Tiết 12
KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết khái niệm về khí quyển.
- Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
- Biết khái niệm frông và các frông; hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu.
- Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ khí hậu thế giới để nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt.
- Sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời để thay thế nguồn năng lượng truyền thống.
3. Thái độ :
- Nhận biết được sự cần thiết phải chống ô nhiễm không khí do khí thải để bảo vệ lớp ôdôn của tầng bình lưu.
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh, hình vẽ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, máy chiếu….
2. Đối với học sinh
- Tập bản đồ địa lí tự nhiên đại cương
- Sách giáo khoa, tư liệu…..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.............................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: chấm bài thực hành
3. Các hoạt động học tập:
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a/ GV yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí, frông. - - Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng thống kê, hình ảnh trong SGK hãy nhận xét và giải thích:
+ Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ địa lí.
+ Sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ địa lí.
- Quan sát hình 11.3, hãy phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi của sườn núi với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.
b/ HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c/ GV gọi 01 học sinh báo cáo, các học sinh khác trao đổi và bổ sung.
d/ GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các khối khí và frông
1. Mục tiêu
- Biết khái niệm về khí quyển.
- Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
- Biết khái niệm frông và các frông; hiểu và trình bày được sự di chuyển củ các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
GV có thể tách ra thành 3 hoạt động nhỏ: Tìm hiểu khái quát về khí quyển. Tính chất của các khối khí. Khái niệm frông và các frông a/ GV giao nhiệm vụ cho HS - Đọc sgk và bằng hiểu biết trả lời các câu hỏi: Khí quyển là gì? Vai trò của khí quyển? Thành phần không khí?. Với vai trò quan trọng của khí quyển, chúng ta cần làm gì để duy trì và bảo vệ nó? - GV chiếu hình ảnh trên bảng vầ yêu cầu HS suy nghĩ trên cơ sở hiểu biết và đọc sgk để trả lời câu hỏi: + Các chữ cái xuất hiện trên bản đồ E, T, P, A hay Tm, Tc hay FA,FT là gì? + Có bao nhiêu khối khí ở mỗi bán cầu, tính chất và đặc điểm của mỗi khối khí ra sao?. - Frông là gì?. Nêu tên, đặc điểm của các Frông. So sánh và làm rõ sự khác biệt giữa các Frông. Vì sao ở Xích Đạo không có Frông mà chỉ có dãi hội tụ?. b/ HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. - Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c/ GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. d/ GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. | I. KHÍ QUYỂN 1. Khái quát * Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời. * Vai trò, chức năng: - Bảo vệ sự sống cho Trái Đất . - Cung cấp lượng khí cần thiết cho hoạt động của mọi sinh vật. - Là nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển. 2. Các khối khí - Khối khí Bắc cực, Nam cực rất lạnh (A). - Khối khí ôn đới lạnh (P). - Khối khí chí tuyến, rất nóng (T). - Khối khí Xích Đạo, nống ẩm (E). Trong đó khối khí P và T còn phân ra PC , PM , TC , và TM. 3. Frông * Khái niệm: Là bề mặt nghiêng ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về hướng, tính chất vật lí (KH: F). * Phân loại: Frông địa cực (FA), Frông ôn đới (FP), riêng khu vực Xích Đạo không có Frông nhưng có dãi hội tụ CIT. * Dải hội tụ nhiệt đới: là 2 khối khí có tính chất vật lí giống nhau, chỉ có hướng gió khác nhau. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất
1. Mục tiêu
- Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.
- Sử dụng bản đồ khí hậu thế giới để nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
Nội dung 1. Bức xạ và nhiệt độ không khí. a/ GV giao nhiệm vụ cho HS - GV chiếu hình 11.2 trên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ trên cơ sở hiểu biết và đọc sgk để trả lời câu hỏi: + Trình bày sự phân phối bức xạ Mặt trời tới Trái đất? + Nhiệt lượng cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu do đâu mà có? HS thực hiện cá nhân. b/ HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo GV c/ GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. d/ GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. Nội dung 2. Phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất a/ GV giao nhiệm vụ cho HS - GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ yêu cầu HS suy nghĩ trên cơ sở hiểu biết và đọc sgk thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: + Nhóm 1,2: Dựa vào bảng 11 nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ xích đạo về cực? Giải thích? + Nhóm 3,4: Dựa vào hình 11.3 nhận xét nhiệt độ trung bình năm lớn nhất, nhỏ nhất và biên độ nhiệt năm thay đổi từ đại dương vào lục địa? Giải thích? + Nhóm 5,6: Dựa vào hình 11.4 nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ theo độ cao và hướng sườn, độ dốc? Giải thích? b/ HS thảo luận theo nhóm. Báo cáo kết quả đã thảo luận. c/ HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý. d/ GV chuẩn kiến thức | II. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ CỦA KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT. 1. Bức xạ và nhiệt độ không khí - Là nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho Trái Đất. - Nhiệt cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt đất, được bức xạ Mặt Trời đốt nóng. - Nhiệt lượng mặt đất hấp thụ được tỷ lệ thuận với góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với Trái Đất. 2. Phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất a. Theo vĩ độ: Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ càng thấp, biên độ nhiệt càng lớn. b. Theo lục địa và đại dương: - Nhiệt độ trung bình năm cao và thấp nhất đều ở lục địa. - Biên độ nhiệt ở lục địa luôn cao hơn biên độ nhiệt ở đại dương. - Nhiệt độ còn thay đổi từ bờ Đông sang bờ Tây. c. Theo địa hình: càng lên cao, nhiệt độ càng thấp, nhiệt độ thay đổi theo góc chiếu và hướng nắng |
Hoạt động 4. Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
a/ GV giao nhiệm vụ cho HS
* Bài tập: Cho biết: Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6oC
Tìm nhiệt độ ở độ cao 2000m.
Biết nhiệt độ ở 1200m là 20oC ?
(Điều kiện tiêu chuẩn)
b/ HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp
c/ GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS.
Giải: Độ cao chênh lệch giữa 2 đỉnh là: 2000 – 1200 = 800 (m)
Nhiệt độ giảm đi: (800 x 0,6)/100 = 4,8 (oC)
Như vậy nhiệt độ ở 2000m là: 20 – 4,8 = 15,2 (oC)
Hoạt động 5. Vận dụng
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS