo
- Ta lấy 21 : 7 = 3 con mèo
a)Vậy 1/7 số con mèo là 3 con mèo.
b) 1/ 7 số con mèo là 14 : 7 = 2 (con)

Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................
 

Đính kèm

Chính tả ( Nghe - viết )

CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I. Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng viết chính tả :

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 4 đoạn của chuyện Các em nhỏ và cụ già.

- Làm đúng bài tập chính tả chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi ( hoặc có vần uôn/uông ) theo nghĩa đã cho.

II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ

B. Bài mới
Hoạt động 1. HD nghe - viết

















H. động 2: HD HS làm BT chính tả



C. Củng cố, dặn dò
- GV đọc : nhoẻn cười, trống rỗng,

- Giới thiệu bài
- GV đọc diễn cảm đoạn 4 của chuyện Các em nhỏ và cụ già
- Đoạn này kể chuyện gì ?



- Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu ?
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
- Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì ?
- GV đọc : ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt.
- GV đọc từng cụm từ
- GV theo dõi, uốn nắn những em viết chưa đẹp
- GV chấm 10 bài
- Nhận xét bài viết của HS
Bài tập 2 ( a ) - Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa .......

- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn viết

- HS theo dõi SGK

- Cụ già nói với các bạn nhỏ lí do khiến cụ buồn : cụ bà ốm nặng, phải nàm viện khó qua khỏi. Cụ cảm ơn lòng tốt của
- 7 câu

- Các chữ đầu câu

- Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1 chữ.
- HS viết bảng con
- HS nghe, viết bài vào vở




- Đọc yêu cầu BT
- 3 em lên bảng
- HS làm bài vào bảng con và phát âm
Lời giải : giặt, rát, dọc

- Viết lại những lỗi sai chính tả.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….





Tập viết

ÔN CHỮ HOA G

I. Mục tiêu

- Củng cố cách viết chữ viết hoa G thông qua BT ứng dụng.

- Viết tên riêng ( Gò Công ) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng khôn ngoan đối đáp người ngoài / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau bằng chữ cỡ nhỏ.

II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa G, tên riêng và câu tục ngữ

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Các hoạt động​
GIÁO VIÊN​
HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ

B. Bài mới:
Hoạt động 1: HD viết trên bảng con
















Hoạt động 2: HD viết vào vở TV


C. Củng cố, dặn dò
- Viết : Ê - đê, Em


- Giới thiệu bài
a. Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết

b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu : Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ôngTrương Định- một lãnh tụ nghĩa quânchống Pháp
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng

- Lời khuyên của câu tục ngữ : Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau
- GV nêu yêu cầu của giờ viết.
- Quan sát, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết
- GV chấm 10 bài
- Nhận xét bài viết của HS
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết chữ đẹp
-2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn viết


- G, C, K
- HS theo dõi, quan sát
- HS tập viết G, K vào bảng con

- Gò Công



- HS tập viết Gò Công vào bảng con

Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
- HS tập viết trên bảng con chữ Khôn, Gà

- HS viết bài vào vở tập viết



- Luyện viết và học thuộc câu tục ngữ
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................

………………………………………………………………………………………….
 
Toán
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN.
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện giảm một số đi nhiều lần. Vận dụng để giải các bài toán.
- Phân biệt giảm đi 1 số lần và 1 số đơn vị.
II. Đồ dùng dạy- học: Phiếu HT
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Các hoạt độngGIÁO VIÊNHỌC SINH
A.K. tra bài cũ

B. Bài mới
HĐ 1: HD thực hiện giảm một số đi nhiều lần











HĐ 2: Thực hành











C. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét
- Giới thiệu bài
- GV nêu bài toán:

- Hàng trên có mấy con gà?
-Hàng dưới có mấy con gà?
- HD vẽ sơ đồ như SGK
- Vậy số gà hàng trên là 3 phần thì số gà hàng dưới là 1 phần. Tính số gà hàng dưới?
+ Tương tự với bài toán về độ dài đoạn thẳng AB và CD
- Vậy muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm ntn?
Bài 1: Viết theo mẫu
- Đọc tên các cột của bài toán?
- Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm ntn?
- Muốn giảm 1 số đi 6 lần ta làm ntn?

Bài 2: Giải toán
- HD mẫu
- Chấm bài, nhận xét.

Bài 3: Vẽ đoạn thẳng
- HD tính độ dài đoạn thẳng rồi vẽ hình. Phân biệt giảm 4 lần và 4cm
- Nêu quy tắc thực hiện giảm đi 1 số lần.
- Làm tính chia vào bảng con
42 : 6 49 : 7

- HS nghe
- 3 HS đọc lại đề toán
- Có 6 con gà.
- Giảm đi 3 lần


Bài giải
Số gà hàng dưới là:
6 : 3 = 2( con)
Đáp số: 2 con gà.
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần

- HS làm bài vào vở và nêu miệng
- Lấy 12 : 4 = 3
- Lấy 12 : 6 = 2
Trình bày mẫu vào vở và làm bài tập
Bài giải
Công việc đó làm bằng máy hết:
30 : 5 = 6( giờ)
Đáp số: 6giờ
+ Đoạn thẳng CD là 8 : 4 = 2cm
+ Đoạn thẳng MN là 8 - 4 = 4cm

- Ôn lại bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................
Tin học
Giáo viên bộ môn dạy
_________________________________
Chính tả ( Nghe - viết )
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 4 đoạn của chuyện Các em nhỏ và cụ già.
- Làm đúng bài tập chính tả chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi ( hoặc có vần uôn/uông ) theo nghĩa đã cho.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Các hoạt độngGIÁO VIÊNHỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ

B. Bài mới
Hoạt động 1. HD nghe - viết

















H. động 2: HD HS làm BT chính tả



C. Củng cố, dặn dò
- GV đọc : nhoẻn cười, trống rỗng,

- Giới thiệu bài
- GV đọc diễn cảm đoạn 4 của chuyện Các em nhỏ và cụ già
- Đoạn này kể chuyện gì ?



- Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu ?
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
- Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì ?
- GV đọc : ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt.
- GV đọc từng cụm từ
- GV theo dõi, uốn nắn những em viết chưa đẹp
- GV chấm 10 bài
- Nhận xét bài viết của HS
Bài tập 2 ( a ) - Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa .......

- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn viết

- HS theo dõi SGK

- Cụ già nói với các bạn nhỏ lí do khiến cụ buồn : cụ bà ốm nặng, phải nàm viện khó qua khỏi. Cụ cảm ơn lòng tốt của
- 7 câu

- Các chữ đầu câu

- Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1 chữ.
- HS viết bảng con
- HS nghe, viết bài vào vở




- Đọc yêu cầu BT
- 3 em lên bảng
- HS làm bài vào bảng con và phát âm
Lời giải : giặt, rát, dọc

- Viết lại những lỗi sai chính tả.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:…………………………………………………….................
………………………………………………………………………………………….
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giáo Án Mới,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
2
Lượt xem
544

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top