Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 10: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất(tiết 2)

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tiết 10

TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT(tiết 2)
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Biết được các khái niệm: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt Trái Đất.

- Biết được mối quan hệ giữa 3 quá trình: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

2. Kĩ năng

- Nhận xét tác động của ngoại lực qua tranh ảnh

3. Thái độ

- Có cái nhìn khoa học về các hệ quả của tác động ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

4. Định hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử bản đồ, lược đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên


- Tranh ảnh về các dạng địa hình do tác động của nước, gió, sóng biển, băng hà tạo thành...

2. Đối với học sinh

- Xem trước bài học

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ


- Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sing ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời? (Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoại, trên bề mặt Trái Đất mà chủ yếu có nguồn gốc từ năng lượng bức xạ Mặt Trời; Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là năng lượng bức xạ mặt trời, vì dưới tác dụng nhiệt của MT, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và nguồn năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết...) đều có nguồn gốc từ bức xạ MT)

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu một hình thức tác động của ngoại lực khác − quá trình bóc mòn. Sự vận chuyển và bồi tụ các vật liệu trên bề mặt đất diễn ra thế nào và tạo nên kết quả ra sao cũng là những nội dung quan trọng mà chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay..

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình bóc mòn

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các khái niệm, đặc điểm của quá trình bóc mòn.

2. Phương thức:

Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Yêu cầu HS đọc mục 2 trang 35 SGK cho biết quá trình bóc mòn là gì? Có những hình thức nào?
- Chia lớp thành 3 nhóm làm việc theo bàn với nhiệm vụ:
Nhóm 1: Trình bày quá trình xâm thực?
Nhóm 2: Trình bày quá trình thổi mòn?
Nhóm 3: Trình bày quá trình mài mòn?
Yêu cầu trình bày được đăc điểm chính và kết quả tạo thành địa hình của mỗi quá trình?
b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh thực hiện cá nhân sau đó trao đổi theo nhóm và chuẩn bị báo cáo kết quả.
- Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng học sinh
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp:
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả, các nhám khác nhận xét bổ sung.
d. Giáo viên chuẩn kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
2. Quá trình bóc mòn
- Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau
a. Xâm thực
- Làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá do nước chảy
+ Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh
+ Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối
- Kq: Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lỡ
b. Thổi mòn
- Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.
- Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như: nấm đá, cột đá..
c. Mài mòn
- Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.
- Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển tạo dạng địa hình: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.
- Do băng hà tạo thành dạng địa hình: Các phio, nền đá bị mài mòn, đá trán cừu...


Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình vận chuyển và quá trình bồi tụ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các khái niệm, đặc điểm của quá trình bóc mòn.

2. Phương thức:

- Phương pháp: đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề

3. Tổ chức hoạt động:



Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
- GV: Yêu cầu HS đọc mục SGK cho biết khái niệm vận chuyển? Quan hệ của quá trình này với quá trình bóc mòn?
- GV: Em hãy cho biết khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào các yếu tố nào? Và có mấy hình thức vận chuyển?
- GV: Dựa vào nội dung sách giáo khoa trang 37, hãy cho biết:
+ Quá trình bội tụ là gì?
+ Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào nhân tố nào?
+ Có các hình thức bồi tụ nào?
b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng học sinh
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp:
- Gọi 2 HS báo cáo kết quả, các học sinh khác nhận xét bổ sung.
d. Giáo viên chuẩn kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
Trả lời câu hỏi trang 37:
+ Do nước chảy: Bãi bồi, tam giác châu thổ, ĐB phù sa sông
+ Do gió: Các cồn cát, đụn cát
+ Do sóng biển: Các bãi biển


- GV: Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa 3 quá trình: phong hóa, vận chuyển, bồi tụ? Nhận xét về quá trình nội lực và quá trình ngoại lực?
3. Quá trình vận chuyển
- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.



- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào:
+ Động năng của quá trình.
+ Kích thước và trọng lượng của vật liệu.
+ Đặc điểm tự nhiên của mặt đệm
- Có hai hình thức vận chuyển:
+ Cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực
+ lăn trên mặt đất dốc nhờ trọng lực của vật liệu và động năng của ngoại lực
4. Quá trình bồi tụ
- Quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy (trầm tích)
- Phụ thuộc vào động năng của các nhân tố nội lực
- Có hai hình thức bồi tụ:
+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi.
+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.


→ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Hoạt động 4: Luyện tập

1. Mục tiêu

- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành

2. Phương thức: hoạt động cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động

a. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:

- Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các quá trình tác động của ngoại lực.

b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp.

c. Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh.

Hoạt động 5: Vận dụng

1. Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng, liên hệ kiến tức đã học vào thực tiễn.

2. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh tự đặt vấn đề liên hệ hoặc vận dụng.

- Tìm hiểu tác động của quá trình vận chuyển, bồi tụ đến địa hình nước ta.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên học sinh làm bài và nhận xét sản phẩm của học sinh.
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
600

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top