TUẦN 2: BÉ VUI TẾT TRUNG THU
I. Đón trẻ:- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Hướng dẫn trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Quan sát góc nổi bật của chủ đề “Bé vui tết trung thu”.Trẻ biết kể tên một số loại bánh kẹo, hoa quả có trong ngày tết trung thu, biết trung thu có đồ chơi gì?Thời điểm ngày tết vào thời gian nào? Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và vệ sinh lớp học.
II.Thể dục sáng: H2-T2-B2-C2-B2.
- Hô hấp 2: Cho trẻ đưa 2 tay khum trước miệng làm động tác thổi bóng bay , thổi nơ.
- Tay 2: Nhịp 1: 2 tay sang ngang , chân rộng bằng vai
- Bụng 2: Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa cao.
- Chân 2: đứng thẳng 2 tay chống hông, chân trái làm trụ chân phải đưa lên phía trước khuỵu gối và đổi chân.
- Bật 2: Bật chụm tách chân theo nhịp hô 1-2.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ múa hát nhẹ nhàng, KTVS, Cho trẻ vào lớp.
III. Hoạt động góc:
Nội dung chơi.
- Góc đóng vai: Chú cuội, chị hằng.
- Góc xây dựng: Lắp ráp hình chiếc bánh, xây khu vui chơi trung thu.
- Góc TH: Tô màu đèn ông sao, mâm ngũ quả, bánh trung thu.
- Góc sách chuyện: Xem tranh ảnh về lễ hội trung thu.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết vai chú cuội, chị Hằng.
+ Trẻ biết lắp ráp, xây khu vui chơi.
+ Trẻ biết tô màu ông sao, mâm ngũ quả, bánh trung thu.
+ Trẻ biết về ngày trung thu.
- Kỹ năng:
+ Rèn cho trẻ kỹ năng nhập vai chơi.
+ Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
+ Rèn kỹ năng tô màu.
+ Rèn kỹ năng đàm thoại.
- Thái độ: trẻ biết chơi tập và hợp tác với các bạn. Trẻ có thói quen thu dọn và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Biết chơi đoàn kết với các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Đồ chơi về ngày tết trung thu.
- Góc NT: Đồ chơi về ngày tết trung thu.
- Góc tạo hình: Bút màu, vở chủ đề.
- Góc sách chuyện: Xem tranh ảnh về lễ hội trung thu
3. Tổ chức hoạt động:
1.HĐ1: Gây hứng thú- giới thiệu góc chơi- thỏa thuận vai chơi
- Cho trẻ hát bài hát “Chiếc đèn ông sao”
- Hôm nay lớp mình có rất nhiều góc chơi cô con mình cùng đi tham quan các góc chơi nhé!
* Cô giới thiệu các góc chơi cho trẻ:
+Góc phân vai: Chú cuội, chị hằng.
+Góc NT: Xếp, trang trí mâm cỗ ngày tết trung thu.
+Góc tạo hình: Tô màu đèn ông sao, mâm ngũ quả, bánh trung thu…
+Góc sách chuyện: Xem tranh ảnh về lễ hội trung thu
*Cho trẻ quan sát các góc chơi:
- Góc gì đây các con? (Góc phân vai)
+ Góc phân vai có những đồ dùng gì? Trang phục của chú Cuội và chị hằng.
- Vậy đây là góc gì? (góc nghệ thuật)
+Góc nghệ thuật có những gì? (Đồ dùng để trang trí mâm cỗ ngày tết trung thu)
- Góc này là góc gì?(Góc tạo hình)
+Góc tạo hình có những gì đây? (Bút sáp màu, tranh tô màu đèn ông sao, mâm ngũ quả…)
- Góc còn lại là góc gì? (Góc sách chuyện)
- Có những đồ dùng gì đây? (Chuyện, sách..)
* Thỏa thuận vai chơi:
- Vừa rồi cô con mình đã tìm hiểu về các góc chơi bây giờ chúng mình sẽ thỏa thuận xem các con sẽ chơi ở góc chơi nào nhé!
- Bạn nào muốn đóng vào vai chú cuội nào? (Trẻ nhận vai chơi)
- Ai sẽ đóng vai chị Hằng Nga? (Trẻ nhân vai chơi)
- Ban nào muốn trang trí mâm cỗ ngày tết trung thu. (Trẻ nhận vai chơi)
- Bạn nào thích tô màu tranh đèn ông sao, mâm ngũ quả. (Trẻ nhân vai chơi)
- Cô mời những bạn còn lai về góc sách chuyện nhé!
- Cô mời trẻ về góc chơi.
- Cô nhắc trẻ: Trong khi chơi các con phải như thế nào? (Chơi cùng nhau, không tranh giành, không quăng ném đồ chơi, lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định.)
2. HĐ2: Quá trình chơi:
- Cô bao quát và gợi ý cho từng nhóm chơi.
- Trong quá trình chơi cô bao quát và xử lý tình huống (nếu có), cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ nếu trẻ chưa biết chơi.
VD: Góc tạo hình:
+ Bạn ơi bạn đang làm gì vậy? để mình giúp bạn tô màu chiếc bánh trung thu này nhé!
- Cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, không áp đặt trẻ theo ý thích của cô.
3. HĐ 3: Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến các nhóm nhận xét quá trình trẻ chơi
- Tập trung trẻ đến 1 – 2 nhóm chính.
- Cho trẻ nói lên ý tưởng và kết quả của nhóm mình đã đạt được.
- Cô nhận xét chung, động viên trẻ chơi tốt, khuyến khích những trẻ chơi còn lúng túng để trẻ cố gắng ở lần chơi sau.
