Giáo án lớp 4 tuổi - tuần 1 trường Mầm non

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
I. Đón trẻ - điểm danh:
-Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ, cô trao đổi với phụ huynh về sức khỏe, đặc điểm của trẻ hoặc thời gian đưa đón trẻ tại trường.
- Hướng dẫn trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh “Trường mầm non của bé”.
- Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi tại góc chơi trẻ thích, cho trẻ tự lấy đồ chơi.
- Cô điểm danh trẻ theo danh sách.
II. Vệ sinh - ăn trưa - ngủ trưa:
1. Vệ sinh, ăn trưa.

- Cô xếp bàn ghế chỗ ngồi cho trẻ.
- Cho trẻ xếp hàng rửa tay trước khi ăn, ngồi ngay ngắn vào bàn.
- Cho trẻ hát bài hát “Mời bạn ăn”.
- Cô giới thiệu tên món ăn cho trẻ và hỏi trẻ trong món ăn đó chứa chất dinh dưỡng gì?
- Cô giáo dục trẻ kỹ năng ăn gọn gàng, sạch sẽ.
- Cô cho 2 trẻ nhanh nhẹn đi chia cơm cho trẻ.
- Cô mời trẻ ăn cơm và trẻ mời cô và cả lớp ăn cơm.
- Cô động viên trẻ ăn hết xuất, chú ý tới trẻ lười ăn suy dinh dưỡng, trẻ vừa ốm dậy.
- Sau khi trẻ ăn xong cô cho trẻ vui chơi hoạt động nhẹ nhàng 1 lúc để có thể tiêu hóa được thức ăn tốt hơn.
2. Ngủ trưa.
- Chỗ ngủ của trẻ phải đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
- Cô bố chí thời gian hợp lí để chuẩn bị gối, chăn(nếu là mùa đông) cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh rồi nằm ngay ngắn vào chỗ ngủ.
- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện, đi ngủ đúng giờ.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, sâu giấc.
- Trong khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ và xử lí kịp thời những tình huống có thể xảy ra: Trẻ quá lạnh hoặc quá nóng…
3. Ăn phụ.
- Khi trẻ ngủ dậy cho trẻ đi vệ sinh và ăn quà chiều.
- Nhắc nhở trẻ trước khi ăn phải biết mời cô và các bạn.
III. Vệ sinh, trả trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Mặt mũi, đầu tóc, quần áo.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
- Nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, không giao trẻ cho người lạ nếu không có sự đồng ý của cha mẹ trẻ.
- Khi trẻ về hết cô cất đồ dùng, quét dọn lớp học sạch sẽ.
- Kiểm tra các thiết bị điện nước sau đó mới ra về.

TUẦN 1: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
I. Thể dục sáng: HH1-T1-B1-C1-B1-ĐH.
- Hô hấp 1: Cho trẻ đưa 2 tay khum trước miệng làm động tác thổi bóng bay, thổi nơ.
- Tay 1: Nhịp 1 : 2 tay sang ngang, chân rộng bằng vai.
Nhịp 2: 2 tay đưa ra phía trước.
Nhịp 3 : 2 tay sang ngang.
Nhịp 4 : Trở về tư thế ban đầu 2 tay hạ xuống.
- Bụng 1: Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa cao.
+ Cúi xuống 2 chân thẳng 2 tay chạm đầu ngón chân.
+ Đứng thẳng 2 tay xuôi theo người.
- Chân 1: đứng thẳng 2 tay chống hông, chân trái làm trụ chân phải đưa lên phía trước khuỵu gối và đổi chân.
- Bật 1: Bật chụm tách chân theo nhịp hô 1-2.
- Động tác 6: Điều hòa.
+ TTCB: Đứng tự nhiên chân rộng bằng vai.
+ TH: Hai tay đưa lên cao rồi hạ thấp kết hợp cúi người xuống.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ múa hát nhẹ nhàng, KTVS, Cho trẻ vào lớp.
II. Hoạt động góc:
* Nội dung chơi:

