Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 14: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
TIẾT 14 - BÀI 13: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA


I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

- Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ, theo lục địa và đại dương.

2. Kĩ năng

- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, đại dương… với lượng mưa.

- Phân tích biểu đồ (đồ thị) phân bố lượng mưa theo vĩ độ.

- Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ (hình 13.2) do ảnh hưởng của đại dương.

3. Thái độ

Có nhận thức đúng đắn hơn về các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

4.
Định hướng năng lực được hình thành:

-
Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên


- Hình 13.1- Phân bố lượng mưa theo vĩ độ.

- Hình 13.2- Phân bố lượng mưa trên thế giới.

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

2. Đối với học sinh

Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ


? Hãy nêu nguyên nhân làm thay đổi khí áp

? Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch.

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

a) GV yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: Các em đã học về độ ẩm không khí và mưa ở lớp 6. Ai còn nhớ được độ ẩm không khí là gì? Mây và mưa được hình thành như thế nào? Mưa trên Trái Đất phân bố ra sao?

b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị báo cáo trước lớp.

c) GV gọi một HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.

d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết những thắc mắc này.

Hoạt động 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1. Mục tiêu

- Kể tên được các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa.

- Phân tích tác động của từng nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa.

- Kĩ năng: Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: Nhiệt độ, khí áp, đại dương… với lượng mưa.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề.

- Thảo luận nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
GV chia lớp ra làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu nhân tố khí áp và frông với nội dung:
* Khu vực áp thấp và áp cao nơi nào hút gió, nơi nào phát gió và ở đó không khí chuyển động ra sao?
* Khi hai khối khí nóng, lạnh gặp nhau dẫn đến hiện tượng gì? Tại sao?

- Nhóm 3, 4: tìm hiểu nhân tố gió với nội dung:
* Trong các loại gió thường xuyên, loại gió nào gây mưa nhiều, loại gió nào gây mưa ít?
* Miền có gió mùa gây mưa nhiều hay ít? Vì sao?
* Trả lời câu hỏi mục 3 SGK.

- Nhóm 5, 6: tìm hiểu nhân tố dòng biển và địa hình với nội dung:
* Vì sao nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít?
* Giải thích ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa.

HS thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, liên hệ kiến thức đã học.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm. Các nhóm tiến hành thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa.
I. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

Khí áp

+ Khu vực áp thấp: Thường mưa nhiều.
+ Khu vựa áp cao: Ít mưa hoặc không mưa.
Frông
+ Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.
Gió
+ Gió Tây ôn đới: Mưa nhiều.
+ Miền có gió mùa: Mưa nhiều.
+ Miền có gió Mậu dịch: Mưa ít.
Dòng biển
+ Ven bờ các đại dương, những nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều;
+ Nơi có dòng biển lạnh đi qua thường khó mưa.
Địa hình
+ Không khí lạnh chuyển động gặp địa hình cao như ngọn núi, đồi… mưa nhiều.
+ Sườn đón gió: Mưa nhiều,
+ Sườn khuất gió: Mưa ít.













Hoạt động 3: Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Mục tiêu

- Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ, theo lục địa và đại dương.

- Kĩ năng:

+ Phân tích biểu đồ (đồ thị) phân bố lượng mưa theo vĩ độ.

+ Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ (hình 13.2) do ảnh hưởng của đại dương.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề.

- Thảo luận nhóm đôi.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
GV yêu cầu HS dựa vào hình 13.1, 13,2 và kiến thức đã học để thảo luận cặp đôi.
- Nhận xét và giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
- Trả lời câu hỏi mục 2 trang 52 SGK.
HS thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, liên hệ kiến thức đã học.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm. Các nhóm tiến hành thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Nhận xét tình hình phân bố mưa trên Trái Đất.
- Giải thích tình hình phân bố mưa trên Trái Đất.
II. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
1. Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ

+ Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ (từ xích đạo về cực).
+ Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất.
+ Hai khu vực chí tuyến mưa tương đối ít.
+ Hai khu vực ôn đới mưa nhiều.
+ Mưa càng ít khi về hai cực.
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương
+ Ở mỗi đới từ Tây sang Đông có sự phân bố mưa không đều.
+ Do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương, địa hình…
+ Ví dụ: Khu vực Đông Âu và Tây Á, Tây và Đông của Bắc Mĩ… lượng mưa rất khác nhau.
Hoạt động 4. Luyện tập

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.

2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động:

a) Giao nhiệm vụ cho HS:

HS vẽ sơ đồ tư duy về nội dung kiến thức bài học.

b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn học sinh học ở nhà.

c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.

Hoạt động 5. Vận dụng.​

1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về phân bố lượng mưa ở Việt Nam.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu chế độ mưa ở địa phương.

- Tìm hiểu chế độ mưa ở Việt Nam.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét bài của HS.
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
490

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top