Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 21: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển của sinh vật

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
TIẾT 21- BÀI 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT



I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Hiểu được khái niệm sinh quyển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.

-Tích hợp GDMT: các yếu tố khác của môi trường tác động tới sinh quyển; con người có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sự phân bố sinh vật, sự tồn tại và phát triển của sinh vật, làm MT thay đổi.

2. Kĩ năng

- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất: đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

3. Thái độ

- Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay; tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loại động, thực vật.

4. Định hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng lược đồ, hình ảnh, sơ đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên


- Lược đồ các vành đai thực vật theo độ cao ở núi An Pơ (châu Âu).

- Máy chiếu và các phương tiện khác.

2. Đối với học sinh:

- Thực hiện các nhiệm vụ được phân công và thảo luận, báo cáo.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp .............................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ


? Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của đất.

? Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề



a) GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trên bảng và trả lời câu hỏi: Sinh quyển là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật? Tại sao?

b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.

c) GV gọi 1 HS báo cáo, các HS khác trao đổi bổ sung thêm.

d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh quyển

1. Mục tiêu

-
Hiểu được khái niệm sinh quyển và chiều dày của sinh quyển tùy thuộc giới hạn phân bố của sinh vật.

- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết chiều dày sinh quyển.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh.

- Làm việc theo cặp.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV tách thành hai hoạt động nhỏ: 2.1.Tìm hiểu khái niệm sinh quyển; 2.2. Tìm hiểu giới hạn của sinh quyển.
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
nghiên cứu sách giáo khoa, nêu khái niệm sinh quyển, giới hạn của nó.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo cặp, sau đó chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi 1 HS đại diện báo cáo kết
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả của HS.
GV pháp vấn gợi mở đối với HS:
- Sinh vật tập trung nhất ở nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài trục mét ở phía trên và phía dưới bề mặt đất
- Sinh vật cư trú ở những nơi nào trên bề mặt TĐ.
I. Sinh quyển:
- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
- Phạm vi của sinh quyển:
+ Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển
+ Ranh giới phía trên là tiếp xúc với tầng ô dôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa
Hoạt động 3

Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Mục tiêu

-
Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.

- Sử dụng lược đồ các vành đai thực vật theo độ cao ở núi An Pơ (châu Âu).

2. Phương thức

- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, sử dụng lược đồ.

- Làm việc theo nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a) GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
- Nhóm 1, 2: Nghiên cứu về nhân tố khí hậu, đất.
- Nhóm 3, 4: Nghiên cứu về địa hình sinh vật, con người.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm, sau đó trao đổi với các thành viên trong nhóm và chuẩn bị báo cáo giáo viên, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên lớp GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi 1 HS đại diện báo cáo kết
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả của HS.
GV pháp vấn gợi mở đối với HS:
- Vì sao vùng cực chỉ phát triển rêu và địa y?
Vùng ít ánh sáng, thực vật kém phát triển: đồng rêu ở cực.
- Nêu một số hoạt động trồng rừng ở Việt Nam
II.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật:
1. Khí hậu

- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
VD: Loài ưa nhiệt phân bố ở XĐ, NĐ
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
-Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
2. Đất
Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật
VD: Đất ngặp mặn có rừng ngặp mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng XĐ, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác...
3. Địa hình
Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến phân bố và phát triển:
+ Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau
+Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau
4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp)
- Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
- Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp
Hoạt động 4: Luyện tập

1. Mục tiêu

- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kỹ năng bài học góp phần hình thành.

2. Phương thức

- Làm việc cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

- Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.

c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.

Hoạt động 5: Vận dụng

1. Mục tiêu

-
Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về sự phát triển và phân bố của sinh vật của Việt Nam.

2. Nội dung

- GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề liên hệ hoặc vận dụng:

Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật nơi học sinh đang sống.

3. Đánh giá:
GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm.
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 21 docx.docx
    19.4 KB · Lượt xem: 2

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top