- Góc phân vai: Lớp mẫu giáo; Phòng khám bệnh.
- Góc xây dựng/xếp hình: Xây trường học; lắp ghép đồ chơi, xếp đường đến trường.
- Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non của bé; vẽ đường đến lớp; nặn tự do.
- Góc sách: Xem tranh ảnh về trường, lớp mầm non.
1. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết làm cô giáo – học sinh; làm bác sỹ - bệnh nhân, y tá...
- Trẻ biết xây trường học; lắp ghép đồ chơi, xếp đường đến trường.
-Biết tô màu trường mầm non của bé; biết vẽ đường đến lớp; nặn tự do.
- Biết xem tranh ảnh về trường mầm non; Làm sách về trường MN.
* Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng nhập vai chơi.
- Rèn kỹ năng lắp ghép, xây dựng.
- Rèn kỹ năng vẽ, tô màu.
- Rèn trẻ kỹ năng chú ý, ghi nhớ.
* Thái độ: Trẻ chơi hứng thú trong quá trình chơi, không tranh giành đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Các đồ chơi của góc phân vai.
- Góc xây dựng: Gạch, hàng rào, đồ chơi lắp ghép.
- Góc tạo hình: Bút màu, vở tạo hình, đất nặn…
- Góc sách: Tranh ảnh….
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú, giới thiệu góc chơi, thỏa thuận vai chơi.

- Gây hứng thú: Cho trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
* Giới thiệu góc chơi, thỏa thuận vai chơi.
+ Góc phân vai:
Lớp mẫu giáo:

- Bạn nào muốn chơi ở góc chơi này? (5-6 trẻ)
- Các con nhìn thấy có đồ chơi gì? (Có sách vở, bút, thước...)
- Những đồ chơi này để chơi trò gì? (Trẻ trả lời) (Cô giới thiệu cho trẻ trẻ là chơi trò Lớp mẫu giáo)
- Góc chơi này cần có ai? (Cô giáo và các bạn học sinh)
- Con muốn chơi với ai?
- Con muốn vào vai nào ở góc đó? (Con muốn đóng vai cô giáo ạ)
- Vào vai đó con phải làm những công việc gì? (Con sẽ dạy các bạn học, dạy múa hát, cho các bạn ăn uống...
Phòng khám bệnh:
- Thế còn đây là đồ chơi gì ? (Ống nghe, kim tiêm, thuốc...)
- Đồ chơi này để chơi trò chơi nào ? (Phòng khám bệnh ạ)
- Phòng khám cần có ai ? (Bác sĩ, bệnh nhân, y tá...)
- Ai muốn làm bác sĩ ? Ai sẽ là bệnh nhân ?
- Con sẽ làm gì với bệnh nhân ? (Con khám bệnh, kê thuốc ạ).
+ Góc xây dựng, lắp ghép:
- Bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng? (5-6 trẻ)
- Con hãy kể tên những đồ dùng có trong góc xây dựng? (Gạch, dao xây, cây hoa và đồ chơi lắp ghép).
- Với chủ đề này con sẽ xây gì ? (Con xây trường học, xếp đường đi và lắp ghép đồ dùng, đồ chơi).
- Bạn nào sẽ làm bác thợ xây ?
- Con muốn chơi với những bạn nào ? (Trẻ trả lời)
+ Góc tạo hình:
- Bạn nào muốn chơi ở góc tạo hình? (5-6 trẻ)
- Các con hãy hể những đồ dùng có trong góc tạo hình? (Tranh, đất nặn...)
- Chúng mình sẽ phải làm gì ? (Tô màu tranh, vẽ đường đi và nặn ạ)
+ Góc sách:
- Cuối cùng là góc chơi nào đây ? (Góc sách)
- Tất cả những bạn còn lại sẽ về góc chơi này nhé!
- Cô đã chuẩn bị những gì ? (Tranh ảnh về trường mầm non)
- Chúng mình sẽ làm gì? (Chúng con làm abum sách về trường ạ)
- Cô cho trẻ được chọn góc chơi theo ý thích của trẻ.
- Cô nhắc trẻ: Trong khi chơi các con phải như thế nào?(Chơi cùng nhau, không tranh giành, không quăng ném đồ chơi, lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định).
* HĐ2: Quá trình chơi:
- Cô gợi ý trẻ nếu trẻ còn lúng túng.
- Cô chơi cùng trẻ.
- Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
* HĐ3: Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến các nhóm nhận xét quá trình trẻ chơi
- Tập trung trẻ đến 1 – 2 nhóm chính.
- Cho trẻ nói lên ý tưởng và kết quả của nhóm mình đã đạt được.
- Cô nhận xét chung, động viên trẻ chơi tốt, khuyến khích những trẻ chơi còn lúng túng để trẻ cố gắng ở lần chơi sau.
*Kết thúc: Cho trẻ hát và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.