KPKH: TÌM HIỂU NGÀY TẾT TRUNG THU
1. Mục tiêu:- Kiến thức: Trẻ biết ngày 15/08 âm lịch là ngày tết trung thu, trong ngày tết trung thu có nhiều hoa quả bánh kẹo, nhiều đồ chơi.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ.
- Thái độ: GD trẻ sau khi ăn phải biết đánh răng, không ăn quá nhiều đồ ngọt.
2. Chuẩn bị:
- Trẻ ngồi hình chữ U.
- Nhạc bài hát “Chú cuội chơi trăng”.
- Giáo án điện tử có một số hình ảnh về ngày tết trung thu “Hình ảnh các bạn rước đèn, mâm cỗ trung thu...”
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.HĐ1: Gây hứng thú: - Cô cho trẻ hát bài “Chú cuội chơi trăng”. - Đàm thoại với trẻ về bài hát. 2. HĐ2: Nội dung chính: Tìm hiểu ngày tết trung thu. * Cô cho trẻ quan sát hình ảnh về ngày tết trung thu. - Các con hãy quan sát xem cô có hình ảnh gì đây? - Các con có biết tết trung thu được tổ chức vào ngày nào không ? - Tết trung thu có vào mùa nào trong năm ? - Trong ngày tết trung thu thường có những đồ chơi gì? - Chiếc đèn ông sao có mấy cánh? - Đèn ông sao thường có màu gì? - Ngoài đèn ông sao còn có đèn gì? - Hai loại đèn trên thường được dùng để làm gì? - Ngoài đồ chơi ra trong ngày tết trung thu còn có gì nữa? * Cô cho trẻ quan sát hình ảnh mâm cỗ trong ngày tết trung thu. - Các con cùng nhìn xem cô có hình ảnh gì? - Trong mâm cỗ này có những gì? - Đây là gì? - Nải chuối màu gì? - Thế còn đây là quả gì? - Quả bưởi này có màu gì? - Ngoài quả bưởi, nải chuối ra con còn thấy gì nữa không? - Cái bánh trung thu này hình gì? => Ngoài những hình ảnh chúng mình vừa được quan sát và tìm hiểu về ngày tết trung thu các con còn biết trong ngày tết trung thu các bạn nhỏ còn làm gì nữa? => GD: Các con ạ, trong ngày tết trung thu có rất nhiều đồ chơi, nhiều hoa quả bánh kẹo nhưng cac con không được ăn quá nhiều và khi ăn xong các con nhớ đánh răng sạch sẽ nhé. 3. HĐ3: Luyện tập, củng cố: Tìm bạn. - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hình vòng tròn. Khi có hiệu lệnh “tìm bạn,tìm bạn” của cô thì mỗi trẻ tìm cho mình 1 người bạn và nắm tay nhau. - Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ được tìm thêm 1 bạn nếu bạn nào tìm quá 1 bạn là bạn đó thua cuộc - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. * Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Quả” | - Trẻ hát. - Trẻ đàm thoại cùng cô. - Các bạn rước đèn, múa lân.. - Ngày 15/8 âm lịch. - Mùa thu. - Đèn ông sao. - Có 5 cánh ạ. - Màu đỏ ạ. - Đèn lồng ạ. - Rước đèn dưới ánh trăng. - Mâm cỗ trung thu ạ. - Mâm cỗ trung thu. - Có nải chuối, bưởi, bánh trung thu… - Nải chuối ạ. - Màu xanh ạ. - Quả bưởi ạ. - Màu vàng ạ. - Bánh trung thu ạ. -Hình tròn ạ. - Múa lân, biểu diễn văn nghệ. -Trẻ lắng nghe. - Vâng ạ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ hát. |
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát tranh ảnh các hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu.
- Trò chơi VĐ: Chi chi chành chành.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có ở ngoài trời và đồ chơi mang theo như: chong chóng, vòng, phấn…
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết tên gọi đặc điểm một số loại kẹo hoa quả có trong ngày tết trung thu.
- Kỹ năng: Có kỹ năng ghi nhớ có chủ đích. Trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc bảo vệ những loài hoa.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Vi deo có hình ảnh ảnh các hoạt động trong ngày tết trung thu.
- Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo, bóng nhựa…
3. Tổ chức hoạt động:
1. HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ xếp 2 hàng đi quanh lớp vừa đi vừa hát bài “Gác trăng” (trẻ hát, đi về ngồi thành hình chữ U)
2. HĐ2: Nội dung chính: Quan sát tranh ảnh các hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu.
Cô cho trẻ ngồi thành 2 hàng xem video về ngày tết trung thu.
- Các con vừa được xem video về ngày gì? (Ngày tết trung thu)
- Các con thấy cô giáo và các bạn đang làm gì?(Trang trí mâm ngũ quả)
- Trong ngày tết trung thu mâm ngũ quả bày những gì? (Nải chuối, bánh trung…)
- Đêm trung thu các bạn nhỏ được làm những gì? (Biểu diễn văn nghệ, phá cỗ dưới ánh trăng)
- Ngày tết trung thu được tổ chức vào ngày nào hàng năm ? (Ngày 15/8 âm lịch)
=> Tết trung thu được tổ trức vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm ánh trăng hòa bình đã soi sáng cho các bạn thiếu nhi đi rước đèn phá cỗ dưới ánh trăng vì vậy các con phải biết bảo vệ thiên nhiên giúp đỡ bạn bè, không được vứt rác bừa bãi..
* Trò chơi: Chi chi chành chành
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi( trẻ lắng nghe)
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi .
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ .
3. HĐ3. Kết thúc: Cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Hoạt động chính: Cho trẻ làm quen với bài hát “Gác trăng”.
*Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ…
- Chơi tự do các góc.
- Trẻ chơi, cô bao quát lớp.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đính kèm
Sửa lần cuối: