Giáo án lớp 4 tuổi -tuần 4 bản thân

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
TUẦN 4: TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH.
I. Đón trẻ:
- Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ, cô trao đổi với phụ huynh về sức khỏe, đặc điểm của trẻ hoặc thời gian đưa đón trẻ tại trường.
- Hướng dẫn trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”.
- Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi tại góc chơi trẻ thích, cho trẻ tự lấy đồ chơi.
II. Thể dục sáng: H1-T2-B2-C1-B1-ĐH.
- Hô hấp 1: Cho trẻ đưa 2 tay khum trước miệng làm động tác thổi bóng bay, thổi nơ.
- Tay 2: 2 tay sang ngang, chân rộng bằng vai, 2 tay đưa ra phía trước, 2 tay sang ngang.
- Bụng 2: Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa cao.
- Chân 1: đứng thẳng 2 tay chống hông, chân trái làm trụ chân phải đưa lên phía trước khuỵu gối và đổi chân.
- Bật 1: Bật chụm tách chân theo nhịp hô 1-2.
- Động tác: Điều hòa.
+ TH: Hai tay đưa lên cao rồi hạ thấp kết hợp cúi người xuống.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ múa hát nhẹ nhàng, KTVS, Cho trẻ vào lớp.
III. Hoạt động góc:
* Nội dung chơi:

- Góc xây dựng: Xếp đường về nhà, ghép hình bé và bạn.
- Góc thư viện: Làm sách liên quan đến chủ đề.
- Góc âm nhạc: Biểu diễn bài hát trong chủ đề : Vì sao mèo rửa mặt, Mừng sinh nhật, Tay thơm tay ngoan.
- Góc tạo hình: Nặn, xé, vẽ 1 số loại quả tốt cho cơ thể bé.
- Góc khám phá khoa học: Làm biểu đồ chiều cao, so sánh chiều cao của 2 bạn, phân loại hình tròn, hình tam giác.
1. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết xếp đường về nhà, hình em bé và các bạn.
- Trẻ biết làm sách về chủ đề.
- Trẻ thuộc và biết biểu diễn các bài hát trong chủ đề.
- Trẻ biết nặn một số quả tốt cho cơ thể bé.
- Trẻ biết cùng cô làm biểu đồ chiều cao, biết so sánh chiều cao của 2 bạn, biết phân loại các hình tròn, tam giác.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng lắp ghép.
- Rèn kĩ năng khéo léo.
- Rèn kĩ năng hát rõ lời, đúng nhạc.
- Rèn kỹ năng nặn.
- Rèn kĩ năng chú ý, ghi nhớ.
* Thái độ: Trẻ chơi hứng thú trong quá trình chơi, không tranh giành đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
- Góc xây dựng: Đồ chơi xếp hình…
- Góc thư viện: Tranh ảnh về chủ đề.
- Góc âm nhạc: Xắc xô, phách tre, nhạc các bài hát về chủ đề.
- Góc tạo hình: Đất nặn.
- Góc KPKH: Các hình tròn, tam giác để trẻ phân loại.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú - giới thiệu góc chơi - thỏa thuận vai chơi.

- Gây hứng thú: Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề bản thân.
- Cô hướng trẻ về các góc chơi.
* Giới thiệu góc chơi, thỏa thuận vai chơi.
- Góc xây dựng: Xếp đường về nhà, ghép hình bé và bạn.
- Góc thư viện: Làm sách liên quan đến chủ đề.
- Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát trong chủ đề: Vì sao mèo rửa mặt, Mừng sinh nhật, Tay thơm ta ngoan.
- Góc tạo hình: Nặn, xé, vẽ 1 số loại quả tốt cho cơ thể bé.
- Góc khám phá khoa học: Làm biểu đồ chiều cao, so sánh chiều cao của 2 bạn; phân loại hình tròn, hình tam giác.
+ Góc xây dựng, lắp ghép:
- Đây là góc gì? (Góc xây dựng)
- Bạn nào muốn chơi ở góc này? (5-6 trẻ)
- Con hãy kể tên những đồ dùng có trong góc xây dựng/ lắp ghép? (Có đồ chơi lắp ghép, gạch, dao xây).
- Với chủ đề này con sẽ xây gì? (Con xếp đường về nhà, ghép hình bé và bạn,).
- Con sẽ làm như thế nào? (Con ghép những miếng ghép với nhau tạo thành em bé, đường đi)
- Bạn nào làm bác thợ xây? (Trẻ nhận vai chơi)
- Con muốn chơi với những bạn nào? (Trẻ trả lời)
+ Góc thư viện:
- Bạn nào muốn chơi ở góc thư viện? (4-5 trẻ)
- Con nhìn xem góc này có những gì? (Có tranh ảnh về chủ đề bản thân)
- Các con sẽ làm gì với những bức tranh này? (Con sẽ làm sách về chủ đề)
+ Góc âm nhạc:
- Bạn nào muốn chơi ở góc này? (6-7 trẻ)
- Góc âm nhạc có gì? (Có các dụng cụ để biểu diễn âm nhạc như xắc xô, phách tre…)
- Vào góc này con sẽ làm gì? (Con sẽ biểu diễn các bài hát trong chủ đề bản thân)
- Con thích biểu diễn cùng với bạn nào? (Trẻ trả lời.)
+ Góc tạo hình:
- Bạn nào chơi ở góc này? (4-5 trẻ)
- Ở góc này cô đã chuẩn bị những gì? (Đất nặn)
- Chúng mình sẽ phải làm gì? (Con sẽ nặn những loại quả tốt chco sức khỏe)
+ Góc khám phá:
- Những bạn còn lại sẽ chơi ở góc KPKH nhé!
- Cô đã chuẩn bị những gì? (Lô tô các bạn, hình tròn, hình tam giác…)
- Chúng mình sẽ làm gì? (Con sẽ so sánh xem bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn, phân loại hình tròn, hình tam giác)
- Cô cho trẻ được chọn góc chơi theo ý thích của trẻ.
- Cô nhắc trẻ: Trong khi chơi các con phải như thế nào? (Chơi cùng nhau, không tranh giành, không quăng ném đồ chơi, lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định).
* HĐ2: Quá trình chơi.
- Cô bao quát và gợi ý cho từng nhóm chơi.
- Trong quá trình chơi cô bao quát và xử lý tình huống (nếu có), cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ nếu trẻ chưa biết chơi.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, không áp đặt trẻ theo ý thích của cô.
* Nhận xét sau khi chơi.
- Cô cho trẻ nhận xét quá trình chơi của mình, thái độ chơi như thế nào?
- Kết quả chơi của quá trình đó ra sao?
- Cô nhận xét chung.
- Động viên, khuyến khích những trẻ còn nhút nhát, lúng túng.
* HĐ3: Kết thúc.
- Cho trẻ hát và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.

I. Hoạt động học.
KPKH
TRÒ CHUYỆN VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA BÉ
1. Mục tiêu.
- Kiến thức: Trẻ biết cơ thể rất cần dinh dưỡng để lớn và khỏe mạnh, biết 4 nhóm thực phẩm chính cần thiết cho sức khỏe.
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ trả lời rành mạch các câu hỏi của cô.
- Thái độ: GD trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, ăn uống đủ chất.
2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài “Ồ sao bé không lắc”, các đồ chơi về các loại thực phẩm.
- Máy tính, máy chiếu.
- Video hình ảnh một số loại thực phẩm.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú.
- Cô mở cho trẻ nghe: Mời bạn ăn.
- Trò chuyện về bài hát.
2. HĐ2: Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khỏe của bé.
* Nhu cầu chất đường bột.
- Buổi sáng trước khi đi học con được ăn gì trước khi để đến lớp?
- Những thức ăn đó được làm từ gì?
- Gạo cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Ngoài gạo cung cấp chất tinh bột ra thì còn loại thực phẩm nào cung cấp tinh bột?
- Những món ăn nào được chế biến từ ngô, khoai?
- Nếu cơ thể không được cung cấp đủ tinh bột thì điều gì sẽ xảy ra? (Cô cho trẻ xem 1 đoạn video ngắn về sự cần thiết của thực phẩm)
* Nhu cầu chất đạm.
- Các con hãy kể tên một số loại thịt mà con biết?
- Ở trường các con được ăn những món gì chế biến từ thịt?
- Khi ăn món đó con thấy thế nào?
- Thịt cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Ngoài thịt ra còn có thực phẩm nào cung cấp chất đạm nữa?
=> Chất đạm là một chất rất cần thiết cho cơ thể, nó giúp cơ thể được cao lớn, thông minh, khỏe mạnh.
* Nhu cầu chất béo.
- Con hãy kể những loại thực phẩm chứa chất béo?
- Tác dụng của chất béo?
- Các con có được ăn quá nhiều không?
- Vì sao?
=> Chất béo rất quan trọng nhưng không được ăn quá nhiều vì nếu ăn quá nhiều cơ thể sẽ bị béo phì.
* Nhu cầu các loại vitamin và khoáng chất.
- Ngoài các thức ăn ra các con còn được ăn những gì?
- Con hãy kể tên một số loại rau được ăn hàng ngày?
- Các con hay được ăn những quả gì?
- Ăn quả các con thấy thế nào?
- Rau, quả cung cấp chất gì?

* GD: Trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡg, khi ăn uống nhớ ăn chín, uống sôi , không nên ăn những thức ăn không đảm bảo vệ sinh ngoài lề đường.
* Trò chơi.
* Trò chơi 1: Chọn đúng nhóm thực phẩm.
- Cách chơi: Cô sẽ là người nói tên các nhóm thực phẩm còn các con có nhiệm vụ tìm những thức ăn thuộc các nhóm thực phẩm đó và giơ lên.
- Luật chơi: Bạn nào giơ sai là phải nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Trò chơi 2: Đi mua hàng.
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 4 tổ, mỗi tổ sẽ đi mua 1 nhóm thực phẩm. Lưu ý, khi đi mua thì lần lượt từng trẻ lên mua.
- Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, nếu tổ nào mua được nhiều thực phẩm hơn thì tổ đó sẽ thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.
3 HĐ3: Kết thúc:
- Động viên khen trẻ và chuyển hoạt động.

- Trẻ nghe hát.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.




- Ăn cơm, bánh, bún.
- Từ gạo.
- Chất tinh bột.

- Trẻ kể: Ngô, khoai, sắn.

- Bánh khoai, bánh ngô…
- Cơ thể sẽ mệt mỏi và không làm được việc.



- Trẻ kể: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…
- Trẻ kể: Thịt lợn băm, thịt gà băm.
- Rất ngon.
- Chất đạm ạ.

- Tôm, cua, cá..
- Trẻ lắng nghe.




- Mỡ lợn. Lạc, vừng…
- Làm đẹp da.
- Không ạ.
- Vì bị béo phì.
- Trẻ lắng nghe.




- Rau và hoa quả.
- Rau ngót, rau muống, rau dền…
- Quả táo, rưa, ổi…
- Rất ngon.
- Cung cấp vitamin và chất khoáng.
- Trẻ lắng nghe.





- Trẻ lắng nghe.



- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ chơi.

- Trẻ chuyển hoạt động.
 
Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời
0
Lượt xem
718

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top