TỔ CHỨC KHAI GIẢNG

I. Hoạt động học:
Hoạt động 1: Thơ: BÉ TỚI TRƯỜNG.
(TG: Nguyễn Thanh Sáu)
1. Mục tiêu.
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng ngôn ngữ, trẻ đọc thơ nhẹ nhàng đúng nhịp điệu của bài thơ.
- Thái độ: Chú ý, hứng thú trong hoạt động, giáo dục trẻ vui vẻ khi tới lớp.
2. Chuẩn bị.
- Tranh thơ “Bé tới trường”, nhạc bài hát “Vui đến trường”.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ hát bài “Vui đến trường”
- Trò chuyện về bài hát.
- Giới thiệu bài thơ: Bé tới trường sáng tác Nguyễn Thanh Sáu.
2. Hoạt động 2: Dạy thơ: “Bé tới trường”.
* Cô đọc mẫu:
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm, rõ ràng toàn bộ bài thơ.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm, rõ ràng toàn bộ bài thơ kết hợp với tranh thơ.
* Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:
- Trong bài thơ có nhắc đến ai?
- Và cả con vật gì nữa?
- Cô trích dẫn: “ Sáng sớm trên cây đa
Đàn chim hót vang ca
Dưới đường làng êm ả
Bé cũng hoà tiếng ca”
- Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy cũng là lúc những chú chim cất cao tiếng hót, hoà chung niềm vui của cảnh vật. Em bé cũng thể hiện niềm vui của mình. Em bé vui như thế nào?
- Cô trích: Bé cũng vui như chim
Đang đến trường, đến lớp
Bé và chim đều hát
Khúc hát yêu trường ta.
- Em bé trong bài thơ đang đi đâu?
- Em bé trong bài thơ rất vui khi được đi học, thế các con có vui không?
- Vì sao các con vui?

* GD: Bài thơ Vui đến trường là một bài thơ rất hay nói về niềm vui của em bé khi được đến trường. Đến trường được gặp bạn bè, cô giáo rất là vui vẻ vì vậy khi tới trường các con không được khóc nhè đâu nhé .
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cho trẻ đọc thơ theo các hình thức:
+ Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
(Cô chú ý sửa sai và khen ngợi trẻ)​
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Côcho trẻ vận động theo bài Vui đến trường và chuyển hđ một cách linh hoạt.

- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trò chuyện.

- Trẻ lắng nghe.




- Trẻ lắng nghe.
- Bài thơ “Bé tới trường” sáng tác Nguyễn Thanh Sáu.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.


- Em bé.
- Con chim.







- Vui như chim ạ.





- Đi học ạ!

- Có ạ.
- Vì đến trường con được học rất nhiều điều ạ
- Trẻ lắng nghe.





- Trẻ đọc thơ theo các hình thức.



- Trẻ vận động theo bài Vui đến trường và chuyển hoạt động.

Hoạt động 2: Tạo hình: TÔ MÀU BỨC TRANH TRƯỜNG MẦM NON
(Theo ý thích)
1. Mục tiêu.
- Kiến thức: Trẻ biết phối hợp màu để tô màu bức tranh trường mầm non.
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ biết cầm bút tay phải, kỹ năng tô.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị.
- Tranh hướng dẫn của cô.
- Vở chủ đề của trẻ.
3. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
  • - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề Trường mầm non.
- Cô cho trẻ đoán tranh.
2. Hoạt động 2:Tô màu tranh trường mầm non.
* Quan sát tranh:
- Đây là bức tranh gì?
- Con hãy kể về những gì có trong bức tranh?
- Bức tranh này đã được tô màu chưa?
- Cô đã dùng những màu gì để tô?
- Các con có muốn tô được bức tranh trường mầm non của mình không?
*GD trẻ yêu quý trường lớp và giữ gìn vệ sinh.
- Cô cất tranh mẫu.
* Trao đổi ý tưởng của trẻ:
- Cô hỏi một số trẻ xem trẻ sẽ chọn màu gì để tô cho bức tranh của mình.
* Trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn thật tỷ mỷ đối với những trẻ còn lúng túng.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô động viên khen trẻ và linh hoạt chuyển hoạt động.

- Trẻ trò chuyện cùng cô.

- Trẻ đoán tranh.



- Tranh trường mầm non ạ.
- Trẻ kể: Trong tranh có lớp hoc, có cây cỏ, có hoa…
- Tô rồi ạ.
- Trẻ kể: Màu xanh, màu đỏ…
- Có ạ.


  • Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời về ý tưởng của mình.

- Trẻ thực hiện.



- Trẻ lắng nghe và chuyển hoạt động.
III. Hoạt động chiều.
- Hoạt động chính:Ôn lại bài thơ Bé tới trường.
- Chơi tự do.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
2
Lượt xem
924

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top