Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 23: Lớp vỏ đại lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ đại lí

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
TIẾT 23 - BÀI 20: LỚP VỎ ĐỊA LÍ

QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ



I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Hiểu khái niệm lớp vỏ địa lí

- Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí

2. Kĩ năng

Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lí và quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

3. Thái độ

- Có ý thức và hành động bảo vệ tự nhiên.

- Rèn luyện tính cận trọng trong học tập, nghiên cứu, trong các hoạt động lao động, sản xuất tác động vào tự nhiên.

4. Định hướng các năng lực hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực tự duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng lược đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên


- Sơ đồ lớp vỏ địa lí.

- Máy chiếu và các phương tiện khác.

2. Đối với học sinh

Sách giáo khoa, vở ghi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ


























- Em hãy cho biết hình ảnh này nói đến hiện tượng tự nhiên nào?

- Tại sao hiện tượng tự nhiên này lại xảy ra?

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

Bước 1: GV cho HS xem một đoạn băng về môi trường. Sau đó, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

- Đoạn videoclip trên nói đến vấn đề nào?

- Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Bước 2: HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bước 3: HS trả lời, GV chuẩn hoá kiến thức.



Hoạt động 2: Tìm hiểu về lớp vỏ địa lí

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm l ớp vỏ địa lí, độ dài của lớp vỏ địa lí.

- Sự khác nhau giữa lớp vỏ địa lí và lớp vỏ lục địa.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về lớp vỏ địa lí.

2. Phương pháp

- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng sơ đồ.

- Thảo luận nhóm nhỏ.

3. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
Quan sát hình 20.1 và phần bài viết trong SGK để:
- Nêu khái niệm và đặc điểm của lớp vỏ địa lí.
- Nhận xét về bề dày của lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất (ở lục địa và đại dương)
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết qủa thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi 1 nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.
GV phát vấn, gợi mở đối với HS:
Theo em, lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa lí khác nhau ở những điểm chủ yếu nào?
I. Lớp vỏ địa lí
+ Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các quyển.
+ Dày khoảng 30 – 35 km
+ Những hiện tượng và quá trình xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối.


Hoạt động 3: Tìm hiểu về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

- Hiểu và trình bày được nguyên nhân của quy luật này.

- Lấy được ví dụ minh hoạ về quy luật này.

2. Phương pháp

- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Nội dung 1: Khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
Đọc SGK nêu khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí và nguyên nhân tạo nên quy luật.
Sau đó GV chia lớp làm 2 nhóm và giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1: nghiên cứu kĩ các biểu hiện của quy luật thông qua các ví dụ trong SGK. Lấy thêm 1 ví dụ khác.
- Nhóm 2: nghiên cứu kĩ các ví dụ về ý nghĩa thực tiễn của quy luật thông qua các ví dụ trong SGK. Lấy thêm ví dụ khác.
b) HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo GV.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
d) GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.

Nội dung 2: Ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
Dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Lấy 2 ví dụ minh hoạ về tác động tích cực và tiêu cực của con người ảnh hưởng đến tự nhiên.
- Theo em, cần làm gì để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của con người đến môi trường?
b) HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi hoặc nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên lớp, GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp, gọi 1 vài HS đại diện cả lớp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. Chú ý đánh giá quá trình để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. GV đưa thêm một số tranh ảnh tương ứng với ví dụ trong SGK để HS phân tích và nêu câu hỏi trong SGK.
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
1. Khái niệm

- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
2. Biểu hiện của quy luật
- Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau
- Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
3. Ý nghĩa thực tiễn
- Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
- Những hoạt động KT của con người (ngăn sông, đắp đập, đốt nương, làm rẫy …) đã can thiệp nhất định làm ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Cần có ý thức và hành động hợp lí bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của nó.


Hoạt động 4: Luyện tập

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học, góp phần hình thành kiến thức mới.

2. Phương pháp

Hoạt động cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động

Bước 1: GV chia HS thành 5 nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS: Dựa vào kiến thức đã học thành lập sơ đồ tư duy bài Lớp vỏ địa lí Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Bước 2: HS làm việc theo nhóm.

Bước 3: GV gọi đại diện một vài nhóm HS treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng.



Hoạt động 5: Vận dụng

1. Mục tiêu

Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

2. Nội dung

GV hướng dẫn HS đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng. GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:

- Lấy 10 ví dụ thực tế để minh hoạ biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

- Theo em, việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện ở thượng nguồn của sông có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và cuộc sống của người dân?

3. Đánh giá

GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 23 docx.docx
    302.7 KB · Lượt xem: 2

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top