Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
CHƯƠNG VI. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

Tiết 29 - Bài 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Trình bày được khái niệm nguồn lực; hiểu được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.

2. Kĩ năng

- Phân tích các sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu nền kinh tế.

- Biết cách tính cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

3. Thái độ

Nhận thức được các nguồn lực để phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của Việt Nam và địa phương, để từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ nền kinh tế của đất nước sau này.

4. Định hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng sơ đồ, số liệu thống kê.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên


- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.

- Sơ đồ nguồn lực và sơ đồ cơ cấu ngành kinh tế (phóng to).

- Cập nhật số liệu thống kê đối với các bảng 26, trang 101.

- Biểu đồ cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo số liệu SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp ..........................................................................................................

....................................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ


? Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó.

? Đô thị hóa là gì? Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Theo em có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia? Nhân tố nào là quan trọng nhất?

b) HS thực hiện và ghi ra nháp, chuẩn bị trả lời câu hỏi trước lớp.

c) GV gọi 01 HS trả lời, các HS khác trao đổi và bổ sung.

d) GV sử dụng nội dung HS trả lời dẫn dắt vào nội dung bài học.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn lực phát triển kinh tế

1. Mục tiêu

-
Trình bày được khái niệm nguồn lực.

- Hiểu được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về nguồn lực phát triển kinh tế.

2. Phương thức

- Phương pháp đàm thoại gợi mở, sử dụng sơ đồ.

- Hình thức cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
- Đọc mục 1 và dựa vào sơ đồ, hãy nêu khái niệm nguồn lực và các loại nguồn lực.
- Nêu vai trò của từng loại nguồn kực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cho ví dụ chứng minh.
HS thực hiện cá nhân
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, chuẩn bị trả lời các câu hỏi.
c) GV tổ chức cho HS trả lời thảo luận chung cả lớp. Gọi HS trả lời, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.

I. Các nguồn lực phát triển kinh tế
1. Khái niệm
:
Nguồn lực là tổng thể các nguồn vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường ……ở cả trong avf ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
2. Các loại nguồn lực
* Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành ba loại:
- Vị trí địa lí
- Nguồn lực tự nhiên
- Nguồn lực kinh tế - xã hội.
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
- Nội lực.
- Ngoại lực
3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
- Vị trí địa lý tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, giữa các quốc gia.
- Nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên) là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội tạo cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế.


Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ cấu nền kinh tế

1. Mục tiêu

- Hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ cơ cấu nền kinh tế, bảng số liệu về cơ cấu GDP phân theo ngành.

2. Phương thức

- Phương pháp đàm thoại gợi mở, sử dụng sơ đồ, bảng số liệu thống kê.

- Thảo luận nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Nội dung 1: Khái niệm cơ cấu nền kinh tế
a) GV giao nhiệm vụ cho HS

Nêu khái niệm cơ cấu nền kinh tế.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, chuẩn bị trả lời các câu hỏi.
c) GV tổ chức cho HS trả lời. Gọi HS trả lời, các HS khác lắng nghe và bổ sung thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.
Nội dung 2: Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
-
Dựa vào sơ đồ cơ cấu nền kinh tế và nêu các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu với các gói nhiệm vụ khác nhau
+ Gói 1: Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu GDP theo ngành thời kì 1990 – 2004, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của thế giới, các nước phát triển, các nước đang phát triển và của Việt Nam.
+ Gói 2: Dựa vào nội dung 2.b SGK, trình bày về cơ cấu thành phần kinh tế.
+ Gói 3: Dựa vào nội dung 2.c SGK, trình bày về cơ cấu lãnh thổ.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi hoặc nhóm và chuẩn bị báo cáo, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp.. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và thảo luận, bổ sung thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.
II. Cơ cấu nền kinh tế
1
. Khái niệm: là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.








2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

- Cơ cấu ngành kinh tế.
- Cơ cấu thành phần kinh tế.
- Cơ cấu lãnh thổ
a. Cơ cấu ngành:
- Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
- Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Cơ cấu ngành được phân thành ba nhóm:
+ Nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Công nghiệp – xây dựng
+ Dịch vụ
b. Cơ cấu thành phần kinh tế:
- Được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.
Bao gồm:
+ Khu vực kinh tế trong nước
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
c. Cơ cấu lãnh thổ: Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do việc phân bố của các ngành theo không gian địa lí.
- Cơ cấu lãnh thổ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành kinh tế. Có các cơ cấu lãnh thổ khác nhau ứng với mỗi cấp phân công lao động lãnh thổ: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.
Hoạt động 4. Luyện tập

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành

2. Phương thức: Hoạt động cá nhân

3. Tổ chức hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Vẽ sơ đồ các nguồn lực phát triển kinh tế, sơ đồ cơ cấu nền kinh tế.

- Dựa vào bảng số liệu Cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước năm 2004, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu và nhận xét.

b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.

c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hành

Hoạt động 5. Vận dụng

1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về các nguồn lực phát triển kinh tế hoặc cơ cấu nền kinh tế ở nước ta.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.

Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng; GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các nguồn lực phát triển kinh tế ở địa phương.

- Tìm hiểu cơ cấu nền kinh tế của địa phương.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 29 docx.docx
    25.4 KB · Lượt xem: 4

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top