Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 5: Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quay quanh Mặt trời của trái đất

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Bài 5 và Bài 6 : HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC VÀ CHUYỂN ĐỘNG QUAY QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Giải thích được các hiện tượng do Trái Đất tự quay: giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.

- Giải thích được hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

2. Kĩ năng

- Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt đất.

- Xác định đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm.

3. Thái độ : Có ý thức tìm hiểu tự nhiên. Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành và phát triển của các thiên thể.

4. Định hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh; sử dụng quả địa cầu.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên


- Quả địa cầu.

- Video về Trái Đất.

- Máy chiếu và các phương tiện khác.

2. Đối với học sinh

Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp
……….. ……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………


2. Kiểm tra bài cũ

? Vũ trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì?

? Nêu những hiểu biết của em về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời như thế nào?

b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.

c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.

d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học

Hoạt động 2. Tìm hiểu Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Mục tiêu

- Phân biệt được khái niệm giờ địa phương, giờ khu vực, đường chuyển ngày quốc tế.

- Trình bày được đặc điểm.

- Kĩ năng: phân tích hình ảnh, vi deo về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng tranh ảnh, vi deo.

- Thảo luận nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV có thể tách ra thành 2 HĐ nhỏ: 2.1. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế;
GV giao nhiệm vụ cho HS

Đọc nội dung SGK trang 20, phân tích hình ảnh 5.3 trả lời các câu hỏi sau:
- Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.
- Giờ trên trái đất được phân chia như thế nào?
- Vì sao ranh giới các múi giờ không thẳng theo các kinh tuyến?
- Vì sao phải lấy 1 kinh tuyến làm đường chuyển ngày quốc tế.

Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 5 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Vì sao giờ ở bán cầu Đông luôn sớm hơn giờ ở bán cầu Tây?
Nội dung 2.2. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
GV giao nhiệm vụ cho HS

Đọc nội dung SGK trang 21, phân tích hình ảnh 5.4 trả lời các câu hỏi sau:
- Nhận xét hướng chuyển động của các vật thể ở hai bán cầu.
- Giải thích tại sao có sự lệch hướng đó?

Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 2 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): Giờ của kinh tuyến đi qua địa phương đó.
- Giờ múi (giờ khu vực): Giờ thống nhất cho 1 khu vực rộng 150. TĐ chia 24 múi giờ (0-23)
- Giờ quốc tế (giờ GMT) là giờ ở múi số 0
- Đường chuyển ngày quốc tế là kinh tuyến 180 giữa múi 12
Đi từ T sang Đ lùi 1 ngày
Đi từ Đ sang T cộng 1 ngày.















3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

- Vật thể bị lệch hướng do vận tốc tự quay của TĐ ở các vĩ độ là khác nhau và theo hướng T – Đ
- Quy tắc: BBC lệch phải, NBC lệch trái (so với hướng chuyển động ban đầu)
- Tác động đến dòng biển, dòng sông, gió, đường đạn….
Hoạt động 3: Tìm hiểu HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT- Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên nhân và đặc điểm chuyển động biểu kiến của Mặt Trời hằng năm giữa hai đường chí tuyến.

- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích vi deo, hình ảnh.

2. Phương thức

- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phân tích hình ảnh.

- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV cho HS quan sát vi deo và hình 6.1 trả lời các câu hỏi sau
Thế nào là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?.
Khu vực nào có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần? khu vực nào chỉ có 1 lần?
Tại sao hiện tượng này chỉ xảy ra ở khu vực nội chí tuyến?

HS thực hiện cá nhân.
b) HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo GV. Cùng thời gian, GV gọi 02 HS lên bảng ghi kết quả thực hiện trên bảng, các HS khác làm vào vở ghi bài.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cánh các HS nhận xét và bổ sung kết quả của 02 HS ghi trên bảng.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, khắc sâu nguyên nhân.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Điều gì sẽ xảy ra nếu trục Trái Đất vuông góc với quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời?
I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
- Hiện tượng Mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12h trưa (tia sáng MT chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Khu vực NCT từ 23˚27́N- 23˚27́B có 2 lần MT lên thiên đỉnh.
- Tại chí tuyến Bắc & Nam có 1 lần MT lên thiên đỉnh.
- K.V ngoại chí tuyến ko có hiện tượng MT lên thiên đỉnh.
- Nguyên nhân: Do trục TĐ nghiêng và không đổi khi c/đ quanh Mặt trời.


Hoạt động 4. Luyện tập

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học.

2. Phương thức: Hoạt động cá nhân

3. Tổ chức hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Vẽ sơ đồ về hệ quả do Trái Đất tự quay quanh trục.

- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Nếu hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.

c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.

Hoạt động 5. Vận dụng

1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.

Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu vì sao khi đến các khách sạn lớn, họ đặt rất nhiều đồng hồ trong phòng lễ tân và kim chỉ của mỗi đồng hồ là khác nhau?

- Tìm cách xác định phương hướng ngoài thực địa dựa vào vị trí của Mặt Trời.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Địa lí lớp 10, bài 5 và bài 6.docx
    27.2 KB · Lượt xem: 1
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top